Giáo án Ngữ văn 12 - THPT Vĩnh Yên

Giáo án Ngữ văn 12 - THPT Vĩnh Yên

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

A. MỤC TIÊU.

- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.

-Có năng lực tổng hợp khái quát và hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX.

B. PHƯƠNG PHÁP.

-Phát vấn. Thuyết giảng.

C. CHUẨN BỊ.

-Giáo viên: Soạn giáo án.

-Học sinh: Soạn bài.

 

doc 75 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - THPT Vĩnh Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :1-2
 Ngày sọan:
 Ngày dạy : 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
A. MỤC TIÊU.
- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.
-Có năng lực tổng hợp khái quát và hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX.
B. PHƯƠNG PHÁP.
-Phát vấn. Thuyết giảng.
C. CHUẨN BỊ.
-Giáo viên: Soạn giáo án.
-Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đơn vị kiến thức trong bài. 
-Văn học Việt Nam thời kỳ này ra đời trong hoàn cảnh nào? Điều gì là thuận lợi?
Giáo viên giới thiệu thêm:
Văn chương không được nói nhiều chuyện đau buồn, chuyện tiêu cực.Phản ánh tổn thất trong chiến đấu là văn chương lạc điệu không lành mạnh.
-Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ chuyện hạnh phúc cá nhân Đề tài tình yêu cũng hạn chế Nếu có viết về tình yêu phải gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu.
-Văn chương phải phản ánh nhận thức con người phân biệt rạch ròi giữa địch-ta, bạn-thù. Văn học thiên về hướng ngoại hơn là hướng nội.
Nêu nhận định khái quát về thành tựu của văn học giai đoạn 1945-1954?
Chứng minh một cách ngắn gọn?
Về thơ biểu hiện cụ thể như thế nào?
-Giáo viên giới thiệu thêm:
Một số bài thơ: Nguyên tiêu, Báo tiệp
Đăng sơn, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Tố Hữu tiêu biểu cho xu hướng khai thác những đề tài truyền thống. Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho sự tìm tòi cách tân thơ ca (huớng nội). Quang Dũng tiêu biểu cho cảm hướng lãng mạn anh hùng.
 -Về kịch?
Về lí luận phê bình?
-Em có kết luận gì về văn học giai đoạn 1945-1954?
 - Văn học 1954-1965 tập trung phản ánh điều gì ?
Chứng minh ngắn gọn thành tựu của văn học giai đoạn 1955-1964
-Văn xuôi?
-Thành tựu về thơ? 
-Thành tựu về kịch?
-Nêu khái quát thành tựu văn học giai đoạn này?
 Thơ những năm chống Mĩ đạt tới thành tựu xuất sắc, tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của cả dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam, đề cập tơí sứ mạng lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ vừa mở mang, vừa đào sâu hiện thực đồng thời bổ sung, tăng cường chất suy tưởng và chính luận.
-Thơ ca ghi nhận những tác giả vừa trực tiếp chiến đấu vừa làm thơ (Đó là những con người: Cả thế hệ giàn ngang gánh đất nước trên vai)-Bằng Việt. 
-Truyện và kí có thành tựu như thế nào?
-Thơ có thành tựu như thế nào?
-Giáo viên minh hoạ:
+Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Hoa ngày thường, Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc (Chế Lan Viên), Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt (Xuân Diệu).
Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1954-1975? 
Em hiểu như thế nào là một nền văn học vận động theo hướng Cách mạng hoá ? Chứng minh ?
Đại chúng: "Đông đảo quần chúng "
Khuynh hướng sử thi là gì ? 
Cảm hứng lãng mạn ?
-Vài nét khái quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX?
-Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn này ?
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá.
Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt: 
-Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ.
-Xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc.
a. Mười năm (1945-1964) cuộc sống con người có nhiều thay đổi.
-Nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triểnhình ảnh quê hương, đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, em bé liên lạc. Tất cả đều thể hiện chân thực và gợi cảm.
b. Từ 1954-1965:
* Chủ đề: 
+ Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi đất nước và con người trong những ngày đầu xd CNXH ở miền Bắc với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và tin tưởng vào ngày mai.
+ Hướng về miền Nam với nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.
*Thành tựu:
-Văn xuôi: Những tác phẩm tiêu biểu: Cửa biển (4tập)-Nguyên Hồng, Vỡ bờ (2 tập)-Nguyễn Đình Thi, Sống mãi với thủ đô-Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng -Hữu Mai, Trước giờ nổ súng -Lê Khâm, Mười năm -Tô Hoài, Cái sân gạch, Mùa lúa chiêm -Đào Vũ, Mùa lạc -Nguyên Khải, Sông Đà -Nguyễn Tuân. 
-Thơ:-: Gió lộng -Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa -Chế Lan Viên, Riêng chung -Xuân Diệu, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời -Huy Cận, Tiếng sóng -Tế Hanh, Bài thơ Hắc Hải -Nguyễn Đình Thi, Những cánh buồm -Hoàng Trung Thông.
-Về kịch: Kịch phát triễn mạnh Đó là các vở: Một Đảng viên-Học Phi, Ngọn lửa -Nguyễn Vũ, Nổi gió, Chị Nhàn-Đào Hồng Cẩm. 
 c. Từ 1965-1975:
* Chủ đề bao trùm: + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng (không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết đánh giặc). Có đời sống tình cảm hài hoà giữa riêng và chung, bao giờ cũng đặt cái chung lên trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả). 
 +Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa.
- Văn xuôi:
+Người mẹ cầm súng, những đứa con trong gia đình - Nguyễn Đình Thi, Rừng xà nu -Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc).
+Ở Miền Bắc: Kí của Nguyễn Tuân -Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi,Vùng trời (3 tập).
-Thơ:-Ra trận. Máu và hoa (Tố Hữu).
 -Hoa ngày thường, chim báo bão (Chế Lan Viên)
 Và những gương mặt: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm. 
Tất cả đã mang tới cho thơ ca tiếng nói mới mẻ, sôi nổi, trẻ trung. 
-Kịch: Đại đội trưởng của tôi -Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt -Vũ Dũng Minh.
- Lý luận, nghiên cứu phê bình:Tập trung ở một số tác giả như Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.
d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975:
-Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975có hai thời điểm. 
+Dưới chế độ thực dân Pháp (1945-1954).
+Dưới chế độ Mĩ -Nguỵ (1954-1975).
-Chủ yếu là những xu hướng văn học tiêu cực phản động xu hướng chống phá cách mạng xu hướng đồi truỵ.
-Bên cạnh các xu hướng này cũng có văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước và cách mạng. 
+Vũ Hạnh với (Bút máu).
+Vũ Bằng với (Thương nhớ mười hai).
+Sơn Nam với (Hương rừng Cà Mau).
3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975:
a.Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nhà văn - chiến sĩ.
- Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí đấu tranh Cách mạng.
- Hiện thực đời sống Cách mạng và kháng chiến là nguồn cảm hứng lớn cho văn học.
- Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc.
- Đề tài chủ yếu: + Đề tài Tổ Quốc.
 + Đề tài XHCN.
- Nhân vật trung tâm:Ngưòi chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh vũ trang và những người trực tiếp phục vụ chiến trường, người lao động. 
b.Nền văn học hướng về đại chúng: 
- Quần chúng đông đảo vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ ; vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học:
+ Quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ.
+ Nền văn học mới tập trung xây dựng hình tượng quần chúng Cách mạng: miêu tả người nông dân, người mẹ, người phụ nữ, em bé 
