Giáo án Ngữ văn 12 - Tập 2

Giáo án Ngữ văn 12 - Tập 2

I. Mục tiêu bài học:

 - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức của thực dân và chúa đất thống trị, quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

- Những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật,sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, phong tục tập quán người Mông, lời văn tinh tế, đầy chất thơ

- Có kỹ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự

- Bồidưỡng tình yêu thương con người

II. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV,

- Tài liệu, Công cụ: tranh ảnh minh họa

III. Cách thức tiến hành:

 Kết hợp nhiều phương pháp: Đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu), trao đổi thảo luận, diễn giảng

 

doc 130 trang Người đăng hien301 Lượt xem 5364Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19.12.2010
Tuàn 20
Tiết thứ: 55 Đọc văn VỢ CHỒNG A PHỦ
 (Trích) -Tô Hoài-
I. Mục tiêu bài học: 
 - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức của thực dân và chúa đất thống trị, quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
- Những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật,sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, phong tục tập quán người Mông, lời văn tinh tế, đầy chất thơ
- Có kỹ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự
- Bồidưỡng tình yêu thương con người
II. Phương tiện thực hiện: 
- SGK, SGV, 
- Tài liệu, Công cụ: tranh ảnh minh họa
III. Cách thức tiến hành:
	Kết hợp nhiều phương pháp: Đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu), trao đổi thảo luận, diễn giảng
IV.Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả
+ GV: Nêu những nét chính về tác giả? 
+ HS: đọc tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả
- Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm
+ GV: Nêu xuất xứ tác phẩm?
+ GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cốt truyện 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Mị.
 + GV: Đọc đoạn văn giới thiệu sự xuất hiện của nhân vật Mị?
+ GV: Qua sự xuất hiện của Mị, em cảm nhận ban đầu như thế nào về Mị?
+ GV: Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của Tô Hoài?
+ GV: Trước khi làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra, Mị là cô gái có gì đặc biệt?
+ HS: Tìm chi tiết Mị rất đẹp, rất tài hoa, rất tự trọng.
+ GV: Vì sao Mị về làm dâu nhà thống lí Pá Tra? 
+ GV: Vì sao bố Mị đã qua đời mà Mị không ăn lá ngón tự tử?
+ GV: Bình giảng
+ GV: Ban đầu, Mị có những phản kháng gì?
+ GV: Đọc đoạn văn thể hiện nổi cực khổ của Mị?
- Nhận xét về đoạn văn?
+ GV: Đọc đoạn văn thể hiện nỗi đau về tinh thần của Mị?
- Nhận xét?
+ GV: Thái độ của Mị lúc này như thế nào?
Những chi tiết trên giúp ta hiểu gì về dời sống tinh thần của Mị?
Hết tiết 1
I- Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920. 
- Quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Tây) nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội).
- Viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại Dế mèn phiêu lưu kí. 
- Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.
- Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.
- Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư.
- Năm 1996, được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: 
+ Dế mèn phiêu lưu kí (1941), 
+ O chuột (1942), 
+ Nhà nghèo (1944), 
+ Truyện Tây Bắc (1953), 
+ Miền Tây (1967),
2. Văn bản: 
a. Xuất xứ và hòan cảnh sáng tác:
- In trong tập Truyện Tây Bắc – được tặng giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955
- Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.
b. Tóm tắt:
- Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
- Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
- Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.
- A Phủ đánh A Sử nên nên đã bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí.
- Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.
- Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.
 - Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nhân vật Mị:
 a. Sự xuất hiện của Mị:
 - Hình ảnh: Một cô con gái “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”.
à Một cô gái lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri vô giác: cái quay sợi, tàu ngựa, tảng đá
 - “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”
à Lúc nào cũng cúi đầu nhẫn nhục và luôn u buồn
=> Cách giới thiệu nhân vật ấn tượng để dẫn dắt vào trình tìm hiểu số phận nhân vật.
b. Bi kịch thân phận làm dâu gạt nợ 
* Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra:: Một cô con gái(__________________________________________________________________________________________________
- Là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo: “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buông Mị”, “Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”
- Là người con hiếu thảo, tự trọng: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”
*Khi về làm dâu nhà thống lí:
- Nguyên nhân: Vì món nợ truyền kiếp bố mẹ vay gia đình nhà thống lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ
à Mị là con nợ đồng thời cũng là con dâu nên số phận đã trói buộc Mị đến lúc tàn đời.
- Lúc đầu: Mị phản kháng quyết liệt.
 + “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”
 + Mị tính chuyện ăn lá ngón để tìm sự giait thoát.
 + Vì lòng hiếu thảo nên phải nén nỗi đau riêng, quay trở lại nhà thống lí.
- Những ngày làm dâu:
+ Bị vắt kiệt sức lao động:
“Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa màu thì giặt đay, xe đay, đến mùa thi đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi”
“Con ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”
à Bị biến thành một thứ công cụ lao động là nỗi cực nhục mà Mị phải chịu đựng.
+ Chịu nỗi đau khổ về tinh thần:
Bị giam cầm trong căn phòng “kín mít,có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”
à Sống với trạng thái gần như đã chết.
- Thái độ của Mị:
+ “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen rồi.”
+ “Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa () ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”
+ “Mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.” 
=> Sống tăm tối, nhẫn nhục, đau khổ, tê liệt về tinh thần, buông xuôi theo số phận.
4. Củng cố: 	- Bi kịch cuộc đời Mị?.
5. Dặn dò 
Học bài, soạn tiếp tiết 2 VCAP
* KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:
Ngày soạn: 19.12.2010
Tuàn 20
Tiết thứ: 56 Đọc văn VỢ CHỒNG A PHỦ
 (Trích) -Tô Hoài-
I. Mục tiêu bài học: 
 - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức của thực dân và chúa đất thống trị, quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
- Những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật,sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, phong tục tập quán người Mông, lời văn tinh tế, đầy chất thơ
- Có kỹ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự
- Bồidưỡng tình yêu thương con người
II. Phương tiện thực hiện: 
- SGK, SGV, 
- Tài liệu, Công cụ: tranh ảnh minh họa
III. Cách thức tiến hành:
	Kết hợp nhiều phương pháp: Đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu), trao đổi thảo luận, diễn giảng
IV.Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích bi kịch của Mị khi về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá tra?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
+ GV: Đọc đoạn văn miêu tả cảnh mùa xuân?
+ GV: Cảnh thiên nhiên vào xuân có ảnh hưởng gì đến nhân vật Mị?
+ GV: Tâm trạng Mị lúc uống rượu trong đêm mùa xuân như thế nào? Nhận xét về điều đó?
+ GV: Tâm trạng Mị lúc nghe tiếng sáo gọi bạn đêm tình mùa xuân? Bình luận?
+ GV: Lúc đó, Mị có ý nghĩ gì?
- Vì sao Mị lại có ý nghĩ như vây?
+ GV: Tiếng sáo có ý nghĩa gì?
+ GV: Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có những hành động gì?
- Vì sao?
+ GV: Tâm trạng Mị khi bị A Sử trói đứng trong đêm mùa xuân diễn biến như thế nào? Bình luận?
Gv bình:
+ GV: Đọc đoạn văn thể hiện tâm trạng Mị lúc thấy A Phủ trói đứng trong đêm? Bình luận?
- Tại sao lúc đầu Mị lại có thái độ như vay?
+ GV: Nguyên nhân nào đã khiến Mị có hành động cắt dây trói cho A Phủ?
+ GV: Vì sao Mị chạy cùng A Phủ?
+ GV: Giá trị nhân đạo được thể hiện nhân vật Mị mà Tô Hoài muốn nêu lên là gì?
 + GV: Vì sao nói A Phủ là nhân vật có số phận đặc biệt?
+ GV: Nhân vật A Phủ có những tính cách đặc biệt nào? Đọc đoạn văn miêu tả cảnh A Phủ đánh A Sử?
+ GV: Khi trở thành người làm công gạt nợ, tính cách của A Phủ như thế nào? Có thay đổi so với trước kia hay không?
+ GV: Tính cách của A Phủ còn được bộc lộ ở những chi tiết nào?
+ GV: Nhận xét về nghệ thuật thể hiện nhân vật A Phủ của Tô Hoài?
+ GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm ?
+ HS: Thảo luận theo nhóm bàn trong 5 phút và cử đại diện trả lời.
+ GV: Ghi nhận các ý kiến và chốt lại theo đáp án.
.
+ GV: Nêu giá trị nội dung tác phẩm?
+ HS: Dựa vào mục Ghi nhớ va ftrả lời
+ GV: Nêu giá trị nghệ thuật nổi bật của tác phẩm?
+ HS: Dựa vào mục Ghi nhớ và trả lời
I- Tìm hiểu chung:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nhân vật Mị:
c. Sức sống tiềm tàng của Mị:
* Cảnh mùa xuân:
+ “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét tất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ”
+ “Đám trẻ đợi tết, chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà..”
- Mị nghe tiếng sáo gọi bạn “vọng lại thiết tha, bổi hổi”. Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
* Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:
- Lúc uống rượu đón xuân:
- “Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ực từng bát”
à Mị như đang uống cái đắng cay của phần đời đã qua, uống cái khao khát của phần đời chưa tới. Rượu làm cơ thể và đầu óc Mị say nhưng tâm hồn đã tỉnh lại sau bao ngày câm nín, mụ mị vì bị đày đọa.
- Khi nghe tiếng sáo gọi bạn:
+ Nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: thổi sáo, thổi lá giỏi, “có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”
“ Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước Mị muốn đi chơi”
 + Mị có ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực:
“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra”
à Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình.
 + Trong đầu Mị vẫn đang rập rờn tiếng sáo:
“Anh ném Pao, em không bắt
Em không yêu quả Pao rơi rồi”.
à  ...  chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm, thuyết phục.
-Tính trừu tượng, khái quát.
-Tính lí trí, lôgíc.
-Tính phi cá thể.
-Tính khuôn mẫu.
-Tính minh xác.
-Tính công vụ.
Hoạt động 3: Luyện tập
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: So sánh hai phần văn bản (mục 4- SGK), xác định phong cách ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ của hai văn bản.
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức để xác định và phân tích.
- HS thảo luận theo nhóm học tập, cử đại diện trình bày và tham gia tranh luận với các nhóm khác.
Bài tập 1: Hai phần văn bản đều có chung đề tài (trăng) nhưng được viết với hai phong cách ngôn ngữ khác nhau:
+ Phần văn bản (a) được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học nên ngôn ngữ dùng thể hiện tính trừu tượng, khái quát, tính lí trí, lôgíc, tính phi cá thể.
+ Phần văn bản (b) được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nên ngôn ngữ dùng thể hiện tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
Bài tập 2: Đọc văn bản lược trích (mục 5- SGK) và thực hiện các yêu cầu:
a) Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
b) Phân tích đặc điểm về từ ngữ, câu văn, kết cấu văn bản.
c) Đóng vai một phóng viên báo hàng ngày và giả định văn bản trên vừa được kí và ban hành một vài giờ trước, anh (chị) hãy viết một tin ngắn theo phong cách báo chí (thể loại bản tin) để đưa tin về sự kiện ban hành văn bản.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu trên.
- HS làm việc cá nhân và trình bày kết quả trước lớp để thảo luận. 
Bài tập 2: 
a) Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ hành chính.
b) Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản có đặc điểm:
+ Về từ ngữ: văn bản sử dụng nhiều từ ngữ thường gậưp trong phong cách ngôn ngữ hành chính như: quyết định, căn cứ, luật, nghị định 299/HĐBT, ban hành điều lệ, thi hành quyết định này,
+ Về câu: văn bản sử dụng kiêểu câu thường gặp trong quyết định (thuộc văn bản hành chính): ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ căn cứ xét đề nghị quyết định I II III IV V VI
+ Về kết cấu: văn bản có kết cấu theo khuôn mẫu 3 phần: 
- Phần đầu: quốc hiệu, cơ quan ra quyết định, ngày thánh năm, tên quyết định.
- Phần chính: nội dung quyết định.
- Phần cuối: chữ kí, họ tên (góc phải), nơi nhận (góc trái).
c) Tin ngắn:
Cách đây chỉ mới vài tiếng đồng hồ, bà Trần Thị Tâm Đan thay mặt UBND thành phố Hà Nội đã kí quyết định thành lập Bảo hiểm Y tế Hà Nội. Quyết định ngoài việc nêu rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức, cơ cấu phòng ban, còn quy định địa điểm cho Bảo hiểm Y tế Hà Nội và các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành.
4. Củng cố: Hệ thống lại kiến thức đã học
5. Dặn dò: Học bài, soạn bài mới theo PPCT: Tiết 100 Ôn tập phần làm văn
*RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn 7.4.2011 Ngày dạy:
Tuần 34
Tiết 100 + 101 + 102 ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được một cháchhệ thống, biết cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học kì II
- Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, vấn đề, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học...
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Thiết kế bài học.
- Tài liệu tham khảo
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - GV Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
 - Ngoài ra ôn lại các tác phẩm trên các vấn đề cơ bản sau :
+ Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của từng tác phẩm
+ Tóm tắt cốt truyện 
+ Học thuộc một số đoạn văn hay, tiêu biểu
+ Nắm được chủ đề, nội dung chính đặt ra trong tác phẩm
 - Hướng dẫn HS thảo luận, trình bày, trao đổi, góp ý trên lớp. Giáo viên tổng kết, nhấn mạnh những điểm cần thiết.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp: 12A2: 12A3:
2. Kiểm tra bài cũ: (Soạn bài)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Tổ chức ôn tập văn học Việt Nam
I. ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM
1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
(GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh. HS phát biểu từng khía cạnh. GV nhận xét và hoàn chỉnh bảng so sánh)
1. Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Vợ nhặt
Vợ chồng A Phủ
Số phận và cảnh ngộ của con người
Tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói năm 1945.
Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng.
Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng.
2. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.
(GV hướng dẫn HS so sánh trên một số phương diện. HS thảo luận và phát biểu ý kiến)
2. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi 
Cần so sánh trên một số phương diện tập trung thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
+ Lòng yêu nước, căm thù giặc.
+ Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược.
+ Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp.
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,... 
3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
(GV gợi cho HS nhớ lại bài học. HS suy nghĩ và phát biểu).
3. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rất phong phú và sâu sắc:
+ Cuộc sống có những nghịch lí mà con người buộc phải chấp nhận, "sống chung" với nó.
+ Muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn.
+ Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống như một gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng. Khi quan sát từ "ngoài xa", người nghệ sĩ sẽ không thể thấy hết những mảng tối, những góc khuất. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Nghệ thuật mà không vì cuộc sống con người thì nghệ thuật phỏng có ích gì. Người nghệ sĩ khi thực sự sống với cuộc sống, thực sự hiểu con người thì mới có những sáng tạo nghệ thuật có giá trị đích thực góp phần cải tạo cuộc sống.
4. Phân tích đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người.
(GV định hướng cho HS những ý chính cần phân tích và giao việc cho các nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một ý- đại diện nhóm phân tích. GV nhận xét, khắc sâu những ý cơ bản).
4. Đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ 
Cần tập trung phân tích những điểm cơ bản sau:
1) Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba qua độc thoại nội tâm, đối thoại với các nhân vật đặc biệt là đối thoại với xác anh hàng thịt.
+ Trương Ba bây giờ không còn là Trương Ba ngày trước.
+ Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
+ Mọi người xót xa trước tình cảnh của Trương Ba, xác anh hàng thịt cười nhạo Trương Ba, bản thân Trương Ba vô cùng đau khổ, dằn vặt.
2) Phân tích thái độ, tâm trạng của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba để rút ra chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung.
+ Cuộc đối thoại với Đế Thích, đặc biệt lời thoại mang ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
+ Cái chết của cu Tị và những hình dung của Hồn Trương Ba khi Hồn nhập vào xác cu Tị.
+ Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba: xin cho cu Tị sống và mình chết hẳn- ý nghĩ nhân văn của quyết định ấy.
3) Tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá chiều sâu triết lí và ý nghĩa tư tưởng của vở kịch: sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người.
- Tổ chức ôn tập văn học Nước ngoài
1. Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp.
(GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Số phận con người, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu)
II. ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
1. Số phận con người của Sô-lô-khốp
+ Ý nghĩa tư tưởng:
Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận.
+ Đặc sắc nghệ thuật: 
Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc.
2. Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
(GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Thuốc, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu)
2. Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
+ Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX:
- Bệnh u mê lạc hậu của người dân.
- Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.
+ Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
- Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.
- Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,... 
- Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa .
3. Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê?
(GV yêu cầu HS xem lại bài Ông già và biển cả, trên cơ sở đó để thảo luận. HS làm việc cá nhân và phát biểu, thảo luận)
3. Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê
Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê
+ Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.
+ Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.
+ Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. 
+ Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.
4. Củng cố: Hệ thống lại những kiến thức đã học
5. Dặn dò: Học bài, ôn lại những kiến thức đã học
*RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 12 tap II.doc