Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 26 đến 28

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 26 đến 28

ĐẤT NƯỚC

 (Nguyễn Khoa Điềm)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: giúp HS

 - Hiểu được tư tưởng: Đất nước của nhân dân trong đoạn trích

 - Cảm nhận được sự kết hợp của chất suy tưởng, chất chính luận và chất trữ tình ngọt

 ngào của đoạn trích.

 - Thấy được màu sắc riêng được tạo thành bởi không khí văn hoá dân gian.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương và tự hào về đất nước và dân tộc.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Thầy: Thiết kế bài soan- TLTK

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

 Vấn đáp- phân tích- bình

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 14 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 26 đến 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26	Ngày soạn: 8/10/2008
	Ngày giảng: 9/10/2008
ĐẤT NƯỚC
 (Nguyễn Khoa Điềm)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Hiểu được tư tưởng: Đất nước của nhân dân trong đoạn trích
	- Cảm nhận được sự kết hợp của chất suy tưởng, chất chính luận và chất trữ tình ngọt 
 ngào của đoạn trích.
	- Thấy được màu sắc riêng được tạo thành bởi không khí văn hoá dân gian.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương và tự hào về đất nước và dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Thầy: Thiết kế bài soan- TLTK
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích- bình
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa về đất nước trên những phương diện nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Ở đoạn thơ này tác giả đã cảm nhận đất nước trên những bình diện nào? Cách cảm nhận ấy có gì mới mẽ?
HS: Khái quát, phân tích
- Nhắc đến các danh lam thắng cảnh của đất nước không chỉ về phương diện không gian địa lý của dân tộc mà là chiều sâu linh hồn dân tộc
+ Núi vọng phu
+ hòn Trống Mái
+ đất tổ Hùng vương
+ núi Bút non Nghiên
→ vẽ đẹp của đất nước: được hình thành từ những số phận, mong ước, tâm hồn và lối sống của nhân dân
→ sự hoá thân của nhân dân vào hình dáng của xứ sở.
- Nhắc đến LS 4000 năm bằng những con người vô danh, bình dị
+ Họ chiến đấu anh dũng mà thầm lặng để bảo vệ, giữ gìn đất nước.(sức mạnh của toàn dân tộc)
+ Họ giữ gìn và truyền lại cho thế hệ mai sau những giá trị vật chất và tinh thần
GV: Nhận xét, bổ sung
- Cách cảm nhận mới mẽ: nhìn nhận về địa lý, LS, VH không phải là cái nhìn mang tính đặc trưng của ngành KH mà bằng cái nhìn của cảm xúc.
- Cái nhìn đó làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ và làm nên nét riêng trong thơ của NKĐ khi nói về đất nước.
H: Tính chính luận của đoạn thơ này thể hiện như thế nào? Nhằm mục đích gì?
HS: Chọn chi tiết phân tích
GV: Nhận xét, giảng rõ
H: Nhìn một cách tổng thể em thấy bốn câu thơ cuối gợi ra điều gì?
HS: Nêu ý nghĩa của bốn câu cuối.
- Nhiệm vụ của nhân dân trong việc giữ gìn và gieo trồng sự sống.
- Tinh thần lạc quan, lòng yêu đời và tha thiết với đời.
GV: Bổ sung, kết luận
GV: Cho HS so sánh Đất Nước của NĐT và Đất Nước của NKĐ
H: Hãy rút ra những nét khái quát về NT của đoạn trích?
HS: Tổng kết
GV: kết luận- hướng dẫn về nhà đọc thêm bài: Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
2. Đất nước của nhân dân:
* Nhà thơ cảm nhận đất nước trên các bình diện về đại lý, lịch sử, văn hoá
- Nhắc đến các danh lam thắng cảnh của đất nước:
+ Vẽ đẹp của đất nước
+ Sự hoá thân của nhân dân vào dáng hình xứ sở.
- Nhắc đến LS 4000 năm đất nước bằng những con người vô danh, bình thường, bình dị: làm nên lịch sử 4000 năm của dân tộc.
Þ làm nổi bật tư tưởng: đất nước này là của nhân dân.
* Tính chính luận thể hiện: 
- Tác giả cất tiếng gọi: “em ơi em”
- Tác giả giải bày
 “Có biết bao người.nhưng họ đã làm ra”
→ vai trò của nhân dân được toả sáng, họ đã chiếm lĩnh trên vũ đài LS, tên tuổi của họ làm nên Đất nước.
* Mục đích: thức tỉnh, lay động về nhận thức.
* Bốn câu kết:
- Đất nước gắn liền với dòng sông
- Đất nước gắn với những con người chèo đò, vượt thác
→ gieo trồng và giữ gìn sự sống.
3. Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều chất liệu VHDG, Văn hoá DG
- Kết hợp: cảm xúc và triết lý, trữ tình và chính luận.
- Câu thơ giàu hình ảnh.
 IV. Củng cố: HS nhắc lại những ý cơ bản trong bài học
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập nâng cao sgk
Tiết 25	Ngày soạn: 6/10/2008
	Ngày giảng: 7/10/2008
ĐẤT NƯỚC
 (Nguyễn Khoa Điềm)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Cảm nhận được những suy nghĩ và tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả về đất nước 
 ở nhiều bình diện: địa lý, lịch sử, văn hoá, phong tục
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương và tự hào về đất nước và dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Thầy: Thiết kế bài soan- TLTK
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích- bình
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Những kỷ niệm về Việt Bắc được Tố Hữu thể hiện như thế nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào tiểu dẫn sgk hãy khái quát một vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
- Tiểu sử
- Qua trình hoạt động: tốt nghiệp ĐHSP (1964) → vào M. Nam tham gia k/c → bị bắt
→ Mậu Thân (1968) ông được giải thoát, tiếp tục hoạt động và bắt đầu làm thơ
- Thơ ông giàu chát suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức.
- Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực VHNT và quản lý của nhà nước
GV: Bổ sung, kết luận
H: Hãy xác định vị trí và nội dung của đoạn trích?
HS: Chuẩn bị cá nhân, nêu vấn đề
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
GV: Đọc- hướng dẫn cách đọc.
HS: 2 em đọc
H: Theo em bố cục bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
HS: Cảm nhận- chia đoạn
- Phần 1: Từ đầu → làm nên đất nước muôn đời: Định nghĩa về đất nước.
- Phần 2: còn lại: tư tưởng đất nước của nhân dân.
GV: Nhận xét, nhấn mạnh
H: Hãy nhận xét kết cấu và hình thức của đoạn trích?
Hoạt động 2
H: Tác giả cảm nhận về Đất nước trên những phương diện nào? Hãy chỉ ra đoạn thơ và phân tích?
HS: Xác định các đoạn thơ- phân tích
- Đất nước của CD- TT: 
+ Đất nước có từ xa xưa: trong những câu chuyện thời xưa, trong phong tục ăn trầu đến truyền thống trồng tre mà đánh giặc.
+ Đất nước có trong cái buổi cha mẹ thương nhau, đến chuyện đặt tên cho cái kèo, cái cột
→ đất nước hiện lên thật thiêng liêng và gần gủi, thân thiết với đời sống của mỗi một con người
→ hiện diện trong từng nếp sống, thói quen sinh hoạt bình dị, chứa đựng trong đó chiều dài văn hoá, LS, ĐL
- Đất nước còn có nguồn gốc vừa thiêng liêng, vừa tôn kính:
+ Qúa khứ: 
→ Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ: cội nguồn thiêng liêng, cao quý, tinh thần đoàn kết dân tộc.
→ Truyền thuyết Vua Hùng: lịch sử xây dựng và phát triển
+ Hiện tại:
→ sự nối tiếp các thế hệ: mỗi một con người gánh vác trên vai sứ mệnh lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau truyền thống của dân tộc
→ gạch nối giữa quá khứ và tương lai.
+ Tương lai: Đất nước đẹp hơn, rộng hơn, phát triển hơn
- Đất nước còn bắt nguồn từ tình cảm riêng tư:
→ TY lứa đôi làm nên gương mặt tinh thần của đất nước
GV: Bổ sung, kết luận đồng thời so sánh với các bài thơ viết về Đất nước để thấy nét khác biệt trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
H: Tại sao tác giả không tìm đến những gì thuộc về Đất nước hiện đại hiện nay mà lại hướng về Đất nước của CD- TT?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Giải thích
- Tìm về đất nước trong CD- TT là tìm về với đời sống trữ tình, mộc mạc, thuần phác của ND.
- Tìm về với đất nước trong CD- TT để thế hệ trẻ dễ nhận ra cái hồn, cái cốt, tư tưởng đất nước của ND.
H: Chất chính luận của đoạn thơ thể hiện qua câu thơ nào? Hãy nêu ý nghĩa trong cách lập luận của tác giả?
HS: Nêu các câu thơ và phân tích chất chính luận của các câu thơ
GV: Bổ sung, giảng rõ
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
- Sinh: 15/4/1943
- Quê: Thừa Thiên Huế
- Xuất thân: trong gia đình trí thức CM
- Tham gia k/c chống Mỹ- làm thơ
→ nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong cuộc k/c chống Mỹ.
- Ông đoạt giải thưởng Nhà nước về văn học NT năm 2000.
2. Văn bản:
a. Vị trí, nội dung của đoạn trích:
- Vị trí: trích ở chương V của “Mặt đường khát vọng”
- Nội dung: Định nghĩa về đất nước và tư tưởng đất nước của nhân dân.
b. Đọc- chia bố cục:
* Đọc:
* Bố cục: có 2 phần
c. Kết cấu, hình thức của đoạn trích:
- Kết cấu: có 2 phần
- Hình thức: chất chính luận kết hợp với chất trữ tình.
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Định nghĩa về Đất nước:
* Tác giả nhìn nhận Đất nước trên phương diện của ca dao- thần thoại:
“Khi ta lớn lên Đất nước có từ ngày đó”
→ đất nước thật gần gủi, thân thiết
→ vẽ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.
* Đất nước là những gì sâu xa, rộng lớn trong không gian và thời gian, trong địa lý và LS:
- Quá khứ 
- Hiện tại
- Tương lai
Þ Tác giả không chỉ phát hiện ra mạch chảy của truyền thống làm nên linh hồn của đất nước mà còn cho người đọc thấy được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
→ Đất nước được cảm nhận như là sự thống nhất của truyền thống, văn hoá và phong tục → giá trị tinh thần thiêng liêng và bền vững.
* Chất chính luận của đoạn thơ:
 “Trong anh và em hôm nay 
 Đều có một phần Đất nước”
→ thể hiện tính triết lý về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, đồng thời KĐ tuyệt đối về mối quan hệ đó.
 IV. Củng cố: - Trình bày các p/diện nhà thơ dùng để cảm nhận về Đất nước?
 - Chất chính luận của đoạn thơ?
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiết 2
Tiết 27	Ngày soạn: 12/10/2008
	Ngày giảng: 13/10/2008
SÓNG
 (Xuân Quỳnh)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Cảm nhận được tâm hồn phong phú, nồng nhiệt và khát khao tự nhận thức của người 
 phụ nữ trong tình yêu.
	- Nắm được những nét đặc sắc về NT kết cấu, xây dựng hình ảnh và nhịp điệu bài thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ.
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức: Khát vọng TY là khát vọng chân chính của con người.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Thầy: Thiết kế bài soan- TLTK
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích- bình- tích hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được Nguyễn Khoa Điềm lập luận như thế nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Hãy khái quát những nét chính về cuộc đời và thơ của Xuân Quỳnh? Cho biết thơ XQ thường đề cập đến những vấn đề gì?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
- Tiểu sử
- Đặc điểm thơ:
- Tác phẩm tiêu biểu
GV: Bổ sung, giảng rõ
* Tiểu sử:
- XQ xuất thân trong gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố công tác xa nhà, chủ yếu sống với bà Nội, lớn lên trong TY thương của bà, vậy nên XQ rất khao khát TY gia đình.
