Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40 đến 46

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40 đến 46

 Tiết 40, 41. Đọc văn: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

 (trích)

 - Nguyễn Tuân-

A. Mục tiêu bài học

- Cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của sông Đà, vừa hung bạo vừa trữ tình, cùng hình ảnh giản dị mà kì vĩ của người lái đò trên dòng sông ấy.

 Từ đó thấy được tình yêu của NT trước vẻ đẹp thiên nhiên, con người Tây Bắc.

- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi- thể tuỳ bút.

- Yêu mến con người, thiên nhiên đất nước.

B. Chuận bị

 1. GV: Thiết kế bài học, SGK, máy chiếu

2. HS: SGK, bài soạn

 C. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số.

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1612Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40 đến 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 
Ngày giảng
 Tiết 40, 41. Đọc văn: Người lái đò sông Đà
 (trích)
 - Nguyễn Tuân-
Mục tiêu bài học
Cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của sông Đà, vừa hung bạo vừa trữ tình, cùng hình ảnh giản dị mà kì vĩ của người lái đò trên dòng sông ấy.
 Từ đó thấy được tình yêu của NT trước vẻ đẹp thiên nhiên, con người Tây Bắc.
Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi- thể tuỳ bút.
Yêu mến con người, thiên nhiên đất nước.
Chuận bị
 1. GV: Thiết kế bài học, SGK, máy chiếu
2. HS: SGK, bài soạn
 C. Tiến trình dạy học
 1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ	
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn
Trình bày những hiểu biết của em về tập tuỳ bút Sông Đà?
HS đọc SGK, trả lời.
GV giới thiệu về tập tuỳ bút.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
GV, HS đọc văn bản
Nêu ý nghĩa của lời đề từ?
(Ca ngợi con người trên sông nước, vẻ độc đáo của s.Đà)
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm:
+ Chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhiệm vụ:
Nhóm 1, 2: Tìm những chi tiết miêu tả sự hung bạo của sông Đà?
Nhóm 3, 4: Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả con sông đà hung bạo?
Đại diện nhóm trình bày.
GV định hướng.
- Khái quát lại hình ảnh con sông Đà hung bạo qua cach miêu tả của Nguyễn Tuân?
Tiểu dẫn
Người lái đò sông Đà là bài tuỳ bút được in trong tập Sông Đà (1960)
Tập tuỳ bút Sông Đà:
- Là kết quả của chuyến đi thực tế ở Tây Bắc Nguyễn Tuân muốn đi tìm chất vàng của thiên nhiên và thứ vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn những con người lao động, chiến đấu ở miền Tây Bắc tổ quốc.
- Tiêu biểu cho phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân.
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc
Bố cục
Đoạn 1: Con sông Đà hung bạo
Đoạn 2: Cuộc chiến của người lái đò
Đoạn 3: Con sông Đà trữ tình
 3. Tìm hiểu văn bản
a. Hình tượng sông Đà
* Tính cách hung bạo
- Vách đá bờ sông dựng vách thành
Vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu
Con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia
Ngồi trong khoang thuyền như đứng ở hè một cái ngõ mà...
- ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng: nước xô đá, đá xô sóng, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè... như đòi nợ xuýt.
- Quãng Tà Mường Vát:
+ Những cái hút nước: cái giếng bê tông, tiếng nước ặc ặc như rót đầu sôi vào
+ Thuyền qua miệng hút nước: như ô tô sang số nhấn ga...
Cách sử dụng từ ngữ hình ảnh táo bạo, chính xác đồng thời có sự vận dụng tri thức điện ảnh giúp người đọc hình dung rõ ràng về những cái hút nước ghê rợn.
Những thác nước dưới:
Khi ở xa đã nghe tiếng thác réo “nghe như oán trách gì, như van xin, như khiêu khích giọng gằn mà chế nhạo.
