Giáo án Ngữ văn 12 tiết 115 đến 118

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 115 đến 118

Làm văn : Tiết 115

GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

- Kiến thức: Nắm vững những giá trị cơ bản của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Thấy được mối quan hệ cơ bản giữa các giá trị.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tiếp cận tác phẩm văn chương ở góc độ lí luận văn học

- Thái độ: Ý thức tiếp nhận văn chương một cách khoa học

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

- Giáo viên : SGV, SGK, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn,

- Học sinh : SGK, vở ghi, vở soạn

C. Tiến trình giờ dạy:

1. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 12 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 115 đến 118", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	Lớp 12A: 	Sĩ số:	 Vắng: 
	Lớp 12 Lý: 	Sĩ số:	 Vắng: 
	Lớp 12 Hóa: 	Sĩ số:	 	Vắng: 
Làm văn : Tiết 115
GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
- Kiến thức: Nắm vững những giá trị cơ bản của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Thấy được mối quan hệ cơ bản giữa các giá trị. 
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tiếp cận tác phẩm văn chương ở góc độ lí luận văn học
- Thái độ: Ý thức tiếp nhận văn chương một cách khoa học
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Giáo viên : SGV, SGK, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn, 
- Học sinh : SGK, vở ghi, vở soạn
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Trong bài “ý nghĩa văn chương” Hoài Thanh đã khẳng định: Văn chương là tình cảm là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng, góp phần sáng tạo ra sự sống và xây dựng cho con người những tình cảm tốt đẹp. 
Sở dĩ văn chương có ý nghĩa cao quý như vậy vì từ trong bản chất nó có những gía trị bền vững thể hiện qua hoạt động tiếp nhận của người đọc. Vậy văn học có giá trị gì ? Mối quan hệ của các giá trị đó như thế nào và chúng được vận hành trong thực tiễn ra sao.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về giá trị văn học.
- Những ví dụ trên ít nhiều cho ta thấy giá trị của văn học. Vậy thế nào là giá trị của văn học?
I. Giá trị văn học: 
- Gía trị của văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới cuộc sống và con người.
Sau khi học về Truyện Kiều, em có hiểu thêm gì về xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ và tấm lòng của Nguyễn Du? 
Vậy gía trị nhận thức của văn học là gì? 
 - Do đâu mà có giá trị nhận thức này? Vì sao con người lại có nhu cầu này? 
Mỗi người chỉ có thể sống trong khoảng thời gian nhất định, một địa điểm nhất định, với những mối quan hệ nhất định trong gđ và xh. Vh là phương tiện có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong ko gian và thời gian thực tế của mỗi cá nhân. 
 - Văn học giúp chúng ta nhận thức điều gì? Lấy ví dụ minh học? 
 - Vậy giá trị nhận thức của văn học khác với giá trị nhận thức của kh như thế nào? 
Khoa học đem lại cho con người kiến thức về quy luật khách quan về xã hội và tự nhiên -> nhận thức lí trí. Vh giúp con người nhận thức về giá trị nhân văn, giá trị tâm hồn 
1. Giá trị nhận thức: 
Giá trị nhận thức của văn học là có khả năng đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết rõ hơn, sâu hơn cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó tác động vào thế giới có hiệu quả hơn. 
Cơ sở: Tác phẩm văn học là kết quả khám phá lí giải hiện thực thế giới con người cuả nhà văn để đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người ( nhu cầu tinh thần thiết yếu của con ngưởi để tồn tại và phát triển) 
Nội dung: 
+ Nhận thức nhiều mặt của cuộc sống với những thời gian và không gian khác nhau 
+ Hiểu được bản chất của con người nói chung, tư tưởng, tình cảm, khát vọng, hạnh phúc ...) để từ đó hiểu chính bản thân mình 
=> Văn học thực hiện và hướng tới chân lí giúp người đọc tri thức, nâng cao tầm hiểu biết. 
- Qua “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu, gửi đến chúng ta thông điệp gì về cách nhìn nhận cuộc sống ? 
- Em có những tình cảm như thế nào dành cho người phụ nữ làng chài 
