Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tuần 1, 2, 3

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tuần 1, 2, 3

Đọc văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

 TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Kiến thức: Giúp Hs nắm được hoàn cảnh lịch sử một thời để từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của VHVN từ CMT8.1945-hết thế kỉ XX; Đánh giá thành tựu, ý nghĩa của giai đoạn 1945-1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn 1975 (đặc biệt từ 1986) – hết thế kỉ XX.

 - Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMT8.1945 – hết thế kỉ XX.

 - Tư tưởng, thái độ: có nhận thức, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học từng thời kì. Tự hào với quá khứ, ý thức trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống hiện tại.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 - Đàm thoại, quy nạp, thảo luận nhóm

 - Tìm hiểu lịch sử giai đoạn 1945-2000, lấy dẫn chứng trong chương trình đã học.

 

doc 20 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2300Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tuần 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1.Tiết: 1-3
NS:10.8 .ND:12.8.2008
	Đọc văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
	TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 
	ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	- Kiến thức: Giúp Hs nắm được hoàn cảnh lịch sử một thời để từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của VHVN từ CMT8.1945-hết thế kỉ XX; Đánh giá thành tựu, ý nghĩa của giai đoạn 1945-1975 và những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn 1975 (đặc biệt từ 1986) – hết thế kỉ XX.
	- Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMT8.1945 – hết thế kỉ XX.
	- Tư tưởng, thái độ: có nhận thức, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học từng thời kì. Tự hào với quá khứ, ý thức trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống hiện tại.
B. PHƯƠNG PHÁP:
	- Đàm thoại, quy nạp, thảo luận nhóm
 - Tìm hiểu lịch sử giai đoạn 1945-2000, lấy dẫn chứng trong chương trình đã học.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp - kiểm diện học sinh: (Vắng: )
	2. Kiểm tra bài cũ: Gv nêu yêu cầu bộ môn; kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của Hs.
	3. Bài mới:- GV: Văn học Việt Nam được cấu thành bởi những bộ phận nào? Văn học viết Việt nam từ thế kỉ X-hết thế kỉ XX được chia làm mấy giai đđoạn? Cụ thể?
 X 1900 1945 1975 2000 Nay
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
- Gv yêu cầu Hs: Em hãy lập dàn ý bài học?
 Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
-GV: Vì sao nói: VHVN 1945-1975 phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử hết sức đặc biệt?
Gợi ý:+ Hoàn cảnh chiến tranh
 + Những vấn đề còn lại là thứ yếu, hi sinh nếu cần thiết.
 VD: tình quân dân “các anh đi”, tìh yêu đối với lãnh tụ “Bác Hồ là vị cha, người tuông nước
 VD: “Đã nghe vần Thắng, Hết mưa là nắng, Hết cơn bỉ cựcthái lai”.- KHST và CHLM.
 - GV: Văn học giai đoạn 1945-1975 tập trung thể hiện mấy đặc điểm lớn? Trên cơ sở hoàn cảnh lịch sử, xã hội hãy làm rõ từng đặc điểm?
 + Khi đất nước bị giặc ngoại xâm, vấn đề cấp thiết đặt ra cho cả dân tộc, cho mổi cá nhân là gì?--> Nêu nhiệm vụ của văn học?( Nêu đặc điểm 1, có minh hoạ) 
 + Vì sao nói đây là nền văn học hường về đại chúng? (Lực lượng sáng tác, hình thức thể hiện)
Hs lâý ví dụ từ các tác phẩm đã học.
 + Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện như thế nào trong văn học 1945-1975? Phân tích ví dụ minh hoạ.
Gv lấy thêm dẫn chứng.
Tiết 2:
Trọng tâm: 
_ Những thành tựu xuất sắc của văn học giai đoạn này là gì?
 + văn học giai đoạn này có những đóng góp gì nổi bật?
 + Đóng góp đó có ý nghĩa như thế nào trong nền văn học dân tộc?
Hs làm rõ từng thành tựu.
GV: “ Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”
- Những thành tựu nghệ thuật nổi bật ở giai đoạn này là gì?
 Gv lưu ý Hs theo dõi SGK
Hs kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Gv tóm tắt nội dung một số tác phẩm, lấy thêm dẫn chứng tiêu biêủ cho từng giai đoạn.