- XQ mất đột ngột vì tai nạn GT cùng chồng và con tại Hải Dương: không rõ nguyên nhân.
* Thơ của XQ: được đánh giá là người viết thơ tình hay nhất sau 1945.
- Chuyển tải TY nồng nàn, say đắm, giàu trực cảm, sâu lắng và suy tư → cái tôi của thi sĩ là cái tôi thành thực
“Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu được một người
Tôi sẽ yêu anh hơn anh yêu tôi nhiều lắm
Tôi yêu anh dẫu vạn lần cay đắng”
- Thơ XQ thể hiện khát vọng và TY mãnh liệt nhưng lại đi liền với những dự cảm về sự biến suy và phai nhạt.
“Bao mùa thi hoa vẫn vàng như thế
 Chỉ em là đã khác với em xưa”
Hoạt động 2
H: Em có nhận xét gì về âm điệu của bài thơ? Yếu tố nào tạo nên âm điệu đó?
GV: Đọc bài thơ
HS: Cảm nhận, phân tích
- Âm điệu:
+ Âm điệu của những con sóng ngoài khơi
→ giàu biến thái (dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ..)
+ Âm điệu của nhịp sóng lòng nhiều cảm xúc, nhiều cung bậc, nhiều sắc thái trong tâm hồn người phụ nữ.
- Yếu tố:
+ Thể thơ 5 chữ: tạo ra giai điệu của sóng
+ Phương thức tổ chức từ ngữ, hình ảnh:
. Dữ dội- dịu êm
. Sóng- em. 
GV: Nhận xét, kết luận
H: Trong 2 dòng thơ đầu nhà thơ mượn hình tượng sóng để thể hiện điều gì? Từ đó em hiểu thế nào về TY của người phụ nữ?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
Trong truyền thống thơ ca VN, các thi nhân thường mượn hình tượng sóng để chuyển tải tình cảm của mình
- Huy Cận: “Ta nghe ý sóng từ thơ bé
 Một nữa tràn vui nữa quặn đau”
- Xuân Diệu: “Anh xin một lần làm sóng
 Hôn mặt cát dịu êm”
- Xuân Quỳnh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
HS: Làm việc cá nhân, phân tích.
 Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ
- Hình tượng sóng là TY của người PN
- Khi yêu người phụ nữ thể hiện trạng thái đối lập.
→ XQ mượn đặc điểm của quy luật tự nhiên để đề cập đến quy luật tình cảm của con người với những nét đối lập nhưng hoàn toàn thống nhất. Thể hiện sự sôi nổi mãnh liệt và dịu dáng e ấp của TY.
GV: Nhận xét, bổ sung
- XQ cũng mượn sóng để nói về TY của người phụ nữ: trạng thái đối lập, khác thường, có lúc thì sôi nổi, có lúc thì suy tư và đó cũng chính là trạng thái TY của con người.
- Puskin nói:
+ Có khi: Tôi yêu em âm thầm đằm thắm
+ Có khi: Tôi yêu em hậm hực lòng ghen
+ Có khi: Tôi yêu em với ngọn lữa tình cháy bỏng
H: Em hiểu thế nào về 2 dòng thơ?
 “Sông không hiểu nổi mình
 Sóng tìm ra tận bể”
HS: Cảm nhận, phân tích
Con sóng tìm tận bể để tìm thấy chính mình, rõ ràng khát vọng TY là sự vĩnh hằng.
GV: bổ sung, chuyển ý
H: Trước muôn trùng sóng bể, người phụ nữ đang yêu suy nghĩ vấn đề gì?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
GV: Nhận xét, kết luận
Trong tâm hồn của người PN đang yêu nhận thức được sự biến động khác thường trong lòng mình, vì vậy khao khát đi tìm cặn kẽ nguồn gốc của TY.
H: Vậy, người phụ nữ đang yêu đã tìm ra lời giải ntn về TY?