- Vậy giá trị giáo dục của văn học là gì? 
- Do đâu mà VH lại có giá trị giáo dục? ( Nhu cầu của con người là gì? ) 
- Văn hoc có thể giáo dục con người điều gì? 
Tôi yêu em – Puskin; Đất nước – NKĐ
“ Em ơi em ...
Khác với sợ giáo dục của luật pháp, các bài giảng về đạo đức, văn học giáo dục con người thông qua các hình tượng văn học sinh động và đầy sức thuyết phục. Qua hình tượng vh, con người không chỉ nhận thức về các hiện thực đời sống, ý nghĩa của chúng mà còn cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của các nhà văn( tán thành hay ca ngợi điều gì, phản đối hay phê phán cái gì, khơi sợ đồng cảm với ai, xúc động trước hình tượng nào ...) Văn học giáo dục một cách tự giác, thấm sâu và lâu bền . 
2. Giá trị giáo dục
Giá trị giáo dục của văn học là khả năng của văn học có thể làm thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng tình cảm của con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức. 
Cơ sở: 
+ Nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương.
+ Tác động khách quan của tư tưởng, tình cảm nhận xét ... của nhà văn trong phản ánh và lí giải cuộc sống con người. 
Nội dung: Đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày càng tốt đẹp hơn: 
+ Về tư tưởng: Hình thành lí tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ, quan điểm đúng đắn về cuộc sống. 
+ Tình cảm: Giúp con người yêu ghét đúng đắn làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng và cao thượng hơn. 
+ Đạo đức: Nâng đỡ nhân cách con người phát triển, giúp họ phân biệt được phải trái của cuộc sống có quan hệ tốt đẹp, gắn bó cuộc sống mình với cuộc sống chung. 
=> Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện con người mà hướng họ tới những hành động thiết thực, cụ thể vì cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong Việt Bắc có đoạn “ Rừng xanh hoa chuối ....thủy chung” Em cảm nhận được những gì từ hình ảnh những câu thơ trên? Khổ thơ có làm cho em rung động trước vẻ đẹp hài hòa của con người và thiên nhiên Việt Bắc. Vậy giá trị thầm mĩ của văn học 
là gì?
Do đâu mà có giá trị này ? ( nhu cầu của con người ? ) 
Tây Tiến của Quang Dũng 
Giá trị thẩm mĩ: 
Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động giúp con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế sâu sắc trước vẻ đẹp đó
 Cơ sở: 
+ Nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp.
+ Phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động và hấp dẫn
+ Đem đến cho người đọc những rung động trước cái đẹp 
- Giá trị thẩm mĩ của văn học thể hiện ở những nội dung nào? 
Mị: sự cam chịu khổ đau, sức sống tiềm tàng ...
“ Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” 
“Dốc lên khúc ....” 
- Nội dung: 
+ Đem đến vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống. 
+ Đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người ( ngọi hình, nội tâm, tư tưởng, tình cảm, hành động, lời nói ...) 
+ Phát hiện ra vẻ đẹp của những sinh vật nhỏ bé bình thường và vẻ đẹp của một dân tộc suốt thời kì lich sử. 
+ Hình thức: thủ pháp nghệ thuật, cách kết cấu tác phẩm, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ...
=> Với nội dung và hình thức đẹp văn học làm cho con người thêm mến yêu cuộc sống. 
HĐII. Hướng dẫn tìm hiểu mối quan hệ của ba giá trị .
Các giá trị của văn học có mối quan hệ với nhau như thế nào? 
4. Mối quan hệ giữa ba giá trị 
- Giá trị nhận thức là tiền đề cho giá trị giáo dục ( không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục con người có hiệu quả) 
- Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức của văn học ( khi nhận thức đúng đắn văn học tác động, thúc dẩy con người hành động) 
- Gí trị nhận thức và giá trị giáo dục chỉ có thể phát huy tính tích cực, có hiệu quả khi gắn với giá trị thẩm mĩ – Giá trị đặc trưng của văn học.
- Cả ba giá trị cùng một lúc tác động tới người đọc. Đó là sự hài hòa của ba giá trị: chân – thiện – mĩ . 
3. Củng cố : Mối quan hệ giữa ba giá trị
4. Hướng dẫn học bài: 
- Soạn phần “Tiếp nhận văn học” 
- Làm bài tập 
Ngày giảng:	Lớp 12A: 	Sĩ số:	 Vắng: 
	Lớp 12 Lý: 	Sĩ số:	 Vắng: 
	Lớp 12 Hóa: 	Sĩ số:	 	Vắng: 
Làm văn : Tiết 116
GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
