Giáo án Ngữ văn 12 tiết 10: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 10: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức:

 + Nắm được những ý kiến sâu sắc, có lí, có tình về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.

 + Nhận thầy sức thuyết phục, lôi cuốn của bài vănkho6ng chỉ bằng lí lẽ xác đáng, lí luận chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng giàu hình ảnh mà còn bằng nhiệt huyết của một người gắn bó với tổ quốc, nhân dân, biết kết hợp hài hòa giữa sự trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thời đại mình.

- Về kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác văn bản nghị luận.

- Giáo dục tư tưởng: Hs có cách hiểu đúng đắn, sâu sắc hơn những giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đối với thời đại bấy giờ và đối với ngày nay. Từ đó, càng thêm yêu quí, trân trọng con người và tác phẩm của nhà thơ.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn.

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 10: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Ngày dạy: .
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
Tuần: 4
Tiết: 10	
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: 
 + Nắm được những ý kiến sâu sắc, có lí, có tình về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
 + Nhận thầy sức thuyết phục, lôi cuốn của bài vănkho6ng chỉ bằng lí lẽ xác đáng, lí luận chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng giàu hình ảnh mà còn bằng nhiệt huyết của một người gắn bó với tổ quốc, nhân dân, biết kết hợp hài hòa giữa sự trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thời đại mình.
- Về kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác văn bản nghị luận.
- Giáo dục tư tưởng: Hs có cách hiểu đúng đắn, sâu sắc hơn những giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đối với thời đại bấy giờ và đối với ngày nay. Từ đó, càng thêm yêu quí, trân trọng con người và tác phẩm của nhà thơ.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy giới thiệu HCST và giá trị cơ bản của “Tuyên ngôn độc lập”?
- Vì sao mở đầu bản tuyên ngôn của Việt Nam, HCM lại trích dẫn lời trong 2 bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp.
- Lời tuyên bố độc lập trong “TNĐL” trước quốc dân và thế giới trên những cơ sở nào?
- Hãy liệt kê và chứng minh “TNĐL” đã bát bỏ luận điệu xảo trá của Pháp trước dư luận thế giới.
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
- Hãy trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về Nguyễn Đình Chiểu.
- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn.
- Trong phần tiểu dẫn SGK (tr.47-48) giới thiệu chúng ta mấy vấn đề khái quát?
- Giới thiệu vài nét tóm tắt tiểu sử Phạm Văn Đồng?
- Nhận xét, bổ sung (Giáo dục học sinh phải rèn luyện kĩ năng, vốn sống, vốn kiến thức).
- Hãy giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
- Thông tin bổ sung: Mục đích sáng tác, đọc thơ “Lá thư Bến Tre” (Tố Hữu).
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
- Nhận xét.
- Hãy xác định bố cục 3 phần trong văn bản?
- Nhận xét
- Tìm những luận điểm chính của bài viết? (Gợi ý HS tập chia đoạn, tìm những câu văn cô đúc thể hiện được nội dung của mỗi đoạn, của toàn bài).
- Nhận xét, kết luận, giới thiệu đặc trưng của văn nghị luận.
- Hãy cho biết cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với thứ tự thông thường?
- Nhận xét (giáo dục HS mục đích nghị luận, quyết định cách sắp xếp luận điểm).
- Dẫn vào.
- Nhận xét cách đặt vấn đề của Phạm Văn Đồng có gì độc đáo?
- Nhận xét, đọc lại câu so sánh.
à Giải thích ý so sánh cho HS rõ.
- Nhắc lại những luận điểm chính trong văn bản?
- Yêu cầu HS đọc.
- Đánh giá (bình luận) những nhận định về quan niệm làm người, cũng như quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nhận xét, chốt ý chính.
- Chuyển ý.
- Đọc lại câu văn (chủ đoạn) cô đúc thể hiện được nội dung của đoạn.
- Giới thiệu những luận cứ cơ bản trong đoạn.
- Trên cơ sở HS đã đọc kĩ văn bản trong SGK ở nhà, GV hướng dẫn HS tìm hiểu luận điểm 2 bằng những câu hỏi thảo luận.
 + Vì sao Phạm Văn Đồng lại bắt đầu phần này bằng việc tái hiện hoàn cảnh lịch sử nước ta trong “suốt hai mươi năm trời” sau thời điểm 1860?
 + Tác giả đã dựa vào đâu để cho rằng hiện tượng “thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi và than khóc những người liệt sĩ là điều “không phải ngẫu nhiên”?
 + Vì sao tác giả lại đặt biệt nhấn mạnh đến bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”?
- Nhận xét, giảng bổ sung từng vấn đề.
- Em có nhậh xét gì về cách lập luận và văn phong của tác giả?
- Nhận xét, giảng, giáo dục ý thức, sắp xếp ý, lập luận của học sinh khi làm văn nghị luận.
- Những câu văn nào trong phần này để lại cho em ấn tượng khó quên? Vì sao?