- Nêu những hạn chế của văn học giai đoạn này? Thái` độ nên có của chúg ta đối với những hạn chế đó?
 Thông cảm, hạn chế tất yếu do nhu cầu thời đại
- Dựa vào bối cảnh lúc bấy giờ để chỉ ra những nét đặc trưng cơ bản của văn học vùng tạm chiếm?
Tiết 3: 
Trọng tâm: Những chuyển biến bước đầu, thành tựu đạt được của VHVN 1975-hết XX.
- Tại sao văn học giai đoạn từ 1975-hết thế kỉ XX cần phải đổi mới? 
 Hs dựa vào hoàn cảnh lịch sử để trả lời.
Gv cho Hs tự do phát biểu về những vấn đề mà em quan tâm (bức xúc) trong xã hội ta hiện nay.
- Trước những suy nghĩ đó của đông đảo người đọc, văn học đã có những chuyển biến gì? 
 + Chuyển biến về đề tài 
 + Phong phú về thể loại
 + Tác giả, tác phẩm tiêu biểu 
- Hãy giải thích câu nói của nhà văn Lê Lựu “ không thể viết như cũ được nữa”?
- Quá trình đổi mới đã diễn ra như thế nào và đã đạt được những thành tựu chủ yếu gì?
 Gv cho Hs thảo luận nhóm:
 + Mỗi nhóm trình bày về một thành tựu cơ bản (Gợi ý: chỉ ra và lí giải về thành tựu đó, lấy dẫn chứng minh hoạ)
 + Chia lớp thành 4 nhóm: 
 nhóm 1: thành tựu 1
 nhóm 2: thành tựu 2 
 nhóm 3: thành tựu 3
 nhóm4: hình thức tiêu cực mới phát sinh (chỉ ra và bày tỏ thái độ của cá nhân)
 + Thời gian thảo luận: 4’
--> Gv gọi đại diện nhóm lên trình bày, Hs bổ sung, gv chốt lại những điểm cần lưu ý
Gv cần lấy thêm dẫn chứng vì văn học thời kì này tương đối mới 
 GV giúp Hs thấy: văn học lúc này quan tâm đến số phận cá nhân, phát huy bút pháp hướng nội – khai thác nội tâm nhân vật, không gian, thời gian tâm lí dược mở rộng, phương thức trần thuật đa dạng, giọng điệu phong phú, ngôn ngữ gần với đời thường
- Nhận xét tổng quát của em về Văn học Việt Nam từ 1945-hết thế kỉ XX?
A.Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 
 I. Hoàn cảnh lịch sử:
- Hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt 30 năm và vô cùng ác kiệt.
- Vấn đề quan trọng và bức thiết là: sự sống còn của cộng đồng, vận mệnh của dân tộc
- Điều kiện giao lưu văn hoá với các nước không thuận lợi 
--> Văn học phát triển mang đặc điểm, tính chất riêng và chịu ảnh hưởng từ các nước XHCN (Trung Quốc, Liên Xô)
II. Những đặc điểm cơ bản:
 1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu
- Nhiệm vụ của văn học là vũ khí đấu tranh cách mạng, phục vụ chính trị, tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu; Gắn bó với từng bước đi của cách mạng, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.
- Quan hệ cá nhân được nâng lên thành tình đồng chí, tình bạn, tình quân dân
- Nhân vật chính: người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang.
- Tinh thần chính: tình yêu tổ quốc, yêu tự do, yêu lý tưởng, niềm tin chiến thắng; sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hi sinh.
 2. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Lực lượng chủ yếu: là công – nông – binh; họ vừa là đối tượng thể hiện, vừa là đối tượng phục vụ.
- Hình thức thể hiện: quen thuộc – sử dụng chất liệu trong kho tàng văn hoá, văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
 3.Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 - Khuynh hướng sử thi: Chất anh hùng ca, thể hiện qua đề tài,cách nhìn của nhà văn, nhân vật chính; lời văn, giọng điệu.
 - Cảm hứng lãng mạn: Khẳng định cái “Tôi” đầy tình cảm, trong gian khổ luôn sống với lí tưởng, hướng tới tương lai.
--> Sự kết hợp giúp cho văn học vừa phản ánh hiện thực đời sống, phục vụ cách mạng, vừa thấm nhuần tinh thần lạc quan.