HS: Người PN chìm đắm trong sự suy tư nhưng cuộc h/ trình đi tìm lời giải bị bế tắc. 
GV: Ta thấy, XQ lý giải về TY nhưng không rành mạch mặc dù trong lòng chị có bao mối bức xúc: “sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đâu từ đâu” song trong cách lý giải của chị vẫn giữ nguyên nét tâm lí của người phụ nữ với cái lắc đầu thật dễ động lòng: Em cũng không biết nữa. vậy nên nhu cầu tìm kiếm ở đây là t/cảm chứ không phải là lí trí và Ty thật là bí ẩn, bí ẩn bởi nó được tồn tại trong trái tim của con người, Tagor lí giải
 “Nhưng em ơi! đời anh là trái tim 
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu.”
Hay 
“ Nhưng em ơi trái tim anh là tình yêu 
 Nỗi vui sướng và khổ đau của nó là vô biên
Trái tim anh cũng gần như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết tron nó đâu”
H: XQ đã khái quát về bản chất TY như thế nào?
HS: Cảm nhận đoạn thơ và phân tích
GV: Bổ sung, giảng rõ
Nỗi nhớ dung dị, sâu lắng, nhẹ nhàng nhưng rất chân thành, táo bạo và mới mẽ
H: Nỗi niềm suy tư của người PN đang yêu được thể hiện như thế nào qua 2 khổ thơ cuối?
HS: Người PN ý thức được sự trôi chảy của thời gian → xd 2 hình ảnh đối lập nhau nhưng thống nhất.
GV: XQ đang gắn bó với nỗi niềm lo âu, ý thức về cái hữu hạn của đời người trong cái vô hạn của cuộc đời, vậy nên thấy được sự mỏng manh của TY, muốn sống hết mình cho TY.
Hoạt động 3
H: Em hãy rút ra kết luận về bài thơ?
HS: Rút các kết luận về bài thơ
GV: Bổ sung, nhấn mạnh.
I. Đọc- hiểu chung:
1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942- 1988)
* Quê: Hà Đông, lớn lên ở Hà Nội.
* Năm 1963 làm báo, biên tập viên
* Từ lúc làm diễn viên múa, XQ bắt đầu làm thơ
* Thơ Xuân Quỳnh:
- Thể hiện trái tim người phụ nữ hồn hậu, tha thiết về TY.
- Thể hiện TY và cùng đầy lo âu
* Tác phẩm:
- Hoa dọc chiến hào (1968)
- Gió Lào cát trắng (1974)
- Tự hát (1984)
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Nhịp điệu, âm điệu bài thơ:
* Âm điệu: có sự tương đồng
* Yếu tố tạo nên âm điệu.
- Thể thơ 5 chữ
- Phương thức tổ chức từ ngữ, hình ảnh
2. Hình tượng sóng:
- Hình tượng sóng là TY của người phụ nữ.
- Thể hiện trạng thái đối lập của người phụ nữ
Þ thể hiện sự sôi nổi, mãnh liệt và dịu dàng, e ấp của TY.
a. Những trăn trở của sóng- của tình yêu:
* Trước biểnem nghĩ: → anh
 → em 
 → biển lớn
* Tìm hiểu nguồn gốc của TY.
* Lý giải về TY: bị bế tắc
 “Em cũng không biết nữa
 Khi nào ta yêu nhau”
Þ TY là vậy, tiến tới thoái lui và tan ra trong nỗi ngọt ngào được che chở, vỗ về song ẩn chứa bao điều khó hiểu như co sóng ngoài khơi.
b. Bản chất của TY:
- TY gắn liền với nỗi nhớ
- Nỗi nhớ tha thiết, sâu sắc, len lõi vào ý thức và cả tiềm thức.
3. Nỗi niềm suy tư của người phụ nữ:
- Ý thức được sự trôi chảy của thời gian
- Thấy được sự mỏng manh của TY
- Khao khát hoá thân bất tử cùng trường tồn cùng 100 con sóng nhỏ.
