LUYỆN TẬP VẬN DỤNG kÕt hîp
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
A - Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận đ• học.
- Biết vận dụng các thao tác lập luận để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.
B - Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn
- Ôn tập lí thuyết kết hợp luyện tập nhận biết
C - Tiến trình tổ chức bài học
Tuần 10- Tiết 30 Ngày soạn: 26/10/2009 Ngày giảng: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG kết hợp CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN A - Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học. - Biết vận dụng các thao tác lập luận để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học. B - Chuẩn bị - SGK, SGV, bài soạn - Ôn tập lí thuyết kết hợp luyện tập nhận biết C - Tiến trình tổ chức bài học 1. ổn đinh lớp: 2. kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1( ) Gv: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK. HS có thể hoạt động tập thể theo nhóm. Một số gợi ý : - Hãy nhắc lại những tao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác. I. Luyện tập trên lớp 1. Ôn tập về các thao tác lập luận và những đặc trưng cơ bản của thao tác lập luận - Thao tác lập luận phân tích : chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo. - Thao tác lập luận so sánh : Làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đem nó đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng - Thao tác lập luận giải thích : là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận. - Thao tác lập luận chứng minh : Mục đích của chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trong những sự thật hoặc chân lý hiển nhiên - Thao tác lập luận bác bỏ : Chính là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe. - Thao tác lập luận bình luận : Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học. - Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh : những yếu tố này có thể đem lại sự cụ thể, sống động cho văn nghị luận. Gv: Tổ chức luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. - GV yêu cầu HS xem xét một đoạn văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi, yêu cầu chỉ ra cụ thể từng thao tác, đưa ra dẫn chứng cho từng thao tác . 2. Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. - Các thao tác lập luận trong đoạn trích Tuyên ngôn độc lập + Thao tác lập luận phân tích. + Thao tác lập luận chứng minh. + Thao tác lập luận bình luận. + Thao tác tự sự miêu tả, biểu cảm. - Các thao tác này được vận dụng tổng hợp, kết hợp rất linh hoạt trong đoạn trích. Gv: GV hướng dẫn HS thực hành, viết văn bản có sự kết hợp các thao tác nghị luận. - HS viết bài dựa trên gợi ý của SGK - HS trình bày bài làm trước lớp - HS chỉ ra trong bài đã sử dụng thao tác lập luận nào. - HS khác sẽ nhận xét, bổ sung hoặc điều chỉnh, hoàn thiện các văn bản đã được trình bày. 3. Viết bài văn nghị luận vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận Tham khảo bài viết trong SGK Hoạt động 2( ) - Bài tập 1 : Sưu tầm 2 đoạn văn (hoặc bài văn hay) trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận. II. Luyện tập ở nhà Bài tập 1 : Sưu tầm trong sách báo nhất là các sách nghiên cứu, phê bình văn học. Bài tập 2 : Viết bài văn nghị luận có vận dụng tổng hợp ít nhất 3 thao tác lập luận khác nhau theo chủ đề : Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận. Bài tập 2 : HS tự viết ở nhà Bài tập 3 : Đọc văn bản đọc thêm Mấy nhận xét nhỏ về nghệ thuật viết tiểu thuyết (Nguyễn Đình Thi) để nắm về việc vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. Bài tập 3 : Đọc và phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm. Hoạt động 3( ) D- Củng cố: - Hs có thể tham khảo những đoạn trích trong phần đọc thêm hoặc đoạ trích trong sách bài tập Ngữ văn 12 để làm bài tập SGk. - Nhớ lại được các thao lập luận và vận dụng nhuần nhuyễn vào bài tập. E- HDHB:Soạn bài :" Quá trình văn học và phong cách văn học" ......................................................................................................................... Tuần 11- Tiết thứ 31 Ngày soạn: 1/11/2009 Ngày giảng: QUÁ TRèNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC A - Mục tiêu bài học - Nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu. - Hiểu được khái niệm phong cách văn học, biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học. B - chuẩn bị - SGK, sgv, bài soạn - Nêu vấn đề: đặt câu hỏi để gợi dẫn, làm sáng tỏ vấn đề. - ứng dụng kiến thức lí luận để nhận biết sáng tác của một tác giả cụ thể. C - Tiến trình tổ chức bài học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1( ) Gv: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm quá trình văn học. (Trước khi yêu cầu Hs đưa ra khái niệm : Quá trình văn học, GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm : văn học là gì ? và tiến trình phát triển của văn học có mối quan hệ như thế nào với các thời kỳ lịch sử, lấy ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa tiến trình phát triển văn học và các thời kỳ lịch sử, sau đó yêu cầu HS rút ra khái niệm: Quá trình văn học). I. Quá trình văn học 1. Khái niệm quá trình văn học - Văn học là một ngoại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động biến chuyển. - Tiến trình phát triển văn học như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, thay đổi có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, hữu cơ với thời kỳ lịch sử. - Quá trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại, phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kỳ lịch sử. - Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung. + Thứ nhất : văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn hoá ấy, những chuyển biến của lịch sử xã hội thường kéo theo những biến động trong lịch sử phát triển của văn học. + Thứ hai : Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân : văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau kế thừa giá trị văn học của người trước và tạo nên giá trị mới. + Thứ ba : Văn học một dân tộc tồn tại vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến. Là một dòng chảy của văn học thế giới. GV : Trào lưu văn học được quan niệm như thế nào? Trình bày tóm tắt những trào lưu văn học chủ yếu trên thế giớ? 2. Trào lưu văn học - Hoạt động nổi bật của quá trình văn học là các trào lưu văn học - Trào lưu văn học là một hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc. - Văn học thời phục hưng : + Xuất phát : Châu Âu thế kỷ XV,XVI + Đặc trưng : coi văn hoá cổ đại là hình mẫu lý tưởng, luôn đề cao lý trí, sáng tác theo quy luật chặt chẽ - Chủ nghĩa lãng mạn : + Hình thành : ở các nước Tây Âu sau cách mạng 1789. + Đặc trưng : đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn. - Chủ nghĩa hiện thực phê phán + Thời điểm ra đời : Thế kỷ XIX + Đặc trưng : Thiên về những nguyên tắc khách quan, đề tài lấy từ cuộc sống hiện thực. - Chủ nghĩa hiện thực XHCN : + Thời điểm ra đời : Thế kỷ XX. + Đặc trưng : miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân. Hoạt động 2( ) D- Củng cố:
Tài liệu đính kèm: