LUYỆN TẬP VỀ CÁCH DÙNG MỘT SỐ QUAN HỆ TỪ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Hiểu được cách dùng một số quan hệ từ.
- Nhận biết, nắm vũng cách chữa lỗi có liên quan đến việc dùng các quan hệ từ đó.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Tổ chức HS hoạt động nhóm, thảo luận, bài tập giải.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Ngày soạn: 16/02/09 Tiết 95, Luyện tập Tiếng Việt LUYỆN TẬP VỀ CÁCH DÙNG MỘT SỐ QUAN HỆ TỪ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Hiểu được cách dùng một số quan hệ từ. - Nhận biết, nắm vũng cách chữa lỗi có liên quan đến việc dùng các quan hệ từ đó. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Tổ chức HS hoạt động nhóm, thảo luận, bài tập giải. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Khi viết một văn bản, vì sao người viết cần phải sửa chữa nhiều lần. Tại sao ?Kiểm tra bài tập đã giao về nhà. 2.Bài Mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ1. GV ôn lại cách dùng một số quan hệ từ GV hướng dẫn HS nhớ lại các cách sử dụng một số quan hệ từ. GV nói thêm: + Động từ nội động: Là những động từ không có tác động đối tượng hoặc không chi phối đối tượng. Chúng có thể đứng 1 mình + Động từ ngoại động:Là những động từ biểu sự hoạt động của chủ thể hướng tới đối tượng khách quan. HĐ2. GV hướng dẫn HS làm bài tập GV yêu cầu HS đọc bài tập 1. Các nhóm thảo luận. Theo các yêu cầu SGK. GV nhận xét và chốt lại nội dung. Các nhóm thực hiện bài 2, mỗi nhóm đặt 4-5 câu ứng với mỗi động từ: N1: động từ chạy, N2: động từ đứng, N3: động từ khóc, N4: động từ nhảy. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trên bảng. - Các nhóm nhận xét lẫn nhau, so sánh câu mẫu đã cho và câu đặt không có quan hệ từ đứng sau động từ. Gv chốt lại và nhận xét. _ Tương tự: các động từ khóc, nhảy.. HS so sánh những câu có quan hệ từ khác với những câu không có quan hệ từ về mặt nghĩa. GV rút ra những điểm khác nhau. I. Ôn tập về cách dùng quan hệ từ. - Cách sử dụng quan hệ từ: trường hợp: + Động từ nội động khi đứng trước danh từ buộc phải có quan hệ từ( giới từ ) chen vào giữa. + Động từ ngoại động đứng trước danh từ không cần có quan hệ từ. II. Luyện tập. 1/ Bài tập 1. a. Xác định các câu đúng: câu 8 và câu 9 b. Các câu còn lại, phạm vào những lỗi sau: * Lỗi diễn đạt thiếu giới từ: Câu (1),( 3). Câu1: phải dùng “chui vào hang”; Câu 3: phải diễn dạt là : “ giẫm mạnh lên con rắn” * Lỗi thừa giới từ: Câu (2), (4), (6), (7). Câu 2: nhắc tôi ; Câu4: đánh giặc; Câu6:chế nhạo những gì; Câu (7): đầu hàng nghịch cảnh. * Dùng giới từ không thích hợp: Câu (5): không thể diễn đạt dùng với để chỉ người hưởng lợi, phải dùng cho 2/ Bài tập 2. * Đặt câu có danh từ hay cụm danh từ, đại từ với các động từ đã cho. - Động từ chạy. ( câu mẫu chạy theo tôi ) + Tôi chạy xe/ anh ta chạy máy nước (1) + Cô ta chạy gạo từng bữa/ chạy tiền/ chạy thuốc/ chạy việc/ chạy chỗ ( việclàm ) (2) + chạy đua vũ trang ( đua nhau tăng cường)/ chạy điện. - Nhận xét: Câu mẫu từ chạy với tư cách động từ nội động ( có giới từ ) ( có nghĩa gốc là “duy chuyển bằng hai chân với tốc độ cao”; Các trường hợp còn lại từ chạy với tư cách động từ ngoại động ( không dùng giới từ ): ( ở (1)- chạy với nghĩa điều khiển; ở (2)- chạy với nghĩa xoay xở; ở (3) – tăng cường, tác động. - Động từ đứng. ( mẫu câu Dân làng xuống đứng dưới bến ) + Hôm nay Lan đứng năm máy dệt (1) ( điều khiển ) + Cô ấy đang đứng lớp ( giảng dạy ) + Ông ấy là người đứng mũi chịu sào/ đứng núi này trông núi nọ.( gánh vác trách nhiệm, không bằng lòng- ý phê phán ) - Nhận xét: Câu mẫu từ đứng với tư cách động từ nội động ( có giới từ ) có nghĩa gốc là “ tư thế thân thẳng, chân dặt trên mặt đất phân biệt với động từ nằm, ngồi” ; Các trường hợp còn lại động từ đứng là động từ ngoại động, với ý nghĩa khác nhau tuỳ theo từng trường hợp ( như nêu trên ) - Động từ khóc (Bà khóc với con ) ( khóc đòi mẹ ) + Khóc con/ khóc cháu. Động từ nhảy. Câu mẫu Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác.( động tác bật mạnh toàn thân ) + Nhảy dây/ nhảy sào/ nhảy dù ( nhảy với dụng cụ nào đó ) + Nhảy lớp/ nhảy cóc ( bỏ qua mọt vị trí ) + Nhảy đầm ( khiêu vũ ) 3/ Bài tập 3. Nó đi chùa/ Nó đi chợ: đi lễ ở chùa; đi mua sắm // Nó đi đến chùa/ Nó đi đến chợ: chỉ địa điểm đến. Nó nhớ tôi: ý nhớ ở đây với nghĩa là ngĩ đến với tình cảm tha thiết muốn được gặp // Nó nhớ tới tôi: nhớ ở đây là tại hiện trong trí nhớ của Nó về tôi. ( nhận biết ) Nó đánh tôi: Tôi là đối tượng của đánh //Nó đánh vào tôi: có nghĩa là Tôi là đích của hành động đánh. Nó cưỡi ngựa: có nghĩa là điều khiển // Nó cưỡi trên ngựa: với nghĩa ngồi trên lưng hoặc vai. 3. củng cố và dặn dò: Hiểu được cách sử dụng quan hệ từ, có ý thức sử dụng trong việc viết câu. Chuẩn bị bài: Sử dụng luận cứ.
Tài liệu đính kèm: