Giáo án Ngữ văn 12 - THPT Tuyên Hoá

Giáo án Ngữ văn 12 - THPT Tuyên Hoá

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS:

- Nắm đc một số nét tổng quát về các chặng đường ptriển, những thành tựu chủ yếu và những đ2 cbản của vh VN từ C/m tháng Tám 1945 đến1975 và những đổi mới bước đầu của Vh Việt Nam gđoạn từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.

-Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về Vh Việt Nam từ C/m tháng Tam 1945 đến hết thế kỉ XX.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV,S.tham khảo

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Đọc hiểu, gợi tìm, trao đổi t/luận và trả lời c/ hỏi.

 

doc 303 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - THPT Tuyên Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuẦn 1	 	Ngày soạn: 24 - 8 - 2008
Tiết 1-2	 Ngày giảng: 25 - 8 - 2008
Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
A. Mục tiêu bài học Giúp HS:
- Nắm đc một số nét tổng quát về các chặng đường ptriển, những thành tựu chủ yếu và những đ2 cbản của vh VN từ C/m tháng Tám 1945 đến1975 và những đổi mới bước đầu của Vh Việt Nam gđoạn từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
-Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về Vh Việt Nam từ C/m tháng Tam 1945 đến hết thế kỉ XX.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV,s.tham khảo
C. Cách thức tiến hành: Đọc hiểu, gợi tìm, trao đổi t/luận và trả lời c/ hỏi.
D. Tiến trình dạy học
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở viết, SGK của HS
Bài mới: Tiết 1 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
GV gọi một HS đọc phần 1 SGK
H: Nền vhọc dtộc trước và sau C/m tháng Tám 1945 có gì khác biệt, có gì mới?
H: Từ năm 1945 đến 1975, nước ta đã trải qua những biến cố, sự kiện l/sử nào?
H: Cho biết đkiện ktế, vhóa, xh trong thời kỳ này?
H: Vh VN 1945-1975 ptriển qua mấy chặng? đó là những chặng nào?
Qua 3 chặng:
1945 - 1954
1955 - 1964
1965 - 1975
H: Hãy kể tên một số tp kịch?
Gv: Vh gđoạn này tập trung viết về cuộc k/c chống đế quốc Mĩ
H: ND chính của v học chặng đường này là gì?
H: Hãy nêu những t/tựu chính của vhọc gđoạn này?
H: Hãy kể tên một số tp thơ tiêu biểu?
H: Hãy kể tên một số tp kịch?
H: Hãy nêu những đ2 cbản của vhọc VN từ 1945->1975?
H: Vh gđoạn này tập trung vào những đề tài lớn nào?
H: Tại sao nói nền vh giai đoạn 1945 - 1975 là nền vh hướng về đại chúng?
Tiết 2
Hoạt động 2.
H: Em hãy nêu những nét k/quát về h/cảnh l/sử, xhội, vhoá?
H: NQ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã chỉ rõ vấn đề gì?
H: Hãy cho biết chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của vhọc VN giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX?
H: Hãy kể tên một số trường ca tiêu biểu?
Kịch:
Nhân danh công lí (Doãn Hoàng Giang)
Hồn Chương Ba, da hàng thịt, Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ)
Hoạt động 3
GV gọi một HS đọc phần kluận trong SGK 
I/ Khái quát văn học Việt Nam từ Cách máng tháng Tám 1945 đến 1975
1/ Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- CM tháng Tám 1945 thành công đã mở ra kỉ nguyên đlập lâu dài cho đnước-> tạo nên nền vhọc mới dưới sự lđạo của Đảng c/s với sự thống nhất cao.
- Xuất hiện lớp nhà văn mới: nhà văn - chiến sĩ.
- Từ năm 1945 đến 1975 nước ta đã trải qua nhiều biến cố, sự kiện l/sử trọng đại.
+ Công cuộc xd c/s mới, con người mới ở miền Bắc.
+ Cuộc k/c ái quốc vĩ đại của dtộc chống P-Mĩ.
- Nền ktế nghèo nàn, lạc hậu và chậm p/triển.
- Sự giao lưu vhoá với nước ngoài ko thuận lợi, chỉ giới hạn ở một số nước.
2/ Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
- Kịch:
+ Một Đảng viên ( Học Phi)
+ Ngọn lửa (Nguyễn Vũ)
+ Quẫn (Lộng Chương)
+ Chị Nhàn, Nổi gió ( Đào Hồng Cẩm)
-> Tóm lại: Vh gđoạn này đạt đc nhiều t/tựu, đặc biệt ở thể loại thơ ca với c/hứng l/mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan, tin tưởng.
c/ Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975
* Nội dung chính:
Ca ngợi tinh thần y/nước và c/nghĩa a/hùng CM của cả dtộc.