- Kiến thức: Nắm vững những đặc điểm của tiếp nhận văn học, các cấp độ của TNVH 
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tiếp cận tác phẩm văn chương ở góc độ lí luận văn học
- Thái độ: Ý thức tiếp nhận văn chương một cách khoa học
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Giáo viên : SGV, SGK, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn, 
- Học sinh : SGK, vở ghi, vở soạn
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là tiếp nhận văn học
 Một HS đọc mục 1 và 2 (phần II- SGK). 
- GV nêu câu hỏi:
1) Tiếp nhận văn học là gì? 
2) Phân tích các tính chất trong tiếp nhận văn học. 
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính- nêu khái niệm, phân tích tính chất- có ví dụ. 
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
II. Tiếp nhận văn học 
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học
Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa từng của câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.
Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
+ Phân biệt tiếp nhận và đọc: tiếp nhận rộng hơn đọc vì tiếp nhận có thể bằng truyền miệng hoặc bằng kênh thính giác (nghe).
2. Tính chất tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp (tác giả và người tiếp nhận, người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông). Vì vậy, gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó. Điều này thể hiện ở 2 tính chất cơ bản sau:
+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng: năng lực, thị hiếu, sở thích, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống,Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân. Chính sự chủ động, tích cực của gười tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống cho tác phẩm. Ví dụ ().
+ Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ, đánh giá của công chúng về một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm có nhiều khác nhau trong cảm thụ, đánh giá. Nguyên nhân ở cả tác phẩm (nội dung phong phú, hình tượng phức tạp, ngôn từ đa nghĩa,) và người tiếp nhận (tuổi tác, kinh nghiệm, học vấn, tâm trạng,). Ví dụ ().
Một HS đọc mục 3 (phần II- SGK). 
- GV nêu câu hỏi:
a) Có mấy cấp độ tiếp nhận văn học? 
b) Làm thế nào để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự? 
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính (có ví dụ). 
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
3. Các cấp độ tiếp nhận văn học
a) Có 3 cấp độ tiếp nhận văn học:
+ Cấp độ thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm. Đây là cách tiếp nhận đơn giản nhưng khá phổ biến.
+ Cấp độ thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
+ Cấp độ thứ ba: cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
b) Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
+ Nâng cao trình độ.
+ Tích lũy kinh nghiệm.
+ Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn.
+ Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
+ Không nên suy diễn tùy tiện. 
HĐII. Hướng dẫn luyện tập.
- GV hướng dẫn, gợi ý để HS tự làm ở nhà.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Có người cho giá trị cao quý nhất của văn chương là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người, hay nói như Thạch Lam là "làm cho lòng người được trong sạch và phong phú hơn". Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Bài tập 1:
+ Đây chỉ là cách nói để nhấn mạnh giá trị giáo dục của văn chương, không có ý xem nhẹ các giá trị khác.
+ Cần đặt giá trị giáo dục trong mối quan hệ không thể tách rời với các giá trị khác.
Bài tập 2: Phân tích một tác phẩm văn học cụ thể (tự chọn) để làm sáng tỏ các giá trị (hoặc các cấp độ) trong tiếp nhận văn học.
Bài tập 2: 
Tham khảo các ví dụ trong SGK và trong bài giảng của thầy.
Bài tập 3: Thế nào là cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học.
Bài tập 3:
Đây là cách nói khác về các cấp độ khác nhau trong tiếp nhận văn học: cảm là cấp độ tiếp nhận cảm tính, hiểu là cấp độ tiếp nhận lí tính.
3. Củng cố : 
- Tính chất của tiếp nhận văn học
- Các cấp độ của tiếp nhận văn học
4. Hướng dẫn học bài: 
- Hoàn thiện bài tập phần luyện tập . 