III. Những thành tựu cơ bản và những hạn chế của văn học 1945-1975:
 1. Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử:
 Văn nghệ luôn là tiếng kèn xung trận, tiếng trống thúc quân. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân, “xứng đáng đứng vàongày nay”.ø
 2. Những đóng góp về tư tưởng:
a. Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng:
-Thể hiện cao nhất tình yêu, niềm tự hào đối với đất nước,yêu lí tưởng XHCN--> Quan niệm đất nước- nhân dân.
ø- Tình yêu biến thành hành động, cả nước trở thành chiến sĩ --> Nền văn học chiến đấu.
b. Truyền thống nhân đạo:
- Văn học hướng hẳn về nhân dân lao động, diễn tả nổi khổ, ca ngợi phẩm chất cách mạng; hạnh phúc là sự cống hiến cho sự nghiệp chung.
- Một mảng khác quan tâm đến tình cảm con người trong đời thường: Quá khứ, thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu – chiến sĩ.
 3. Những thành tựu về nghệ thuật:
a. Giai đoạn này văn học phát triển cân đối, toàn diện, phong phú về thể loại.
b. Phẩm chất thẩm mĩ được chú trọng. Thành công hơn cả là thơ và truyện ngắn, một số tác phẩm kí.
- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954): nổi bật là thơ, văn xuôi có kí sự và truyện ngắn, kịch tuyên truyền
- Thời kì Miền Bắc xây dựng CNXH, Miền Nam đánh Mĩ (1955-1964): phong phú và đồng bộ về thể loại: thơ, truyện ngắn, truỵên vừa, bút kí, tuỳ bút; Văn xuôi phát triển mạnh.
- Thời kì cả nước đánh Mĩ và đi đến thống nhất (1965-1975): phát động phong trào sáng tác phục vụ kháng chiến chống đế quốc. Thơ: đông đảo các nhà thơ trẻ, nhiệt tình, giàu cá tính; văn xuôi khá nổi bật.
- Đầu những năm sáu mươi xuất hiện tiểu thuyết nhiều tập có giá trị; Kịch ngày càng trưởng thành (còn hạn chế về nghệ thuật).
- Từ 1960 lí luận, phê bình phát triển mạnh.
 4. Một số hạn chế:
- Nhìn con người hạn hẹp, một chiều; khai thác trên phương diện chính trị, công dân mà quên cái cá nhân.
- Luôn củng cố tinh thần lạc quan quên những mong mỏi đời thường; nặng tính tuyên truyền.
- Cá tính, phong cách nhà văn không được phát huy.
 5. Văn học vùng địch tạm chiếm:(Văn học đô thị Miền nam)
 - Xu hướng văn học: hợp pháp và bất hợp pháp
 - Hình thức: gọn nhẹ (thơ, truyện ngắn,)
 - Nội dung: lành mạnh – thể hiện tinh thần yêu nước, hiện thực xã hội, phong tục tập quánvới nghệ thuật cao và đội ngũ nhà văn trẻ, nhiệt tình
 - Tác giả, tác phẩm: (SGK)
B.Văn học Việt Nam từ 1975 – hết thế kỉ XX:
 I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: 
 - Chấm dứt chiến tranh, đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế (1975-1985).
 - Từ 1986: ĐH Đảng lần IV xoá bỏ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường--> sự đổi mới văn học là qui luật tất yếu.
 II. Những chuyển biến đầu tiên của nền văn học trên đường đổi mới:
 - Từ 1975-1985: văn học vận động theo quán tính của nó, vẫn có những biến đổi đáng kể: đề tài được nới rộng hơn ( Phản ánh mặt tiêu cực trong xã hội, những tổn thất trong chiến tranh, bi kịch cá nhân)
 - Từ 1986-hết thế kỉ XX: đổi mới văn học là nhu cầu bức thiết, nhìn thẳng vào hiện thực
 + Phong trào nói thẳng, nói thật được phát động sôi nổi (thành công ở thể loại phóng sự)
 + Mở rộng giao lưu quốc tế; văn học đi vào chiều sâu ( đổi mới về tư tưỡng thẩm mĩ, thể loại, thi pháp, phong cách nghệ thuật).
III. Những thành tựu chủ yếu và một số hạn chế của văn học từ 1975-hết thế kỉ XX:
 1. Đổi mới về ý thức nghệ thuật:
- Nhà văn phải nhập cuộc bằngù một tư tưởng đúng đắn, mới: cuộc sống phải được phản ánh từ nhiều ch ... ó thể về nhà lấy thêm ví dụ trong các sách báo đọc hàng ngày
I. Sự trong sáng của Tiếng việt: 
 Trong sáng là phẩm chất cao đẹp của tiếng Việt
1. Biểu hiện ở hệ thống các chuẩn mực, quy tắc chung, ở việc tuân thủ các chuẩn mực, quy tắc đó.
 * Lưu ý: trong sáng luôn đi đôi với giàu đẹp. Sự linh hoạt và sáng tạo trong việc tuân thủ các quy tắc Tiếng Việt cần được trân trọng, phát huy.
2. Không dung nạp tạp chất, không chấp nhận sự lai căng.
3. Biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói
II. Nhiệm vụ giữ gìn sự trong ssáng của Tiếng Việt::
 Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là trách nhiệm lớn lao của mỗi người. Cụ thể, phải:
 1. Yêu và quý trọng Tiếng Việt
 2. Thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt
 3. Bảo vệ Tiếng Việt
 4. Có ý thức về sự phát triển của tiếng Việt
à Thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào vô bờ của mổi con dân nước Việt.
III. Luyện tập:
 1. Bài tập nhanh: Điền dấu câu vào vị trí thích hợp ( Hs làm miệng).
2. Bài tập 1/ Sgk. Tr 40:
Yêu cầu: trình bày cách hiểu về các ý kiến 
 a. Ý kiến của Phạm Văn Đồng cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và tư duy. Giữ gìn sự trong sáng, chuẩn hoá Tiếng Việt cần gắn bó với sự phát triển của tư duy con người ở mọi lĩnh vực
 b. Theo Xuân Diệu thì việc giữõ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cần gắn với việc sử dụng – diễn đạt Tiếng Việt; trong và sáng phải gắn bó với nhau và cần phải thường xuyên rèn luyện để có những câu, văn bản trong sáng.
 3. Bài tập 2/ Sgk.Tr 40: sưu tầm những trường hợp lạm dụng tiếng Anh trong sách, báo.
 Lưu ý: cần chỉ ra địa chỉ cụ thể của từng trường hợp.
 4. Củng cố: Những biểu hiện của sự trong sáng Tiếng Việt? Nhiệm vụ của em trong việc bảo vệ và 
 phát triển Tiếng Việt?
	5. Dặn dò: - Ra đề bài viết số 1 – Nghị luận xã hội (bàn về một tư tưởng, đạo lí)
 Đề bài: Ý kiến của anh/chị–một học sinh cuối cấp THPT-về vấn đề được nhà thơ Tố Hữu 
 đặt ra trong những câu thơ sau:
 “Nếu là con chim là chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẻ nào vay mà không có trả
 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?”
 ( “Một khúc ca”- Tố Hữu)
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 3.Tiết: 9-10
NS:25.8 .ND:26.8.2008
Đọc văn: 
 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG 
 TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
 - Kiến thức: Hiểu được nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết: Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được đánh giá đúng và đủ hơn.
	- Kĩ năng:Thấy được vẻ đẹp hình thức của bài nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, hùng hồn và giàu màu sắc biểu cảm, từ đó rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm nghị luận. 
- Tư tưởng, thái độ: Thấy được ý nghĩa của bài viết trong thời điểm lịch sử đó.
 Cảm nhận được vẻ đẹp của bài văn nghị luận. 
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 Gợi mở, phát vấn, bình giảng 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp - kiểm diện học sinh: (Vắng: )
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
TIẾT 1: 
trọng tâm: phần Đặt vấn đề
Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu chung:
Gv: Hãy giới thiệu vài nét về Phạm Văn Đồng?
Hs: Phạm Văn Đồng (1906-2000)
- Quê: Đức tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi .
- Tham gia Cách mạng sớm: Lưu ý những năm 1926, 1927, 1936, 1945 --> Kết luận về tác giả.
Gv:Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hs: Nhân kỉ niệm ngày mất của Đồ Chiểu (3/7/1888)
Gv:Tác phẩm được viết theo thể loại gì? Nhắc lại đặc điểm củathể văn ấy?