* Thành tựu:
- Vxuôi: P/á cuộc c/đấu và lđộng, khắc hoạ khá thành công h/ảnh con người VN anh dũng, kiên cường.
+ Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi)
+ Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
+ Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
+ Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu)
- Thơ: Đánh dấu bước tiến mới của nền thơ VN hiện đại.
+ Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu)
+ Hoa ngày thường, Chim báo bão (Chế Lan Viên)
+ Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm
- Kịch: Có những thành tựu đáng ghi nhận
+ Quê hương VN và Thời tiết ngày mai (Xuân Trình)
+ Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)
- Nghiên cứu, lí luận, phê bình: Xhiện nhiều công trình có gtrị với những cây bút tiêu biểu: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lê Đình Kỵ.
- Vh tiến bộ đô thị miền Nam xhiện các cây bút: Sơn Nam, Vũ Bằng, Viễn Phương.
3/ Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
a/ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Khuynh hướng, tư tưởng chủ đạo của nền vh mới: là tư tưởng C/m. Vh trước hết phải là một thứ vũ khí p/vụ sự nghiệp CM.
- Q/trình v/động ptriển của nền vh mới ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử, theo sát từng n/vụ ch/trị của đnước.
- Đề tài: Tổ quốc và CNXH
Tóm lại:
Vh gđoạn này như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của đ nước và CM.
b/ Nền văn học hướng về đại chúng
- Đại chúng là đtượng p/á và đ/tượng phục vụ, vừa là người cung cấp, bổ sung l2 s/tác cho vhọc.
- Hình thành q/niệm mới về đ/nước: Đ/nước của n.dân.
- Quan tâm đến đ/s của ndlđ, với nỗi bất hạnh và niềm vui của người lđộng nghèo.
- Nội dung: ngắn gọn, dễ hiểu
- Chủ đề: rõ ràng
- Hình thức n/thuật: Quen thuộc
- Ngôn ngữ: Bình dị, trong sáng.
c/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
II/ Vài nét khái quát về văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
1/ Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Với c/thắng mùa xuân năm 1975, l/sử dân tộc mở ra một t/kỳ mới: đlập, tự do và thống nhất đnước. Tuy nhiên từ đó đnước ta lại gặp những k2, thử thách mới.
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã chỉ rõ: Đmới là “nhu cầu bức thiết”, là “vấn đề có ý nghĩa sống còn” của toàn dtộc.
+ Ktế: Chuyển sang ktế thị trường
+ Vhoá: Tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên tgiới.
+ Vhọc: dịch thuật, báo chí và các phương tiện truyền thông ptriển m2.
-> Tóm lại: Đnước bước vào công cuộc đổi mới, thúc đẩy nền vhọc cũng phải đmới phù hợp với n/vọng của n/văn và người đọc cũng như q/luật p/triển khách quan của nền vhọc.
2/ Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
- Từ sau 1975, thơ ko tạo đc sự lôi cuốn, hấp dẫn như ở gđoạn trước. Tuy nhiên vẫn có những tp ít nhiều tạo đc sự chú ý của người đọc.
+ Tự hát (Xuân Quỳnh)
+ Người đàn bà ngồi đan (ý Nhi)
+ ánh trăng (Nguyễn Duy)
+ Xúc xắc mùa thu (Hoàng Nhuận Cầm)..
- Hiện tượng nở rộ trường ca sau năm 1975 là một trong những thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này
+ Đất nước hình tia chớp (Trần Mạnh Hảo)
+ Những người đi biển (Thanh Thảo)
- Từ sau năm 1975 văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca:
+ Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)
+ Thời xa vắng (Lê Lựu)
+ Người đàn bà đi trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê (Nguyễn Minh Châu)...
- Kịch ptriển mạnh mẽ
- Lí luận, nghiên cứu, phê bình vh cũng có sự đmới.
-> Tóm lại:- Từ năm 1986 (sau Đại hội VI của Đảng) vh từng bước chuyển sang gđoạn đmới sâu sắc, mạnh mẽ và khá toàn diện.
- Vh VN từ 1975 đến hết thế kỉ XX đã v/động theo k/hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản sâu sắc.
III/ Kết luận: SGK
+ Q/trình ptriển và những t/tựu c/yếu của vh VN từ Cm tháng Tám 1945-> 1975.
