Giáo án Ngữ văn 12 tiết 25, 26: Việt bằc - Tố Hữu

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 25, 26: Việt bằc - Tố Hữu

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức:

 + Cảm nhận được một thời CM và kháng chiến gian khổ mà anh hùng

 + Cảm nhận được nghĩa tình gắn bó thắm thiết của đồng bào Việt Bắc với chiến sĩ CM.

- Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và kĩ năng phân tích thơ

- Giáo dục tư tưởng: Tình yêu thương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Lòng yêu thie1ch, trân trọng những giá trị thơ văn của Tố Hữu.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn, diễn giảng.

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2646Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 25, 26: Việt bằc - Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Ngày dạy: .
VIỆT BẰC
Tố hữu
Tuần: 9
Tiết: 25, 26	
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: 
 + Cảm nhận được một thời CM và kháng chiến gian khổ mà anh hùng
 + Cảm nhận được nghĩa tình gắn bó thắm thiết của đồng bào Việt Bắc với chiến sĩ CM.
- Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và kĩ năng phân tích thơ
- Giáo dục tư tưởng: Tình yêu thương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Lòng yêu thie1ch, trân trọng những giá trị thơ văn của Tố Hữu.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn, diễn giảng.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những nét lớn về cuộc đời Tố Hữu?
- Trình bày những nét chính về sự nghiệp sáng tác thơ của Tố Hữu?
- Những nét chính về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Bố cục bài thơ Việt Bắc? Nội dung mỗi phần?
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
- Nhận xét.
- Lời vào: GV giới thiệu hình thức kết cấu bài thơ (lối hát dao duyên trong ca dao).
- GV giới thiệu bố cục đoạn trích (Tâm trạng và nỗi nhớ).
- Tìm những câu thơ thể hiện tâm trạng và lời nhắn nhủ của người ở lại (đồng bào Việt Bắc).
- Tìm những từ ngữ xưng hô trong đoạn thơ. Cách xưng hô như vậy gợi ta liên tưởng đến điều gì?
- Nhận xét, đọc ca dao, dẫn chứng.
- GV đọc diễn cảm đoạn thơ “Mình đicây đa”
- GV dẫn vào: Lời nhắc nhở, gợi nhớ.
- Đồng bào Việt Bắc đã gợi nhớ những điều gì trong buổi chia tay?
- Xác định những thủ pháp nghệ thuật được tạo dựng trong đoạn thơ?
- Gv đọc diễn cảm đoạn thơ
- Thủ pháp nghệ thuật trong đoạn thơ? Tâm trạng của người ra đi trong buổi tiễn đưa?
- GV chuyển ý.
- Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc được bộc lộ qua lời của ai?
- Đoạn thơ “Nhớ gìvơi đầy” gợi lên bức tranh thiên nhiên như thế nào?
- Thiên nhiên: Với ánh nắng buổi chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm,Thời gian, kgo6ng gia lung linh kỉ niệm.
- Qua đoạn thơ em có nhận xét gì về cuộc sống và tình cảm của đồng bào Việt Bắc?
- Chuyển ý.
- GV chia lớp thành 4 nhóm:
 + Nhóm 1: Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người Việt Bắc mùa đông.
 + Nhóm 2: mùa xuân
 + Nhóm 3: mùa hè
 + Nhóm 4: mùa thu
- Nhận xét, giảng, dán ĐDDH.
- Nhận xét, giảng, dán ĐDDH.
- Nhận xét, giảng, dán ĐDDH.
- Nhận xét, giảng, dán ĐDDH.
- Tìm đoạn thơ tiêu biểu miêu tả cảnh Việt Bắc trong chiến đấu.
Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS củng cố và tổng kết.
- Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đá tính dân tộc trong đoạn trích?
- Hãy cho biết chủ đề bao trùm đoạn trích?
Hoạt động 5: Dặn dò	
- Về học bài thật kĩ, học thuộc lòng những đoạn thơ hay.
- Soạn bài, giờ sau học bài “Phát biểu theo chủ đề”
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS đọc diễn cảm
- Dựa vào văn bản HS xác định vị trí.
- Trả lời dựa vào đoạn thơ.
- Dựa vào đoạn thơ, HS xác định.
- Dựa vào đoạn thơ, HS nhận xét.
- HS đọc đoạn thơ.
- HS thảo luận nhóm trong 4 phút.
- HS đại diện nhóm 1 trình bày.
- HS đại diện nhóm 2 trình bày.
- HS đại diện nhóm 3 trình bày.
- HS đại diện nhóm 4 trình bày.
- Dựa vào đoạn trích, HS xác định.
- Dựa vào đoạn trích và bài phân tích, học sinh chứng minh.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Chiến dịc Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra.
Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ miền núi trở về miền xuôi. Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
 2. Bố cục bài thơ:
(SGK trang 109)
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Đoạn 1 (20 câu đầu): Tâm trạng người đi kẻ ở