+ Tiếng thác như tiếng của hàng ngàn con trâu mộng...
-> Hình ảnh so sánh độc đáo, táo bạo, con sông đà như một loài thuỷ quái khổng lồ, khôn ngoan, mưu trí, nham hiểm và hung bạo, thực sự trở thành một mối thù ghê ghớm của con người, đồng thời con sông như một sinh thể có linh hồn, có hình dáng, nội tâm.
Củng cố: Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân
Dặn dò: Soạn tiếp bài
Ngày soạn
Ngày giảng
 Tiết 41: Người lái đò sông Đà 
 (tiếp theo)
 1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ	
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất trữ tình của dòng sông Đà.
Sông Đà được tác giả miêu tả như thế nào?
(Cách viết của tác giả có sự thay đổi như thế nào khi chuyển sang biểu hiện con sông Đà như một dòng chảy trữ tình?)
HS phát hiện chi tiết.
GV định hướng:
Mỗi chúng ta khi đọc đến văn bản này càng thêm tự hào về sự độc đáo tuyệt vời cuẩ thiên nhiên. Cần có ý thức trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên con người trên đất nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình tượng người lái đò
- Hãy phân tích hình ảnh người lái đò trong cuộc đọ sức với thiên nhiên?
- HS thảo luận, tìm các luận điểm, luận cứ
- GV mô hình hoá đường đi của con thuyền.
- Lưu ý: Chủ nghĩa anh hùng xuất hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, ở con người lao động bình thường.
Hoạt động 3: Kết luận
Đánh giá chung về đoạn trích?
HS đọc ghi nhớ.
a.Tính chất trữ tình của sông đà
- Con sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình...
- Màu sắc sông Đà:
+ Mùa xuân: dòng xanh màu ngọc bích
+ Mùa thu: lừ lừ chín đỏ...
Cách miêu tả bằng tri thức của nghệ thuật hội hoạ có đường nét, màu sắc khiến sông Đà như một thiếu nữ kiều diễm.
- Con sông Đà gợi cảm: 
+ Nhìn sông Đà như một cố nhân
(lắm bệnh lắm chứng, lúc dịu dàng khi bẳn tính gắt gỏng)
Biện pháp nhân hoá, sông đà thật gợi cảm.
Gặp lại sông Đà vui như thấy chiêm bao...
+ Cảnh sông Đà: 
Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử
Hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa
Cảnh ven sông lặng tờ... cỏ ranh ra nõn búp...
+ Sông Đà mang sắc nắng của Đường thi
Mang ý thơ tình tứ của Tản Đà
+ Dòng sông lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi.
Dưới ngòi bút NT, con sông Đà hiện lên thật sinh động , như một nhân vật có tâm trạng, có tính cách.
b. Người lái đò sông Đà
 Sông Đà
Người lái đò
- Âm thanh: đe doạ
- Bày thạch trận trên sông
-> có mưu mô, tính toán.
* Vòng vây thứ nhất:
- Phối hợp với đá nước thác reo hò làm thanh viện cho đá.
- Đá: hòn thì hất hàm, hòn thì lùi lại thách thức.
- Sóng nước hò la vang đậy... như quân liều mạng, thúc vào bụng, vào hông thuyền
- Đánh miếng hiểm độc
* Vòng vây thứ hai:
- Tăng thêm cửa tử, cửa sinh phía hữu ngạn.
- Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh
* Vòng vây thứ ba: ít cửa hơn, cửa sinh ở giữa, cổng đá- cánh mở, cánh khép.
- Nhiều năm trong nghề, nắm chắc quy luật của dòng nước sông Đà.
- Có lòng dũng cảm, sự ngoan cường...
- Hai tay giữ mái chèo
- Bị đánh trúng chỗ hiểm
- Cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt cuống lái.
- Chỉ huy: tỉnh táo.
- Thuộc quy luật của đá.
- Cầm chắc lái phóng về phía cửa sinh.
(Đứa thì ông...)
- Lái thuyền vút qua cổng đá... như mũi tên
- Đêm đó chỉ nói chuyện về cá dầm xanh, anh vũ...
* Hình ảnh người lái đò hiện lên như một nghệ sĩ trên sông nước, với nghệ thuật vượt thác ghềnh. Đó chính là thứ vàng mười đã qua thử lưả của Tây Bắc.
III. Kết luận
 (Ghi nhớ: SGK)
4. Củng cố: Vẻ đẹp của thiên nhiên con người Tây Bắc qua sự cảm nhận độc đáo của Nguyễn Tuân.
5. Dặn dò: Ôn tập tiếng Việt
 -------------------------------------------------