Gv:Theo em, văn chính luận cần có tính biểu cảm không? Vì sao?
Hs: Cần có tính biểu cảm:tình cảm, cảm xúc của người viếttăng tính thuyết phục.
Gv: Xác định bố cục của bài văn nghị luận ?
Hs:-Mở bàiø: từ đầu đến .. một trăm năm
-Thân bài: tiếp theo đến của Lục Vân Tiênâ.
- Kết bài: còn lại .
 Gv hướng dẫn Hs đọc – hiểu văn bản: 
Gv:Hướng dẫn đọc đúng, diễn cảm.
Hs: đọc bài .
Gv: - Gọi Hs nhận xét giọng đọc, cách đọc của bạn
 - Chỉnh sửa, đọc mẫu 
Gv:Trong phần mở bài, luận điểm trung tâm của bài văn là gì ? Câu văn nào khái quát được luận điểm ấy? Qua đó tác giả đã khẳng định điều gì?
Hs:-Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu và đề cao hơn nữa.
Gv: Em hiểu lúc này là thời điểm nào ? Tại sao ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu cần phải sáng tỏ hơn nữa trong hoàn cảnh ấy?
Gv: Bổ sung sự kiện lịch sử đất nước ta năm1963
Gv: Trong phần mở bài tác giả đã sử dụng phương pháp nghị luận gì?
Hs : Nghị luận so sánh ( Thơ văn NĐC = ngôi sao )
Gv: Theo tác giả những lí do nào làm cho ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trờiø văn nghệ dân tộc? 
Củng cố: Vì sao ngôi sao NĐC cần phaỉ sáng tỏ hơn nữa?
TIẾT 2:
Trọng tâm: phần Giải quyết và Kết thúc vấn đề 
Gv: Thân bài gồm mấy luận điểm? Hãy đặt tên cho các luận điểm ấy?
Hs: Thảo luận (5’) .
 + Nhóm 1: để làm sáng tỏ luận điểm 1 tác giả đã đưa ra những luận cứ nào ?
Gv: Gợi ý: -Là nhà nho, mù, sống trong thời đại loạn li, lấy thơ văn làm vũ khí chiến đấu;
- khí tiết cao cả rạng ngời: Sự đời...
- Quan niệm sống: Kiến nghĩa 
- Quan niệm văn chương: Chở bao nhiêuKhinh miệt bọn lợi dụng văn chương làm việc phi nghĩa .
 + Nhóm 2: Quan điểm thơ văn của Đồ Chiểu co ùgì đáng trân trọng và kính phục ? Tìm hai câu văn trong bài khái quát được cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của NĐC ?
 Gv: Gợi ý: Tác giả đánh giá cao bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: ca ngợi những anh hùng suốt đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dân (Sống đánh giặc  muôn kiếp nguyện trả thù kia; sống thờ vua  để đền công đó); ngang tầm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn trãi; “là những khúc cahiên ngang”
 "Cuộc đời và thơ văn  nghĩa lớn. Thơ văn  của chúng”
 + Nhóm 3: Để khẳng định những vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục của con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, tác giả bài viết đã sử dụng cách lập luận gì? 
 Gợi ý :Lập luận chứng minh, Hs chỉ ra những dẫn chứng cụ thể.
 + Nhóm4: Tác giả bài viết đánh giá tác phẩm Lục Vân Tiên ở phương diện nào? (nội dung và nghệ thuật). Tác giả chủ yếu sử dụng cách lập luận gì ?
 -Tác giả đã “bác bỏ” một số ý kiến hiểu chưa đúng về tác phẩm Lục Vân Tiên như thế nào ? 
Hs: Tác giả đã chỉ ra cái hay, cái đẹp trong tác phẩm
- Hạn chế của Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Vân Tiên là gì?
Gv: Phần kết bài tác giả đã khẳng định điều gì? 
Hs: Nêu luận điểm “Nguyễn Đình Chiểu là ...tư tưởng”.
Gv: Em có nhận xét gì về cách kết bài của tác gia?û 
Gv Hướng dẫn Hs tổng kết
Gv: Theo em, giá trị cơ bản của bài văn nghị luận này là gì? Chỉ ra nét nghệ thụât đặc sắc của bài văn nghị luận này?