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 + Khuynh hướng sử thi: 
- Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
- Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; tiêu biểu cho lý tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân -> Con người chủ yếu được khám phá ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.
- Giọng văn ngợi ca, hào hùng.
+ Cảm hứng lãng mạn: 
- Cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc và hướng tới lý tưởng. Ca ngợi CN anh hùng Cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc -> Nâng đỡ con người Việt Nam vượt qua thử thách.
=> Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển Cách mạng 
II. Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá. 
-Chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởngtâm lí, nhu cầu vật chất con người đã có những thay đổi so với trước. Từ 1975-1985 ta lại gặp phải những khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài cộng thêm là sự ảnh hưởng của hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ. 
-Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở ra những phưương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ Đẳng khẳng định: "Đổi mới có ý nghĩa sống còn là nhu cầu bức thiết. Thái độ của Đảng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".
2. Qúa trình phát triễn và thành tựu chủ yếu:
- Trường ca: "Những người đi tới biển" (Thanh Thảo)
- Thơ: "Tự hát" (X Quỳnh) , "Xúc xắc mùa thu" (Hoàng Nhuận Cầm), 
- Văn xuôi: "Đứng trước biển", " Cù lao tràm ", (Nguyễn Mạnh Tuấn), Thời xa vắng (Lê Lựu)
- Kí: "Ai đã đặt tên cho dòng sông" (Hoàng Phủ NgọcTường), "Cát bụi chân ai" (Tô Hoài).
III. Kết luận. 
- Xem SGK.
Tiết thứ: 3 
Ngày sọan: 
 Ngày dạy : 
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ 
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh: 
-Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí. 
-Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm. 
B. PHƯƠNG PHÁP. 
- Nêu vấn đề - Phát vấn. 
 C. CHUẨN BỊ.
-Giáo viên: Soạn giáo án.
-Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Hội dung
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng và yêu cầu học sinh tập trung tìm hiểu các khía cạnh sau:
--Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
-Nêu những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+Thế nào là sống đẹp? (Gợi ý: về lý tưởng tình cảm hành động).
+ Vậy sống đẹp là gì?
Bài học rút ra?
- Cách làm bài nghị luận?
 *Giáo viên giảng rõ:
-Giải thích khái niệm của đề bài (ví dụ ở đề trên đã dẫn, ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?).
-Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra (tại sao lại đặt ra vấn đề sống có đạo lí, có lí tưởng và nó thể hiện như thế nào?
-Suy nghĩ cách đặt vấn đề ấy có đúng không? (Hay sai) Chứng minh nên ta mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó-Một khía cạnh.Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng,hoài bão, thiếu đạo lí) này phải cụ thể sâu sắc, tránh chung chung. Sau cùng của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề. 
-Vấn đề mà cố thủ tướng ấn Độ nêu ra là gì? Đặt tên cho vấn đề ấy?
I. Tìm hiểu chung:
1. Khái niệm: 
-Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạolí trong cuộc đời:
-Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
+Lí tưởng (lẽ sống).
+Cách sống.
+Hoạt động sống.
 +Mối quan hệ giữa con người với con người (cha mẹ, vợ chồng, anh em,và những người thân thuộc khác) ở ngoài xã hội có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè.
2. Yêu cầu làm bài văn về về tư tư ... học sinh hiểu được các đặc điểm của các thể thơ phổ biến hiện nay trong thơ Việt Nam. Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào việc cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