Ngày soạn
 Ngày giảng
Tiết 42. Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
A. Mục tiêu bài học
1. Nhận thức: Phát hiện và sửa chữa được các lỗi lập luận
2. Kĩ năng: Tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ
3. Thái độ: Có ý thức luyện tập, sửa chữa lỗi về lập luận
B. Chuẩn bị
1. GV: Thiết kế bài học, SGK, SgV
2. HS: Làm bài tập
C. Tiến trình dạy học
 1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ	
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
Hoạt động 1: Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (7 nhóm):
Nhóm 1: ý a
Nhóm 2: ý b
Nhóm 3: ý c
Nhóm 4: ý d
Nhóm 5: ý e
Nhóm 6: ý g
Nhóm 7: ý h.
- Các nhóm phát hiện và phân tích lỗi lập luận của từng ý.
- Dùng máy hắt để chiếu kết quả của các nhóm.
- GV cùng HS nhận xét.
Hoạt động 2: Chữa lỗi lập luận
- GV tổ chức cho HS lên bảng trình bày bài tập.
Đợt 1: 4 HS lên làm từ ý a-> ý d;
đợt 2: từ ý e -> ý h.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
I. Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận
a. Luận cứ không đầy đủ: Chỉ tập trung vào ca dao tục ngữ (chưa khái quát)
Luận cứ chỉ đề cập đến một khía cạnh hẹp: hiểu biết, nhận thức về tự nhiên (thời tiết).
b. Luận điểm không rõ ràng
Luận cứ chưa chặt chẽ, thiếu lôgíc.
(Do không hiểu rõ vấn đề, không hiểu mối quan hệ giữa các chi tiết trong tác phẩm )
c. Luận điểm chưa rõ, chưa phù hợp với bản chất của đối tượng nghị luận
Luận cứ sơ lược, chưa đầy đủ.
d. Không nêu được luận điểm
Luận cứ lan man, xa rời vấn đề (Do không nắm rõ luận điểm, không tìm được luận cứ cần thiết)
e. Luận cứ thiếu logíc
Quan hệ giữa các luận cứ thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp.
Luận điểm chưa xác đáng.
g. Luận cứ rườm rà
(Do không biết cách tổ chức lập luận)
h. Luận điển chưa rõ ràng, không phù hợp với kết luận.
Luận cứ thiếu tính hệ thống, chưa toàn diện.
II. Chữa lỗi lập luận
a. Bổ sung luận cứ về giá trị nhận thức của vhDG
trong các thể loại khác
b. Nêu rõ luận điểm: “Người thanh niên trong truyện không chỉ say mê công việc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người”
c. Cần nêu lại luận điểm, bổ sung một số luận cứ tiêu biểu, ngắn gọn.
d. Thay các luận cứ “Nếu ai...về đâu” bằng các luận cứ phù hợp.
e. Nêu lại luận điểm, bổ sung luận cứ.
g. Bỏ các luận cứ (Câu 1, 2- đầu đoạn)
Nêu rõ luận điểm: Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã chọn cây xà nu- loài cây quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên làm biểu tượng nghệ thuật để khắc hoạ phẩm chất của người dân Xô- man.
h. Nêu lại luận điểm, bổ sung các luận cứ.
Có thể tạo một hệ thống lập luận với luận điểm chính và một hệ thống luận cứ phù hợp, đầy đủ và toàn diện.
4. Củng cố: Nhận biết các lỗi về lập luận để tránh khi làm văn.
5. Dặn dò: Ôn tập Tiếng Việt.
------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn
Ngày giảng
 Tiết 43. Tiếng Việt: ôn tập tiếng Việt
 A. Mục tiêu bài học
Giúp HS củng cố lại một số vấn đề về phong cách ngôn ngữ khoa học, về luật thơ 
Rèn kĩ năng diễn đạt khoa học
Có ý thức học tập , tìm hiểu về văn bản khoa học, về luật thơ Việt Nam.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. GV: Thiết kế bài học, SGK, STK
2. HS: Đọc tài liệu, SBT
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1
- GV dùng bảng phụ (hai đoạn văn bản)
a. Từ cạn trong hai đoạn văn bản trên là từ thông thường hay thuật ngữ khoa học?
b. Giải thích ý nghĩa từ cạn thuộc hai phong cách khác nhau?
- HS thảo luận, phát biểu
- GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: Nguồn gốc sâu xa của sự khác biệt văn hoá là do những khác biệt về môi trường sống quy định...Phương Tây thì lại là xứ sử của những thảo nguyên mênh mông với khí hậu khô hanh.