+ Những đ2 cbản của vh VN 1945 - 1975
+ Những đổi mới bước đầu của vh VN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
E. Củng cố: Qua Ghi nhớ (SGK)
F. Dặn dò.- Chuẩn bị bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
 Ngày soạn: 25-8-2008
Tiết 3-Làm văn Ngày giảng:27-8 -2008
 nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS
-Nắm đc cách viết bài n/luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý
-Có ý thức và khả năng tiếp thu những q/niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng, đạo lí.
b. phương tiện thực hiện: sgk, sgv,sách tham khảo
c. cách thức tổ chức: chủ yếu dùng pp đàm thoại củng cố k/thức và rèn luyện kĩ năng viết bài văn n/luận về tư tưởng, đạo lí.
D. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài củ
Giới thiệu bài mới
Tổ chức bài học
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
GV cho HS tìm hiểu đề và lập dàn ý theo đề bài ở SGK và phần h/dẫn học tập.(chủ yếu khái quát và ngắn gọn)
H: Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
H: Với thanh niên, HS ngày nay, sống thế nào đc coi là sống đẹp?
H: Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?
H: Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
H: Bài viết này cần s/dụng các tư liệu thuộc l/vực nào trong c/s để làm dẫn chứng?
 Hoạt động 2:
-GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo gợi ý ở SGK
 Hoạt động3: 
GV hướng dẫn HS sơ kết, nêu hiểu biết về nghị luận xh nói chung, cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý nói riêng
I.Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
Đề bài:
Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: 
 Ôi! Sống đẹp là thế nào,hỡi bạn?
a.Tìm hiểu đề:
-Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề “sống đẹp” trong đời sống của mỗi con người. Đây là vấn đề cơ bản mà mỗi con người xứng đáng là “con người’ cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực.
-Để sống đẹp, mỗi người cần x/định: lí tưởng(mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp; tâm hồn tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ( kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt; hành động tích cực, lương thiện
+Với thanh niên, HS muốn trở thành người sống đẹp, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách.
INhư vậy bài làm có thể chia làm 4 nội dung: 
 + Tâm hồn lành mạnh
+ Lí tưởng đúng đắn
 + Trí tuệ sáng suốt
 + Hành động tích cực
-Các thao tác lập luận chính:
+ Giải thích( sống đẹp)
+ Phân tích( các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp)
+ Chứng minh, bình luận( nêu những tấm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực
-Dẫn chứng: Thực tế, có thể lấy trong văn thơ nhưng ko nhiều.
 b. Lập dàn ý
-Đề tài NL về một tư tưởng, đạo lí vô cùng phong phú, bao gồm các vấn đề về nhận thức (lí tưởng, mđích sống); về tâm hồn, t/cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ cần cù, thái độ hoà nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi); về các qhệ gđình (tình mẫu tử, tình anh em); về quan hệ xh (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn) và về cách ứng xử, những hđ của mỗi người trong c/s 
- Các thao tác lập luận cơ bản thường được s/dụng trong kiểu bài này là: gthích, p/tích, c/m,so sánh, bác bỏ , bluận.
[Ghi nhớ
E- Củng cố: kiến thức qua ghi nhớ
F. Dặn dò:Chuẩn bị bài “ Tuyên ngôn độc lập”
 Ngày soạn: 8-8-2008
Tiết 4 - Đọc văn 	 Ngày giảng: 9-9-2009
Tuyên ngôn độc lập
-Hồ chí minh-
A. MUẽCTIEÂU bài học: Giuựp hoùc sinh :
Hiểu được quan điểm sáng tác, những nét khái quát về sự nghiệp văn học 
và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
B. phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thieỏt keỏ baứi giaỷng, OÂn taọp Ngửừ vaờn 12. Soaùn giaựo aựn
C. cách thức tổ chức: ẹoùc dieón caỷm, gụùi mụỷ, thaỷo luaọn, bỡnh giaỷng.
D. tiến trình DAẽY HOẽC 
 	1. OÅn ủũnh lụựp : Kieồm tra neà neỏp, sú soỏ, taực phong hoùc sinh.
 	2. Kieồm tra baứi cuừ : kieồm tra 3-5 vụỷ soaùn cuỷa hoùc sinh.
	3.Giới thiệu bài mới:
“Bỏc sống như trời đất của ta
Yờu từng ngọn lỳa mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nụ lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”.
( Bỏc ơi - Tố Hữu)
Hoà Chớ Minh laứ ngửụứi ủaởt neàn moựng, ngửụứi mụỷ ủửụứng cho vhoùc cm. Sửù nghieọp vaờn hoùc Hoà Chớ Minh raỏt ủaởc saộc veà noọi dung tử tửụỷng, p2 ủa daùng veà theồ loaùi vaứ phong caựch staực.
- Tổ chức baứi daùy: phần một: Tác giả
Hoạt ...  man dại đẫm tố chất núi rừng. 
Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà còn bảo vệ sự sống, bảo vệ làng Xô Man: "Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng". Hình tượng xà nu chứa đựng tinh thần quả cảm, một sự kiêu hãnh của vị trí đứng đầu trong bão táp chiến tranh. 
+ Trong quá trình miêu tả rừng xà nu, cây xà nu, nhà văn đã sử dụng nhân hóa như một phép tu từ chủ đạo. Ông luôn lấy nỗi đau và vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực để nói về xà nu khiến xà nu trở thành một ẩn dụ cho con người, một biểu tượng của Tây Nguyên bất khuất, kiên cường. 
Các thế hệ con người làng Xô Man cũng tương ứng với các thế hệ cây xà nu. Cụ Mết có bộ ngực "căng như một cây xà nu lớn", tay "sần sùi như vỏ cây xà nu". Cụ Mết chính là cây xà nu cổ thụ hội tụ tất cả sức mạnh của rừng xà nu. Tnú cường tráng như một cây xà nu được tôi luyện trong đau thương đã trưởng thành mà không đại bác nào giết nổi. Dít trưởng thành trong thử thách với bản lĩnh và nghị lực phi thường cũng giống như xà nu phóng lên rất nhanh tiếp lấy ánh mặt trời. Cậu bé Heng là mầm xà nu đang được các thế hệ xà nu trao cho những tố chất cần thiết để sẵn sàng thay thế trong cuộc chiến cam go còn có thể phải kéo dài "năm năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa". 
+ Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm (đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời) gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt, gợi ra sự bất diệt, kiêu dũng và hùng tráng của con người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại. ấn tượng đọng lại trong kí ức người đọc mãi mãi chính là cái bát ngát của cánh rừng xà nu kiêu dũng đó.
5. GV tổ chức cho HS tìm hiểu về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man theo các nội dung sau:
- Phẩm chất của người anh hùng Tnú.
- Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết 4 lần nhắc tới ý: "Tnú không cứu được vợ con" để rồi ghi tạc vào tâm trí người nghe câu nói: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo".
- Cảm nhận về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày và tranh luận với các nhóm khác.
- GV định hướng, nhận xét và điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ bản.
5. Cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man
Cuộc đời Tnú gắn liền với cuộc đời làng Xô Man. Âm hưởng sử thi chi phối tác giả trong khi xây dựng nhân vật này. Tnú có cuộc đời tư nhưng không được quan sát từ cái nhìn đời tư. Tác giả xuất phát từ vấn đề cộng đồng để phản ánh đời tư của Tnú.
+ Phẩm chất, tính cách của người anh hùng:
- Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết).
- Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung thành).
- Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay).
- Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn.
+ "Tnú không cứu được vợ con"- cụ Mết nhắc tới 4 lần để nhấn mạnh: khi chưa cầm vũ khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người thương yêu nhất Tnú cũng không cứu được. Câu nói đó của cụ Mết đã khắc sâu một chân lí: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất. Chân lí cách mạng đi ra từ chính thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc, của những người thương yêu nên chân lí ấy phải ghi tạc vào xương cốt, tâm khảm và truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. 
+ Số phận của người anh hùng gắn liền với số phận cộng đồng. Cuộc đời Tnú đi từ đau thương đến cầm vũ khí thì cuộc đời của làng Xô Man cũng vậy.
- Khi chưa cầm vũ khí, làng Xô Man cũng đầy đau thương: Bọn giặc đi lùng như hùm beo, tiếng cười "sằng sặc" của những thằng ác ôn, tiếng gậy sắt nện "hù hự" xuống thân người. Anh Xút bị treo cổ. Bà Nhan bị chặt đầu. Mẹ con Mai bị chết rất thảm. Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay.
- Cuộc sống ngột ngạt dòn nén đau thương, căm thù. Đên Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay, làng Xô Man đã nổi dậy "ào ào rung động", "xác mười tên giặc ngổn ngang", tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!" 
 Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyện một thời, một nước. Như vậy, câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa cuộc đời một dân tộc. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn.
6. HS nhận xét về các nhân vật: cụ Mết, Mai, Dít, Heng (GV gợi ý: Các nhân vật này có đóng góp gì cho việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?).
6. Vai trò của các nhân vật: cụ Mết, Mai, Dít, Heng.
+ Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung.