- Soạn bài “ Tổng kết tiếng việt : lịch sử, đặc điểm loại hình, phong cách ngôn ngữ” 
Ngày giảng:	Lớp 12A: 	Sĩ số:	 Vắng: 
	Lớp 12 Lý: 	Sĩ số:	 Vắng: 
	Lớp 12 Hóa: 	Sĩ số:	 	Vắng: 
Làm văn : Tiết 117
TỔNG KẾT TIẾNG VIỆT: LỊCH SỬ, 
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ 
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
- Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản từ lớp 10 đến lớp 12 về lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ.
- Kĩ năng: Nâng cao hơn nữa kĩ năng sử dụng Tiếng Việt phù hợp với những đặc điểm loại hình và từng phong cách ngôn ngữ.
- Thái độ: Ý thức tạo lập văn bản đúng phong cách
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Giáo viên : SGV, SGK, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn, 
- Học sinh : SGK, vở ghi, vở soạn
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tổ chức tổng kết về nguồn gốc, lịch sử phát triển của tiếng Việt và đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập.
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng và điền vào những thông tin đã học.
- HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
I. TỔNG KẾT VỀ NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP.
Bảng ôn tập
Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập
a) Nguồn gốc: Tiếng Việt thuộc:
- Họ: ngôn ngữ Nam Á.
- Dòng: Môn- Khmer.
- Nhánh: Tiếng Việt Mường chung.
b) Các thời kì trong lịch sử:
- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.
- Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- Tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ.
- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.
- Tiếng Việt trong thời kì từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.
a) Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
b) Từ không biến đổi hình thái.
c) Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
Hoạt động 2: Tổ chức tổng kết về phong cách ngôn ngữ văn bản.
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng và điền vào những thông tin đã học.
- HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
II. TỔNG KẾT VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN
Bảng thứ nhất:
Tên các phong cách ngôn ngữ và các thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách.
PCNG
sinh hoạt
PCNG
nghệ thuật
PCNG
báo chí
PCNG
chính luận
PCNG
khoa học
PCNG
hành chính
Thể loại văn bản tiêu biểu
-Dạng nói (độc thoại, đối thoại)
-Dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ.
-Dạng lời nói tái hiện (trong tác phẩm văn học)
-Thơ ca, hò vè,
-truyện, tiểu thuyết, kí,
-Kịch bản,
- Thể loại chính: Bản tin, Phóng sự, Tiểu phẩm.
- Ngoài ra: thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo, bình luận thời sự,
-Cương lĩnh
- Tuyên bố.
-Tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu.
-Các bài bình luận, xã luận.
-Các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị,
- Các loại văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học,
- Các văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học: giáo trình, giáo khoa, thiết kế bài dạy,
- Các văn bản phổ biến khoa học: sách phổ biến khoa học kĩ thuật, các bài báo, phê bình, điểm sách,
-Nghị định, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh, nghị quyết,
-Giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,
-Đơn, bản khai, báo cáo, biên bản,
Bảng thứ hai:
Tên các phong cách ngôn ngữ và đặc trưng cơ bản của từng phong cách
PCNG
sinh hoạt
PCNG
nghệ thuật
PCNG
báo chí
PCNG
chính luận
PCNG
khoa học
PCNG
hành chính
Đặc trưng cơ bản
- Tính cụ thể
-Tính cảm xúc.
- Tính cá thể
-Tính hình tượng.
-Tính truyền cảm.
-Tính cá thể hóa.
-Tính thông tin thời sự.
-Tính ngắn gọn.
-Tính sinh động, hấp dẫn.
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm, thuyết phục.
-Tính trừu tượng, khái quát.
-Tính lí trí, lôgíc.
-Tính phi cá thể.
-Tính khuôn mẫu.
-Tính minh xác.
-Tính công vụ.
3. Củng cố : 
- Nguồn gốc và lịch sử phát triển
- Đặc trưng cơ bản của các phong cách
4. Hướng dẫn học bài: 
- Ghi nhớ kiến thức cơ bản 
- Làm bài tập 4, 5 trang 193 bài “ Tổng kết tiếng việt : lịch sử, đặc điểm loại hình, phong cách ngôn ngữ” .
Ngày giảng:	Lớp 12A: 	Sĩ số:	 Vắng: 
	Lớp 12 Lý: 	Sĩ số:	 Vắng: 
	Lớp 12 Hóa: 	Sĩ số:	 	Vắng: 
Làm văn : Tiết 118
TỔNG KẾT TIẾNG VIỆT: LỊCH SỬ, 
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ 
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
- Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản từ lớp 10 đến lớp 12 về lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ.
- Kĩ năng: Nâng cao hơn nữa kĩ năng sử dụng Tiếng Việt phù hợp với những đặc điểm loại hình và từng phong cách ngôn ngữ qua bài tập thực hành.
- Thái độ: Ý thức tạo lập văn bản đúng phong cách
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Giáo viên : SGV, SGK, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn, 
- Học sinh : SGK, vở ghi, vở soạn
C. Tiến trình giờ dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn làm bài tập 1
Bài tập 1: So sánh hai phần văn bản (mục 4- SGK), xác định phong cách ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ của hai văn bản.
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức để xác định và phân tích.
- HS thảo luận theo nhóm học tập, cử đại diện trình bày và tham gia tranh luận với các nhóm khác.
III. Luyện tập 
Bài tập 1: Hai phần văn bản đều có chung đề tài (trăng) nhưng được viết với hai phong cách ngôn ngữ khác nhau:
+ Phần văn bản (a) được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học nên ngôn ngữ dùng thể hiện tính trừu tượng, khái quát, tính lí trí, lôgíc, tính phi cá thể.
+ Phần văn bản (b) được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nên ngôn ngữ dùng thể hiện tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
HĐII. 
Bài tập 2: Đọc văn bản lược trích (mục 5- SGK) và thực hiện các yêu cầu:
a) Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
b) Phân tích đặc điểm về từ ngữ, câu văn, kết cấu văn bản.
c) Đóng vai một phóng viên báo hàng ngày và giả định văn bản trên vừa được kí và ban hành một vài giờ trước, anh (chị) hãy viết một tin ngắn theo phong cách báo chí (thể loại bản tin) để đưa tin về sự kiện ban hành văn bản.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu trên.
- HS làm việc cá nhân và trình bày kết quả trước lớp để thảo luận. 
Bài tập 2: 
a) Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ hành chính.
b) Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản có đặc điểm:
+ Về từ ngữ: văn bản sử dụng nhiều từ ngữ thường gập trong phong cách ngôn ngữ hành chính như: quyết định, căn cứ, luật, nghị định 299/HĐBT, ban hành điều lệ, thi hành quyết định này,
+ Về câu: văn bản sử dụng kiêểu câu thường gặp trong quyết định (thuộc văn bản hành chính): ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ căn cứ xét đề nghị quyết định I II III IV V VI
+ Về kết cấu: văn bản có kết cấu theo khuôn mẫu 3 phần: 
- Phần đầu: quốc hiệu, cơ quan ra quyết định, ngày thánh năm, tên quyết định.
- Phần chính: nội dung quyết định.
- Phần cuối: chữ kí, họ tên (góc phải), nơi nhận (góc trái).
c) Tin ngắn:
Cách đây chỉ mới vài tiếng đồng hồ, bà Trần Thị Tâm Đan thay mặt UBND thành phố Hà Nội đã kí quyết định thành lập Bảo hiểm Y tế Hà Nội. Quyết định ngoài việc nêu rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức, cơ cấu phòng ban, còn quy định địa điểm cho Bảo hiểm Y tế Hà Nội và các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành.
Bài tập trắc nghiệm: 
Những đặc trưng cơ bản của phong cách khoa học là gì? 
Tính bình giá công khai, tính trừu tượng khái quát, tính logic
Tình truyền cảm, tính hình tượng, tính cá thể hóa.
Tính trừu tượng – khái quát, tính logic – lí trí, tính phi cá thể
Tính cụ thể, tính cá thể, tính biểu cảm
Phong cách ngôn ngữ hành chính có tác dụng gì? 
Tính chính xác, khách quan.
Tính minh xác, tính khuôn mẫu, tính bình giá
Tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ
Tính minh xác, tính công vụ, tính logic
Nghĩa của từ ngữ trong văn bản hành chính có đặc điểm gì nổi bật? 
Biểu thị khái niệm chính xác
Chỉ được hiểu theo một nghĩa rõ ràng
Có tính biểu cảm
Có sắc thái trang trọng
 3. Củng cố : Đặc trưng cơ bản của các phong cách
4. Hướng dẫn học bài: Soạn phần ôn tập văn học: Trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docgia tri van hoc va TNVh.doc