-Phát vấn Đàm thoại - Nêu vấn đề. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 
 * Giáo viên	: Soạn giáo án. 
 * Học sinh	: Soạn bài. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới: 
a. Đặt vấn đề: Ở tiết học trước ta đã hiểu thế nào là luật thơ của một thể thơ và những thể thơ chính của Việt Nam. Tiết học này sẽ tập trung đi vào việc tìm hiểu luật thơ của một số thể thơ phổ biến hiên nay. 
b. Triển khai bài dạy: 
Hoạt động thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Luật thơ là gì ? Yếu tố nào có vai trò quan trọng trong việc hình thành luật thơ Việt Nam ?
- Một số thể thơ phổ biến hiện nay?
-Giáo viên cung cấp cho học sinh một bài thơ ngũ ngôn cách luật để so sánh với thể thơ 5 chữ hiện nay.
-Thơ 5 chữ có đặc điểm gì về số câu, số tiếng, vần thơ, ngắt nhịp?
- Giáo viên cung cấp một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt và cho học sinh phân biệt với thơ 7 chữ hiện nay.
-Ví dụ: "Bánh trôi nước".
Giáo viên lấy ví dụ và yêu cầu học sinh xác định các loại vần. 
Giáo viên phát vấn và yêu cầu học sinh xác định thanh điệu trong các thi liệu cho sẵn và nhận xét về sự phối hợp bằng trắc.
Giáo viên cung cấp một số thi liệu về thơ 8 tiếng và yêu cầu học sinh nhận xét về khổ thơ, vần, thanh điệu và nhịp điệu.
-Yêu cầu học sinh lấy ví dụ.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài "Đất nước" (Nguyễn Đình Thi) và phân tích các đặc điểm của thể thơ tự do
* Luật thơ của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc gieo vần, ngắt nhịp, hài thanhđược khái quát theo một kiểu mẫu ổn định.
I. Một số thể thơ phổ biến hiện nay:
1. Thể năm chữ. 
a. Khổ thơ: 
 - Có thể có hoặc không có khổ, mỗi khổ có thể có từ 4 dòng trở lên. 
 -Số khổ trong bài có thể nhiều hoặc ít 
+ Ví dụ: Tiếng thu.
b. Vần thơ: đa dạng (gián cách,vần liền,vần giao nhau).
c. Hài thanh và ngắt nhịp:
- Thanh điệu: Tuy không giống thơ cổ song vẫn đảm bảo sự hài hoà về thanh điệu. 
-Ví dụ: Trước sân anh thơ thẩn 
 Đăm đắm trông nhạn về 
 Mây chiều còn phiêu bạt 
 Lang thang trên đồi quê 
 (Tình quê - Hàn Mặc Tử) 
-Nhịp điệu: Có thể ngắt nhịp giống thơ ngũ ngôn truyền thống (2-3) hoặc ngắt nhịp khác (3-2).
2. Thể bảy tiếng.
a. Khổ thơ: có thể chia khổ hoặc khôngmỗi khổ thường có 4 dòng3 lần điệp vần 
b. Vần: 
- Mỗi khổ 1 vầnvần liền ở 2 dòng đầugián cách ở dòng 3và điệp lại ở dòng 4(gần với thơ thất ngôn tứ tuyệt).
c. Hài thanh và ngắt nhịp:
- Thanh điệu có sự đối xứng, hài hoà trong một dòng hoặc giữa hai dòng với nhau, sự hài hoà thanh điệu bằng- trắc thể hiện cố định ở các tiếng 2, 4. 6.
3. Thể tám tiếng:
a. Khổ thơ: Thơ 8 tiếng ít chia khổ.
b. Vần: Dùng vần chân là chủ yếu.
*Ví dụ: "Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi 
 Những đền xưa đổ nát dưới thời gian 
 Những sông vắng lê mình trong bóng tối. 
 Những tượng chàm lở lói rỉ rên than."
c. Hài thanh và ngắt nhịp:
- Thanh điệu có sự hài hòa bằng trắc, thể hiện ở các tiếng 3, 6, 8 của dòng thơ 
4. Thơ tự do:
a. Khổ thơ và dòng thơ: Phần lớn không chia khổ, nếu chia khổ thì không đều, dòng thơ không hạn định số tiếng 
b. Vần: Thơ tự do có thể có vần hoặc không có vần.
c. Hài thanh và ngắt nhịp: 
-Thanh điệu không có luật nhưng vẫn nhịp nhàng, cân đối.
-Nhịp thơ: Không theo luật mà ngắt nhịp theo cảm xúc, ý nghĩa của mỗi dòng thơ và bài thơ.
4. Củng cố: Nắm: Luật thơ của một số thể thơ phổ biến của Việt Nam.
5. Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt.
Tiết thứ: 31 
Ngày sọan:
Ngày dạy: 
THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Hiểu được một số biện pháp tu từ ngữ âm thường gặp.