a. Anh (chị) xếp đoạn trích trên vào loại văn bản khoa học nào?
b. Đặc điểm của loại văn bản khoa học này là gì?
c. Tập viết một đoạn văn bản khoa học có đặc điểm tương tự về chủ đề mà anh, chị hiểu biết nhất?
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài tập 3
Bài tập 3: Phân tích luật thơ trong bài thơ Qua đèo Ngang (Bà huyện Thanh Quan)
1. Bài tập 1
a. Từ cạn trong hai đoạn văn bản trên là từ ngữ thông thường, không phải là thuật ngữ khoa học.
b. ý nghĩa của từ cạn trong hai phong cách káhc nhau:
Cạn trong đoạn 1: tình trạng hết nước dần (nghĩa đen)
Cạn trong đoạn 2: ngày đã hết dần (dùng theo pháp ẩn dụ tu từ, chỉ có nghĩa lâm thời)
* Lưu ý: Trong phong cách ngôn ngữ khoa học, người ta dùng cả từ thông thường và thuật ngữ khoa học; từ trong phong cách ngôn ngữ khoa học chỉ dùng nghĩa đen, không dùng nghĩa bóng (nghĩa ẩn dụ, hoán dụ...)
2. Bài tập 2: 
a. Đoạn trích nêu trên là văn bản khoa học giáo khoa (giáo trình giảng dạy)
b. đặc diểm:
- Bên cạnh việc trình bày một vấn đề khoa học còn có yêu cầu về sư phạm.
- Mang tính quy phạm, chuẩn mực
- Nội dung khoa học trình bày phù hợp với trình độ người học, theo từng bậc học và theo trật tự thời gian học...
3. Bài tập 3:
a. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
b. Cách hiệp vần: tà- hoa- nhà- gia- ta.
c. Ngắt nhịp và hài thanh:
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: có sự luân phiên bằng trắc.
4. Củng cố: Các khái niệm về vần, nhịp, hài thanh...
5. Dặn dò: Ôn tập các phép tu từ ngữ âm và cú pháp.
	-----------------------------------------------
Ngày soạn
Ngày giảng
 Tiết 44: ôn tập tiếng Việt
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS nắm vững kiến thức về ngữ âm tiếng Việt, kiến thức thực hành một số phép tu từ cú pháp.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. GV: Thiết kế bài học, SGK, SBT, STK
2. HS: SGK, SBT
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
Hoạt động 1: Ôn tập một số phép tu từ ngữ âm.
Bài tập 1: đọc các đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
a. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời; Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
b. Tài cao phận thấp chí khí uất 
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
- Nhận xét về cách dùng thanh và âm trong hai câu thơ?
- Cách sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm nhằm thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
Hoạt động 2: Ôn tập một số phép tu từ cú pháp.
Bài tập 2: Đế quốc Mĩ nhất đinh phải cút khỏi đất nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà.
Bài tập 3: Phân tích phép liệt kê trong câu: Này chồng, này mẹ, này cha
 Này là em ruột, này là em dâu.
 (Nguyễn Du)
1. Bài tập 1
a. Sử dụng toàn thanh bằng, phụ âm cuối là các âm vang (ng, n).
Tác dụng: Diễn tả tâm trạng lâng lâng bay bổng của tác giả.
b. Dùng nhiều thanh trắc ở câu 1, toàn thanh bằng ở câu 2, tạo sự đối lập giữa hai dòng thơ.
Tác dụng: Nỗi niềm phẫn uất của người có tài mà không được trọng dụng, không gặp thời.
2. Bài tập 2
- Trong đoạn văn trên, cấu trúc cú pháp được lặp lại là: CN- nhất định- vị ngữ.
- Tác dụng: Khẳng định ý chí quyết tâm, niềm tin không lay chuyển của Bác Hồ đối với sự nghiệp chống Mĩ của dân tộc Việt Nam.
3. Bài tập 3
- Trong câu thơ trên, những người trong gia đình Thuý Kiều được liệt kê gồm: chồng, mẹ, cha, em ruột, em dâu. Trong câu thơ trên còn dùng phép lặp cú pháp (này là...).
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự đầy đủ đoàn viên của gia đình Thuý Kiều sau 15 năm lưu lạc, li tán.
4. Củng cố: Các biện pháp tu từ ngữ âm và tác dụng
5. Dặn dò: Ôn tập làm văn