4. Nghệ thuật:
- Âm hưởng bài thơ nhẹ nhàng, dào dạt
- Hình tượng sóng được miêu tả nhiều lần nhưng không lặp lại
III. Tổng kết:
- Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ XQ
- Bài thơ thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết của người phụ nữ.
 IV. Củng cố: GV ra một số câu trắc nghiệm để HS củng cố bài học.
 V. Dặn dò : Học bài- làm bài tập nâng cao- chuẩn bị bài: Luật thơ.
Tiết 28	Ngày soạn: 13/10/2008
	Ngày giảng: 14/10/2008
LUẬT THƠ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ Tiếng Việt
	- Vận dụng kiến thức luật thơ vào việc đo- hiểu tác phẩm thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích thơ dựa trên những kiến thức về luật thơ.
3. Thái độ: Có ý thức cảm thụ- phân tích thơ chính xác và đúng luật
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Thầy: Thiết kế bài soạn- các VD
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích-luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Gọi HS đọc sgk, gợi ý
Thơ là cách tổ chức ngữ âm (tính nhạc), nó là kết quả của việc vận dụng tổng hợp các yếu tố ngữ âm như: thanh điệu, vần, độ cao, độ dài, độ mạnh của tiếng để tạo nên sự hài hoà về âm thanh cho lời thơ.
H: Thế nào là luật thơ? Trong luật thơ nhân tố nào đóng vai trò quan trọng? Vì sao?
HS: Dựa vào sgk, khái quát
- Khái niệm: luật thơ
- Nêu các nhân tố quan trọng và giải thích.
GV: Bổ sung, giảng rõ
* Vần: là sự hiệp vần thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo ra tính hài hoà và liên kết của dòng thơ, giữa dòng thơ.
VD: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
 Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
 Đây mùa thu tới- mùa thu tới
 với áo mơ phai dệt lá vàng
- Vần được phân biệt theo vị trí gieo vần: vần chân, vần lưng, phân biệt theo mức độ hoà âm: vần chính, vần thông
- Trong thơ vần thực hiện 3 chức năng: tách dòng, tạo liên kết, tạo âm hưởng, tạo tâm thế chờ đợi cho vần kế tiếp
* Tiết tấu: nhịp điệu
GV: Giới thiệu về giá trị của tiếng và đặc điểm của tiếng.
* Các p.diện giá trị của Tiếng:
- Xét về ngữ âm: mỗi tiếng là 1 âm tiết
- Xét về ngữ nghĩa: tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
- Xét về ngữ pháp: mỗi tiếng thường là một từ.
* Các đặc điểm của Tiếng:
- có cấu trúc chặt không biến hình trong câu theo quy tắc ngữ pháp.
VD: Tôi yêu con chó của Tôi.(Tiếng Việt)
 Love me love my dog
- Gồm 2 phần: Phụ âm đầu và Vần
VD: Toàn
- Mỗi tiếng luôn mang 1 trong 6 dấu thanh.
VD: Tôi- Nhà- sắc- đẹp- ngỏ- nhã
H: Vì sao lấy tiếng làm căn cứ để xác lập thể thơ? Và căn cứ vào đâu để ngắt nhịp thơ?
HS: Làm việc cá nhân, trình bày
GV: Bổ sung, lấy VD giảng rõ
* VD: + Thơ Lục bát : 6/8
 + Thơ Thất ngôn: 7 tiếng (Thất ngôn bát cú: 7 tiếng 8 câu, thất ngôn tứ tuyệt: 7 tiếng 4 câu)
 + Song thất lục bát: 2 câu 7, 1câu 6, 1 câu 8)
* VD: 
- Thơ Lục bát thường có nhịp đôi
 “Yêu nhau/ cởi áo/ cho nhau
 Về nhà/ mẹ hỏi/ qua cầu/ gió bay”
- Thơ song thất lục bát: ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2
 “Trời thăm thẳm /xa vời khôn thấu
 Nỗi nhớ chàng/ đau đáu/ nào xong”
H: Trong Tiếng Việt có bao nhiêu loại dấu thanh? Các dấu thanh có vai trò như thế nào trong luật thơ?