Hs: Nêu ý kiến chủ quan (về nội dung và nghệ thuật) của văn bản.
I. Giới thiệu chung: 
 1.Tác giả: (Sgk)
 - Cuộc đời: Phạm Văn Đồng (1906-2000)
 - Sự nghiệp: + một nhà chính trị, nhà ngoại giao
 +ø một nhà văn
à Nhà cách mạng xuất sắc; Nhà văn hoá lớn 
 2.Tác phẩm:
 a.Hoàn cảnh sáng tác: 
- Cụ thể: Ngày mất cụ Đồ Chiểu; Đăng trên Tạp chí Văn học, tháng 7-1963.
- Khái quát: 1963 đất nước đang có những sự kiện lịch sử quan trọng: Mĩ – Diệm bức hại nhân dân Miền Nam, đặc biệt là trên quê hương nhà thơ.
 b.Thể loại: Nghị luận về một tác gia văn học
 c.Bố cục: 3 phần
II. Đọc hiểu văn bản:
 1.Đọc văn bản: Giọng truyền cảm
 2.Tìm hiểu văn bản: 
 a.Cách đặt vấn đề:
- Khẳng định: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, đáng lẻ phải sáng tỏ hơn, nhất là trong lúc này--> So sánh: Cần hiểu đúng, đủ, và đánh giá cao hơn nữa vai trò của ông (trong hoàn cảnh hiện tại)
- Lí do chưa sáng tỏ:
+ Chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, hiểu tác phẩm khá thiên lệch về nội dung và về văn
+ Ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
==> Nhân cách và tài năng của ông cần được tìm hiểu và tôn vinh.
 b. Cách triển khai vấn đề:
 b1. Nguyễn Đình Chiểu - Nhà thơ yêu nước: 
 + Nhà Nho 
 + Nhà thơ mù: Thơ văn là vũ khí chiến đấu à Tấm gương sáng về: Khí tiết thanh cao, lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc.
b2. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:
- Là vũ khí chiến đấu chống bọn xâm lược (Văn tế, thơ ca) 
- Ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời
b3. Lục Vân Tiên – giá trị và tầm ảnh hưởng:
- Là tác phẩm lớn
- Rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.
- Nội dung:ca ngợi những người trung nghĩa, đạo đức đáng quý ở đời. (Nhân vật gần gũi với đời sống)
- Nghệ thuật: Văn chương nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ .
- Hạn chế: nặng tính giáo huấn, lỗi thời
 c. Cách kết bài:
- Khẳng định: 
+ Vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học và đời sống tâm hồn dân tộc 
+ Nêu cao tác dụng của văn học và nghệ thuật
- Lập luận ngắn gọn, chặt chẽ, hợp lí.
III. Tổng kết:
- Nội dung: sâu sắc, xúc động, giàu tính thời sự
- Nghệ thuật: bố cục chặt chẽ, luận điểm và cách lập luận rõ ràng, giáu giá trị biểu cảm, dễ đi vào lòng người, có sức thuyết phục cao.
4. Củng cố: - Nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết .
 - Hình thức bài văn nghị luận :cách nêu vấn đề độc đáo, hùng hồn, giàu màu sắc biểu cảm. 
 5. Dặn dò: - Nắm vững nội dung bài học.
 - Chuẩn bị bài Hướng dẫn đọc thêm
 + Đọc kĩ văn bản; Chia bố cục cho từng văn bản
 + Dựa vào câu hỏi Skg khái quát được luận đề, hệ thống luận điểm và các thao tác lập 
 luận của từng văn bản (nội dung, nghệ thuật)
D. RÚT KINH NGHIỆM:
6/ Câu hỏi kiểm tra :
1.Màu sắc biểu cảm của bài nghị luận này thể hiện ở chỗ nào ?Hãy dẫn ra môt vài câu văn thể hiện rõ màu sắc biểu cảm ấy ? Vai trò của yếu tố đó 
- Gợi ý : Cảm hứng ngợi ca của người viết đối với NĐC , dùng nhiều từ ngữ , hình ảnh , những cách diễn đạt độc đáo .
2.Con người và thơ văn của NĐC có gì đáng trân trọng và kính phục? Điều này đã được tác giả bài viết làm sáng tỏ như thế nào ?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Ngu Van 12NC 2008-2009.doc