Ngày soạn
Ngày giảng
 Tiết 45: ôn tập làm văn
A. Mục tiêu bài học:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về cách phát biểu theo chủ đề, cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.
- Rèn kĩ năng phát biểu, vận dụng các phương thức biểu đạt- Tích cực rèn luyện, vận dụng sao cho thật hiệu quả.
B. Chuẩn bị
1. GV: Thiết kế bài học, SGK, STK
2. HS: Ôn tập, SGK
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
Hoạt động 1: Luyện tập phát biểu theo chủ đề.
Hưởng ứng cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chi đoàn 12 tổ chức hội thảo về chủ đề “Thanh niên, học sinh học tập và làm theo tấm gương tự học của Bác Hồ”. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến tham gia hội thảo.
Hoạt động 2: Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt
- GV cung cấp đoạn văn nghị luận “Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn”.
- Đoạn văn có sự vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt gì? Tác dụng?
- HS thảo luận, trả lời.
- Gv chuẩn kiến thức.
I. Phát biểu theo chủ đề
Chọn vấn đề: Tấm gương tự học ngoại ngữ của Bác Hồ.
- Cũng như Mác, ăng- ghen, Lê-nin, Bác Hồ tự học ngoại ngữ để tạo điều kiện cho việc hoạt động cách mạng của mình. Người đã trở thành một tấm gương sáng về việc tự học ngoại ngữ thành công trong điều kiện vô cùng gian khổ và thiếu thốn.
- Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế nào?
+ Xuất phát từ mục đích đúng đắn, cao đẹp.
+ Biết khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn để học tập, có ý chí, nghị lực và quyết tâm cao để tự học đạt kết quả.
+ Có phương pháp học tập đúng đắn, thiết thực, sáng tạo: học ở mọi nơi, mọi lúc, học với mọi người, vừa học vừa vận dụng trong giao tiếp, học đâu chắc đấy.
- Kết quả: bác sử dụng thành thạo sáu ngoại ngữ- tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng ý, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc.
- Tấm gương tự học ngoại ngữ của Bác thật đáng khâm phục, đáng noi theo.
II. Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt
Luận điểm
Luận cứ
Hiệu quả NT
ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài
- Giải thích bằng lí lẽ về việc học thành tài.
- Chứng minh bằng nhiều tấm gương học thành tài.
- Kể rõ, cụ thể một câu chuyện học thành tài của một danh học thời Phục hưng.
-> Tác động về mặt lí trí, khó cảm nhận.
-> Những tấm gương tiêu biểu và phổ biến đối với người đọc
-> Chỉ một câu chuyện nhưng kể cụ thể, rõ ràng, ai cũng hiểu, cũng cảm nhận được.
4. Củng cố: Cách phát biểu theo chủ đề, đưa yếu tố tự sự vào bài văn nghị luận bằng cách nào?
5. Dặn dò: ôn tập văn học.
 ------------------------------------------
Ngày soạn
Ngày giảng
 Tiết 46: ôn tập văn học
A. Mục tiêu bài học
1. Nhận thức: Nắm được một cách hệ thống và biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức cơ bản về VHVN và VHNN đã học.
2. Kĩ năng: Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.
3. Thái độ: Có ý thức ôn tập, vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra.
B. Chuẩn bị
1. GV: Thiết kế bài học, SGK, SGV.
2. HS: Bài soạn, SGK.
C. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
Hoạt động 1: Hệ thống nội dung ôn tập.
Hoạt động 2: Phương pháp ôn tập
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
- Chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4.
Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8
Nhóm 3: Câu 9, 10, 11
Nhóm 4: Câu 12, 13.
- Các nhóm thảo luận 10 phút.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
I. Nội dung ôn tập
 (SGK)	
II. Phương pháp ôn tập
1. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX
2. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX
3. Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
4. Mục đích của Tuyên ngôn độc lập
- Tuyên bố quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam với đồng bào cả nước và thế giới.
- Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp.
- Đập tan âm mưu xâm lược Việt nam của các thế lực thù địch và cơ hội trên thế giới.
5. Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị:
- Thơ Tố Hữu phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng.
- Cái tôi gắn bó hoà hợp với cái ta chung.
- Chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ tình cảm chính trị của bản thân.
Là nhà thơ của lẽ sống lớn, niềm vui lớn và tình cảm lớn.
- Phong cách nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc truyền thống.
6. Những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc:
- Tính dân tộc được biểu hiện : đề tài, hình tượng trung tâm, cảm hứng chủ đạo.
- Lời đối đáp, tâm tình ngọt ngào của ca dao, từ ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhân dân.
7. Luận điểm chính trong bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc:
8. Vẻ đẹp của hình tượng người lính:
Tây Tiến
Đồng chí
- Người lính được khắc hoạ bằng bút pháp lãng mạn: diện mạo, ý chí, tâm hồn...
- Hình tượng người lính vừa có vẻ đẹp, hào hoa lãng mạn, vừa đậm chất bi tráng. Sự hi sinh của người lình Tây Tiến...
- Bút pháp hiện thực: Hiện lên trong không gian quen thuộc, gần gũi, qua những chi tiết chân thực, cụ thể.
- Người lính xuất thân từ nông dân, gắn bó với nhau bằng tình đồng chí, tình giai cấp.
Nét chung: Họ đều là những người lính cụ Hồ, sẵn sàng vượt mọi khó khăn gian khổ, xả thân vì Tổ quốc...
Mang vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp, thể hiện cảm hứng ngợi ca của văn học.
4. Củng cố: Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 có nhiều thành tựu với nhiề tác giả tác phẩm tiêu tiểu.
5. Dặn dò: Hoàn thành đề cương ôn tập, nắm vững nội dung.
Đề kiểm tra học kì I
 Năm học 2009- 2010
 Môn : Ngữ văn (Bổ túc THPT)
 Thời gian: 90 phút, không kể chép đề.
 Đề bài:
Câu 1.(2 điểm): Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị?
Câu 2. (8 điểm): Anh (chị) hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để chứng minh rằng: Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
 ------------ Hết-------------
Đáp án và biểu điểm:
Câu 1.(2 điểm):
Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc:
- Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung;
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi;
- Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình.
Câu 2. (8 điểm):
- Bài thơ có hai hình tượng nhân vật trữ tình là sóng và em. Sóng ẩn dụ, chỉ tâm trạng của người phụ nữ đang yêu và khát khao được sống hết mình trong tình yêu (1,0 điểm)
- Dùng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả một quy luật muôn thuở của tình yêu: Tình yêu gắn liền với tuổi trẻ, tuổi trẻ luôn khao khát yêu đương (1,5 điểm).
- Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh bộc lộ niềm băn khoăn, trăn trở của trái tim đang yêu: Khát khao khám phá, lí giải về cội nguồn của tình yêu; lời thú nhận chân thành của một trái tim hồn hậu... (1,5 điểm).
- Bằng việc khai thác trạng thái đa dạng, đối lập của sóng, tác giả diễn tả nỗi nhớ cồn cào, khắc khoải trong tình yêu (1,5 điểm)
- Nhân vật trữ tình bày tỏ khát vọng về một tình yêu thuỷ chung và vĩnh cửu: Muốn được hoá thân thành những con sóng để được sống, được yêu mãi mãi (1,5 điểm)
- Mỗi câu thơ chứa đựng niềm yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha và khát vọng mãnh liệt về tình yêu, hạnh phúc (1,0 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docGAPTT4041.doc