HS: Đọc sgk, trình bày
GV: Nhận xét, cho VD minh hoạ
VD: - Thơ lục bát: tiếng 2/ 4/ 6 phải theo luật
 2 B- 4 T- 6 B
Kiều càng sắc sảo mặn mà
 B T B
So bề tài sắc lại là phần hơn
 B T B
 - Thơ thất ngôn: Tiếng 2/ 4/ 6 phải theo luật: B- T- B hoặc T- B- T
 Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
 B T B
 Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
 T B T
* Trong thơ Đường luật còn có Liên (niêm)
VD: Thơ lục bát
 Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.
* Trong thơ Đường luật còn chia ra:
- Thơ luật bằng vần bằng
VD: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
 B B
- Thơ luật trắc vần bằng
VD: Một chiếc thuyền câo bé tẻo teo
 T B
H: Thế nào là cách hiệp vần trong thơ? Có mấy loại vần? Đặc điểm của từng loại?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
* Hiệp vần: là cách liên kết các câu thơ bằng sự trùng hợp hay gần trùng hợp phần vần của một tiếng
* Có 4 loại: vần chân, vần lưng, vần thông, vần chính
GV: Bổ sung, cho VD giảng rõ
Hoạt động 2
H: Trong thơ Tiếng Việt chúng ta thường thấy xuất hiện những thể thơ nào?
HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu ý kiến.
GV: Cho VD, giảng rõ
Hoạt động 3
H: Hãy xác định thể thơ cho 4 câu thơ trên và tìm một số đoạn thơ, xác định thể loại?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Xác định thể thơ và tìm VD
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, vì có 4 câu và 3 vần.
I. Khái quát về Luật thơ:
* Luật thơ: là toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong sáng tạo thơ như: phân dòng, số tiếng, ngắt nhịp, gieo vần, phối thanh
* Yếu tố quan trọng: Vần và Tiết tấu.
1. Tiếng là căn cứ để xác lập thể thơ và là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ:
* Vì: 
- Các thể thơ đều lấy số lượng tiếng trong một câu để xác định.
- Tiếng là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ.
2. Thanh của Tiếng là căn cứ để xác định luật bằng trắc:
- Tiếng Việt có tất cả 6 thanh: chia thành 2 nhóm
+ Huyền, không dấu → thanh bằng
+ Sắc, nặng, hỏi, ngã → thanh trắc.
- Các dấu thanh tạo ra luật B- T riêng cho mỗi thể thơ
3. Vần của Tiếng là căn cứ để hiệp vần thơ:
- Vần chính: vần của 2 tiếng hoàn toàn trùng hợp
VD: Các vị La Hán chùa Tây Phương 
 Tôi đến thăm về lòng vấn vương
 Há chẳng phải đây là xứ Phật
 Mà sao ai nấy mặt đau thương
- Vần thông: vần của 2 tiếng không hoàn toàn trùng hợp.
 VD: Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
- Vần chân: (cước vận) vần ở cuối câu.
VD: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Vần lưng: (Yêu vận) vần được gieo vào giữa dòng thơ
VD: Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
 Một buổi trưa nắng dài bãi cát
II. Những thể thơ thường gặp trong Tiếng Việt:
* Thể thơ truyền thống: Lục bát, song thất lục bát, hát nói
* Thể thơ bắt nguồn từ TQ: tứ tuyệt, bát cú, ngũ ngôn
* Ngoài ra còn có thơ tự do, thơ văn xuôi
III. Luyện tập:
Xác định thể thơ của bốn câu thơ sau:
“Ai mang xuân đến bưởi đưa hương
 Xao xuyến lòng ai dạ vấn vương
 Chợt nhớ tới người bên xóm núi
 Ước sao có cánh vượt đường trường”
 IV. Củng cố: Tiếng có vai trò như thế nào trong luật thơ Tiếng Việt?
 V. Dặn dò: Học bài chuẩn bị: Đàn ghi ta của Lor- car.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 12 Nang Cao(8).doc