- Từ tất cả những điều trên, em hãy cho biết: Theo Phạm Văn Đồng, những yếu tố gì là quan trọng nhất trong việc làm nên một nhà văn lớn.
- Nhận xét, chuyển ý.
- Nhắc lại câu chủ đoạn.
- Theo Phạm Văn Đồng đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến cho truyện “Lục Văn Tiên” có thể trở thành tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu và rất được phổ biến ở dân gian?
- Nhận xét, liên hệ nhanh truyện “LVT” giảng Š khi nghị luận ta cần hiểu thật kĩ vấn đề ta đang nghị luận.
- Tác giả đã bàn luận như thế nào về những điều mà nhiều người cho là hạn chế của tác phẩm này?
- Nhận xét, giảng bổ sung.
- Em đã học tập được những gì về quan điểm đánh giá tác phẩm và cách lập luận của tác giả bài văn?
- Giáo dục HS: trung thực, công bằng trong lập luận.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tổng kết, củng cố
Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS làm bài tập
- Dán ĐDDH, hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
Hoạt động 6: Dặn dò	
Về nhà học bài, làm bài tập SGK trang 54
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Nhớ lại kiến thức đã học trả lời.
- Dựa vào tiểu dẫn (SGK tr.47-48) HS giới thiệu.
- Dựa vào tiểu dẫn, khái quát kiến thức (trả lời), giới thiệu.
- Dựa vào tiểu dẫn giới thiệu.
- HS đọc to văn bản.
- Dựa vào văn bản xác định.
- Dựa vào văn bản, kết hợp với kĩ năng nhận biết đoạn văn HS xác định.
- Dựa vào các luận điểm, kiến thức thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trả lời.
- Dựa vào văn bản, phát hiện trả lời.
- Học sinh nhắc lại.
- HS đọc thầm (nhanh) luận điểm 1.
- Thảo luận nhanh (2 HS, 2 phút), trình bày miệng ý kiến.
- Đọc lại câu văn “Thơ văn yêu nước  từ 1860 về sau”
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm (6 nhóm, 4 phút).
- HS đại diện nhóm lần lượt trình bày. (Miệng)
- Dựa vào văn bản (hệ thống ý được triển khai) HS trả lời.
- Chọn câu văn ấn tượng, giải thích.
- HS dựa vào văn bản, suy nghĩ trả lời.
- HS đọc nhanh luận điểm 3 (đoạn 3)
- Dựa vào văn bản trả lời.
- Dựa vào văn bản, chọn dẫn chứng trả lời.
- Từ văn bản nghị luận chỉ ra những điều mà mình học tập.
- HS đọc nhanh đoạn kết.
- Đọc to bài tập trang 54.
- Theo dõi, về nhà làm.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả Phạm Văn Đồng:
- Phạm Văn Đồng (1906-2000).
- Quê: Tỉnh Quảng Ngãi.
- Là một nhà CM lớn, một nhà giáo dục tâm huyết, và một nhà lí luận văn hóa – văn nghệ lớn ở nước ta.
- Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước, có công trong việc xây dựng và quản lí nước Việt Nam.
 2. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3.7.1888)
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Đặt vấn đề:
“Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểumột trăm năm”
Bằng nghệ thuật so sáng độc đáo “Trên trời có những vì saocũng vậy”
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, mà giá trị thơ văn của ông không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy.
 2. Giải quyết vấn đề:
 a). Luận điểm 1: Con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nguyễn Đình Chiểu – “một trí sĩ yêu nước”, trọn đời phấn đấu hy sinh vì nghĩa lớn.
- Quan niệm về văn chương hoàn toàn thống nhất với quan niệm về lẽ làm người (“văn tức là người”), văn thơ là vũ khí chiến đấu.
 b). Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:
- Phạm Văn Đồng đã tái hiện hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ. Từ đó muốn khẳng định “Thơ văn yêu nước  từ năm 1860 trở về sau”.
à Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ lớn, xứng đáng là “ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc”.
- Từ hiện thực đời sống của đất nước, của nhân dân “một thời khổ nhục nhưng vĩ đại” thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ngợi ca những nghĩa sĩ dũng cảm, than khóc cho những anh hùng thất thế Š mang sức cổ vũ mạnh mẽ, và làm cho lòng người rung động.
- Nét độc đáo sáng tạo của văn thơ Nguyễn Đình Chiểu trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” xây dựng h.tượng t.tâm là người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân: “xưa kia chỉ quen cày cuốccứu nước”
 c). Luận điểm 3: truyện thơ Lục Văn Tiên
- Phạm Văn Đồng khẳng định “Lục Văn Tiên” là một bản trường ca ca ngợi trung nghĩa.
- Phạm Văn Đồng đã không phủ nhận: “Những giá trị luân líđã lỗi thời” hay “văn chương LVT co những chỗ lời văn không hay lắm”.
à Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị truyện Lục Văn Tiên trong mối liên hệ mật thiết với đời sống nhân dân Š có cái nhìn đúng đắn chân thực.
 3. Kết thúc vấn đề:
III. Tổng kết:
 1. SGK trang 54 (ghi nhớ)
 2. Nghệ thuật:
“Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là áng văn chính luận trong sáng, giàu sức thuyết phục.
- Cách nhìn mới mẽ.
- Lập luận chặt chẽ, logic.
- Khéo léo kết hợp biểu cảm trong văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 10.doc