+ Cụ Mết "quắc thước như một cây xà nu lớn" là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi. 
+ Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
+ Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
Dường như cuộc chiến khốc liệt này đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có sức trỗi dậy của một Phù Đổng Thiên Vương.
7. Qua những phân tích trên, HS phát biểu chủ đề của truyện. 
GV điều chỉnh và nhấn mạnh.
7. Chủ đề tác phẩm
Chủ đề tác phẩm được phát biểu trực tiếp qua lời cụ Mết:Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!", tức là phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Đó là con đường giải phóng dân tộc của thời đại cách mạng.
8. GV nêu vấn đề để HS tìm hiểu vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm
8. Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm
+ Khuynh hướng sử thi thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện: đề tài, chủ đề, hình tượng, hệ thống nhân vật, giọng điệu,
+ Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết (già làng), kể bên bếp lửa gợi nhớ lối kể " khan" sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, những bài "khan" được kể như những bài hát dài hát suốt đêm.
+ Cảm hứng lãng mạn: tính lãng mạn thể hiện ở cảm xúc của tác giả bộc lộ trong lời trần thuật, thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
Qua truyện ngắn Rừng xà nu, HS nhận xét về phong cách Nguyễn Trung Thành.
IV. Tổng kết
+ Qua truyện gắn Rừng xà nu, ta nhận thấy đặc điểm phong cách sử thi Nguyễn Trung Thành: hướng vào những vấn đề trọng đại của đời sống dân tộc với cái nhìn lịch sử và quan điểm cộng động.
+ Rừng xà nu là thiên sử thi của thời đại mới. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: phải cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù bạo tàn để bảo vệ sự sống của đất nước, nhân dân.
Làm văn:
Viết bài làm văn số 6- nghị luận văn học
 A- Mục tiêu bài học
 - Củng cố và nâng cao kiến thức về các thể loại văn học 
- Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt: xác định đề, lập dàn ý, diễn đạt.
- Nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học
- Viết được bài văn nghị luận văn học thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục. 
B. phương tiện dạy học
 SGK, giáo án, tài liệu tham khảo 
C. Phương pháp dạy học
 Bài học tập trung vào nghị luận một vấn đề văn học. => Lưu ý HS ôn lại những tri thức về nghị luận, về thao tác lập luận,...để HS biết cách lập luận một cách chặt chẽ, nêu luận điểm rõ ràng, đưa dẫn chứng thuyết phục, hấp dẫn.
D. tiến trình lên lớp
 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Ra đề làm văn cho HS: GV có thể vận dụng theo đề bài trong SGK hoặc tự ra đề cho phù với đối tượng học sinh.
 - Thu bài.
 Gợi ý một số đề tham khảo
Đề 2: Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam trong hai áng văn tùy bút: Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Gợi ý:
Bài viết cần có những ý cơ bản sau:
1. Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân:
+ Hình ảnh dòng sông Đà.
+ Chất văn Nguyễn Tuân.
2. Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương trong tùy bút: Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+ Hình ảnh dòng sông Hương.
+ Chất văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
3. So sánh chất văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Chất văn Nguyễn Tuân trong quá trình làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của những dòng sông.
Đề 3: Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Gợi ý dàn bài:
Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.
- Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, nhà thơ trong đó có Vợ nhặt của Kim Lân.
+ Nhận xét khái quát: 
- Vợ nhặt xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Qua tình huống truyện, tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Thân bài:
1. Bối cảnh xây dựng tình huống truyện.
+ Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết.
+ Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương. Những người sống luôn bị cái chết đe dọa.
2. Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm "nhặt" được vợ. Đó là một tình huống độc đáo
+ ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ "ế" vợ rất cao:
- Ngoại hình xấu, thô.
- Tính tình có phần không bình thường.
- Ăn nói cộc cằn, thô lỗ.
- Nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già.
- Nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám.
+ Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo lô gíc tự nhiên).
+ Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ
- Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên.
- Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên
- Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn " ngờ ngợ".
+ Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí
- Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì "người ta" không thèm lấy một người như Tràng.
- Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được.
3. Giá trị hiện thực: tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói
+ Cái đói dồn đuổi con người.
+ Cái đói bóp méo cả nhân cách.
+ Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp.
+ Vợ nhặt có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít.
4. Giá trị nhân đạo:
+ Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.
- Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình.
- Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt"
- Tình yêu thương con của bà cụ Tứ.
+ Con người huôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai:
- Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống.
- Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp.
- Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật.
Kết bài:
+ Khẳng định tài năng nhà văn qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
+ Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an nhu van 12.doc