-Biết cách phát hiện, phân tích vận dụng một số phếp tu từ ngữ âm quen thuộc.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
-Phát vấn. Đàm thoại.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 
 * Giáo viên	: Soạn giáo án. 
 * Học sinh	: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu khái niệm về "Luật thơ" và một số thể thơ phổ biến hiện nay?
3. Nội dung bài mới: 
a. Đặt vấn đề: 
b. Triển khai bài dạy: 
Hoạt động thầy và trò
Nội dung kiến thức
-Hoạt động 1: Thực hành về phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hưởng thích hợp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: đoạn văn trích đọc trong "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh.
-Sự phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài trong đoạn văn.
Giáo viên đọc đoạn văn, phát hiện và nhận xét về cách ngắt nhịp.
-Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp và tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp
Giáo viên phát hiện và nhận xét về thanh điệu và tính chất cảu các âm tiết cuối nhịp
-Thực hành về phép điệp âmđiệp thanhđiệp vần 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng gợi hình tượng của biện pháp điệp phụ âm đầu trong các câu thơ. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ và doạn thơ đã cho. Xác đinh vần và nhận xét về tác dụng của biện pháp điệp vần. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về phạm vi sử dụng của các phép tu từ ngữ âm đã thực hành. 
I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng thích hợp.
Bài tập 1:
-Đoạn văn gồm bốn nhịp (hai nhịp dài trước, hai nhịp ngắn sau) phối hợp với nhau để diễn tả nội dung của đoạn:
+Hai nhịp dài thể hiện lòng kiên trì và ý nghĩa quyết tâm của dân tộc ta trong việc đấu tranh vì tự do (gan góc) với một thời gian dài (hơn 80 năm nay, mấy năm nay).
+Hai nhịp ngắn khẳng định dứt khoát và đanh thép về quyền tự do và độc lập của dân tộc ta (phải được).
-Kết thúc ba nhịp đầu là các thanh bằng không dấu với ba âm tiết mở (nay, nay, do) tạo ra âm hưởng ngân vang, lan xa. Kết thúc nhịp thứ bốn là một thanh trắc với một âm tiết kép (lập) tạo ra sự lắng đọng trong lòng người đọc (người nghe).
-Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp (một dân tộc đó), lặp từ ngữ (dân tộc đã gan góc, nay phải được) đã tạo ra âm hưởng hùng hồn đanh thép cho lời tuyên ngôn.
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.
1.Bài tập 1:
a.	"Dưới quyên trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông"
Âm đầu (l) được lặp lại bốn lần gợi ra những hình tượng bông hoa lựu đỏ lấp ló trên cành những đốm lửa lập loè. Ánh lửa đó như đang phát sáng lung linh lập loè trên ngọn cây.
b. " Làn ao long lánh bóng trăng loe" 
- Câu thơ cũng xuất hiện 4 lần phụ âm đầu "l" - Sự cộng hưởng của 4 lần lặp lại tạo nên hình tượng bóng trăng lấp lánh và phát tán cả không gian rộng lớn trên mặt ao phản chiếu của mặt nước 
2. Bài tập 2:
a. trong bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến vần "eo" là vần chủ đạo (xuất hiện 5 lần trong thơ). Điều đó góp phần khắc hoạ hình tượng mùa thu yên tĩnh, trong trẻo ở làng quê Bắc Bộ - đồng thời cũng bộc lộ một tâm hồn thơ thanh khiết đắm say với thiên nhiên của nhà thơ.
b. Trong đoạn thơ của Tố Hữu vần "ang" xuất hiện 7 lần. Đây là vần chứa một nguyên âm rộng và âm tiết thuộc loại nửa mở (kết thúc bằng phụ âm mũi). Vần "ang" vì vậy gợi cảm giác rộng mở và chuyển động thích hợp với sắc thái miêu tả sự chuyển động mùa (từ mùa đông sang mùa xuân).
III. Tổng kết:
 Phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hưởng thường được dùng trong văn xuôi nhất là văn chính luận. 
- Phép tu từ tạo nhịp điệu điệp thanh thường được sử dụng nhiều trong thơ ca.
4. Củng cố: Nắm nội dung bài học.
5. Dặn dò: Tiết sau học Làm văn. 
Tiết thứ: 32-33 