 a). tâm trạng và lời nhắn nhủ lúc chia tay của đồng bào Việt Bắc.
* “Mình vềnhớ nguồn”
- Cách xưng hô quen thuộc trong ca dao (tình yêu lứa đôi). “Mình – ta”: tình cảm gắn bó tha thiết.
- Số từ “15 năm”: Thời gian dài đồng cam cộng khổ.
- Câu hỏi tu từ: Lời nhắn nhủ đối với người ra đi.
à Lời nhắn nhủ tha thiết của đồng bào Việt Bắc: Nhắc người đi đừng quên cội nguồn.
* “Mình đi, có nhớ .mái đình, cây đa”
Với lối đối đáp quen thuộc + câu hỏi tu từ + điệp ngữ + hình ảnh tương phản. Đồng bào Việt Bắc gợi nhớ lại những kỉ niệm khó khăn, gian khổ trong kháng chiến.
à Tình đoàn kết, chia sẻ gian lao trong kháng chiến và tấm lòng son sắt thủy chung với Cách Mạng.
è Nỗi niềm nhớ thương của đồng bào Việt Bắc.
 b). Tâm trạng của người ra đi:
“Tiếng aihôm nay”
Câu hỏi tu từ + từ láy (“tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn”) + hình ảnh hoán dụ (“áo chàm”): Tiếng nói thân thương của người ở lại làm xao xuyến lòng người ra đi Š Tâm trạng lưu luyến bịn rịn lúch chia tay.
SK: Đoạn thơ thể hiện tình cảm quân dân gắn bó.
 2. Đoạn 2 (32 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc
 “Ta với mình .bấy nhiêu”
Cách nói lạ + so sánh “Nguồn bao bấy nhiêu: ra đi nhưng vẫn nhớ về Việt Bắc bằng tình cảm tha thiết, thiêng liêng, vô tận.
 a). Nhớ cảnh, nhớ người, nhớ những sinh hoạt:
* “Nhớ gì như nhớvơi đầy”: Thiên nhiên đẹp, vừa hiện thực lại vừa thơ mộng.
* “Ta đi ta nhớbắp ngô”
- Hình ảnh tượng trưng (củ sắn lùi, bát cơm,) + cách dùng từ cùng nghĩa Š Tình cảm sâu nặng “chia ngọt sẻ bùi” giữa nhân nhân Việt Bắc với cán bộ CM.
- Hình ảnh chọn lọc “Người mẹbắp ngô” Š Sự tảo tần, vất vả của người mẹ chiến sĩ.
* “Nhớ saosuối xa”
- Nghệ thuật đối ý (“gian nannúi đèo”): Tinh thần lạc quan của người chiến sĩ.
- Âm thanh “tiếng mõ...”, “chày đêm”: Sinh hoạt êm ả, bình dị nơi núi rừng.
à Cảnh và người Việt Bắc đẹp với tình nghĩa chan hòa.
 b). Bức tranh thiên nhiên bốn mùa:
“Ta về mìnhthủy chung”
 b1). Hai câu thơ đầu:
“Ta vềcùng người”
- Cách nói ẩn dụ
 + “Hoa”: Thiên nhiên đẹp.
 + “Người”: con người lao động.
- Câu hỏi tu từ: Khẳng định dù ra đi nhưng vẫn nhớ thiên nhiên đẹp và những người lao động.
 b2). Hai câu thơ tiếp theo:
 “Rừng xanhthủy chung”
* Việt Bắc – mùa đông:
“Rừng xanhthắt lưng”
- Cảng Việt Bắc: Nền rừng màu xanh, hoa chuối đỏ Š vẻ đẹp ấm áp.
- Người Việt Bắc:
 + Vị trí: Lưng đèo.
 + Lào động: làm rẫy.
à Tư thế hiên ngang, rắn rõi khi chinh phục thiên nhiên.
* Việt Bắc – mùa xuân:
“Ngày xuânsợi giang”
- Cảnh Việt Bắc: Hoa mơ trắng Š Cảnh thơ mộng, tràn đầy sức sống.
- Người Việt Bắc: Lao động – đan nón Š Khéo léo, tỉ mỉ.
* Việt Bắc – mùa hè:
“Ve kêumột mình”
- Cảnh Việt Bắc: Đặc trưng (tiếng ve, hoa phách vàng) Š vẻ đẹp rực rở, sinh động.
- Người Việt Bắc: Lao động tìm lương thực Š cần cù, chăm chỉ.
* Việt Bắc – mùa thu:
“Rừng thuthủy chung”
- Cảng Việt Bắc: Ánh trăng dịu dàng, ấm áp Š vẻ đẹp bình yên, thơ mộng.
- Người Việt Bắc: Tiếng hát Š lạc quan, yêu đời, son sắt, thủy chung.
è Tám câu thơ tràn nag65p màu sắc, ánh sáng tươi tắn tạo thành bức tranh tứ bình với những vẻ đẹp khác nhau (đây là đoạn thơ có tính “thi trung hữu họa”)
 3. Đoạn 3: Cảnh Việt Bắc trong chiến đấu
* “Nhớ khi giặcNhị Hà”
Núi rừng Việt Bắc đã che chở, bảo vệ và là thành lũy vững chắc cho CM.
* “Những đường Việt Bắcnúi Hồng”
- “Những đường Việt Bắcmai lên”
Giọng thơ sôi nổi, dồn dập + từ láy (“rầm rập”, “điệp điệp trùng trùng”)
à Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc.
- “Tin vui chiến thắngnúi Hồng”
Nghệ thuật liệt kê địa danh + giọng thơ dồn dậpŠ Khí thế chiến thắng ở các chiến trường (liên tiếp, dồn dập).
* “Ai vềcác khu”: Không khí và niềm vui chiến thắng đang tràn ngập cả đất trời Việt Bắc.
* “Ở đâu u ámTân Trào”
Lời thơ trang trọng, tha thiết, ngôn từ mộc mạc, giản dị: Khẳng định Việt Bắc là quê hương CM, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của kháng chiến; Nơi hội tụ tình cảm, niềm tin và hy vọng của mọi người dân Việt Nam yêu nước.
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
- Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao (Hình thức đối đáp).
- Ngô ngữ: Giản dị, mộc mạc nhưng rất nhiều hình ảnh.
- Sử dụng tiểu đôi quen thuộc trong ca dao.
 2. Chủ đề:
Nỗi nhớ tha thiết giữ người đi – kẻ ở Š Ca ngợi nghĩa tình CM, tình cảm son sắt giữa quê hương CM với cán bộ, bộ đội miền xuôi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 25-26.doc