Ngày sọan:
Ngày dạy: 
 VIẾT BÀI SỐ 3
A. MỤC TIÊU: 
 Giúp học sinh:
	-Vận dụng những kiến thức cơ bản đã học trong các văn bản đọc hiểu để viết bài nghị luận về một đoạn thơ trữ tình.
	-Vận dụng đựoc khả năng nghị luận văn học để viết bài làm văn phù hợp với yêu cầu của đề bài.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 
 * Giáo viên	: Soạn giáo án. 
 * Học sinh	: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới: 
a. Đặt vấn đề: 
b. Triển khai bài dạy: 
Hoạt động thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà: Đọc phần hướng đẫn chung và thực hiện các yêu cầu ở phần này để có cơ sở làm tốt bài văn. 
- Sau đó đọc trước phần gợi ý cách làm bài + tư lệu tham khảo.
Hoạt động 2:Giới thiệu đề văn. 
Giáo viên chép đề lên bảng. 
Giáo viên có thể chọn một trong bốn câu của Sách giáo khoa hoặc chọn một đề khác phù hợp với học sinh. 
Hoạt động 3:
Tổ chức cho học sinh làm bài. 
Giáo viên nhắc học sinh cố gắng vận dụng tri thức và kĩ năng làm văn đã học khi làm bài.
Hoạt động 4:Thu bài. 
Dặn dò: Giáo viên nhắc học sinh xem lại kiến thức và kĩ năng tiếng Việt nhằm củng cố năng lực viết văn và rút kinh nghiệmchuẩn bị cho tiết trả bài. 
I. Hướng dẫn chung.
1. Ôn tập.
-Kiến thức văn học sử, kỷ năng đọc hiểu văn bản.
-Kiến thức và kỷ năng Tiếng Việt.
-Kiến thức và kỷ năng nghị luận.
2. Rút kinh nghiệm từ bài làm văn số 2 để tránh những lỗi về diễn đạt lập luận.
II. Đề bài.
 Chọn đề 2 (Sgk):
1. Câu 1 (3 điểm): Theo anh (chị) trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) những câu thơ nào biểu hiện rõ nét nhất vẻ đẹp bi tráng và tâm hồn phóng khoáng thơ mộng của người lính? Phân tích ngắn gọn để giải thích ý kiến của mình 
2. Câu 2 (7 điểm): Cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
 "Ta về mình có nhớ ta,
 Ta về ta nhớ những hoa cùng người
 Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
 Đèn cao ánh nắng dao gài thắt lưng
 Ngày xuân mơ nở khắp rừng
 Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
 Ve kêu rừng phách đổ vàng
 Nhớ cô em gái hái măng một mình
 Rừng thu trăng soi hoà bình,
 Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung "
 (Trích Việt Bắc-Tố Hữu).
 Học sinh làm bài. 
Giáo viên hạn định độ dài bài viết.
- Câu 1: 20 dòng.
- Câu 2: 1500 từ (khoảng ba trang).
- Thời gian làm bài: 90 phút .
Giáo viên lưu ý học sinh: Không được cử dụng tài liệu, không trao đổi, thảo luận.
Thang điểm:
Câu 1: 3.0
Nêu được cơ bản các ý , diễn đạt dễ hiểu, ít mắc lỗi ( 3.0 điểm)
Hiểu đề chưa đầy đủ, diễn đạt hạn chế, còn mắc lỗi câu, chính tả (1.5 điểm)
Câu 2: 7.0
	Điểm 7: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, phân tích và bình giá tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng . Có thể còn có một vài sai sót nhỏ
	Điểm 5 : Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú, phân tích bình giá chưa thật sâu sắc nhưng phải làm rõ được yêu cầu , diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
	Điểm 3: Đáp ứng được khoảng 1/2 yêu cầu nêu trên , dẫn chứng chưa thật phong phú, phân tích bình giá chưa thật sâu sắc nhưng phải làm nổi bật được yêu cầu , diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 2 : Chưa nắm được nội dung, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài , phân tích, bình giá còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ , ngữ pháp.
	Điểm 0 : Không hiểu đề , sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
 (Thầy cô cân nhắc làn điểm cho hợp với yêu cầu của mình!)
III. Gi¸o viªn chän ch÷a mé sè lçi cña bµi lµm häc sinh
IV.Tæng hîp lµn ®iÓm
Stt
Líp
Tsè
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
4. Củng cố - dặn dò:Tiết sau học Đọc thêm 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Nguvan12New CTChuan.doc