Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 123+ 124: Tổng kết phương pháp đọc, hiểu văn bản văn học

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 123+ 124: Tổng kết phương pháp đọc, hiểu văn bản văn học

Tiết : 123,124

TỔNG KẾT PHƯƠNG PHÁP ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

- Nắm vững các phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học.

- Củng cố các kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.

B/.CHUẨN BỊ:

 *GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

 *HS: SGK, k/thức c/bản về “TKPPĐ,HVBVH”

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là hình thức trình bày bài văn ? (I)

- Trình bày những yêu cầu cần thiết khi trình bày một bài văn? (II)

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2627Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 123+ 124: Tổng kết phương pháp đọc, hiểu văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Tiết : 123,124
TỔNG KẾT PHƯƠNG PHÁP ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
®
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H:
- Nắm vững các phơng pháp đọc - hiểu văn bản văn học.
- Củng cố các kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
B/.CHUẨN BỊ:
 *GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
 *HS: SGK, k/thức c/bản về “TKPPĐ,HVBVH”
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là hình thức trình bày bài văn ? (I)
- Trình bày những yêu cầu cần thiết khi trình bày một bài văn? (II)
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc mục 1
- Thế nào là đọc hiểu một VBVH?
+ Quá trình đọc - hiểu văn bản yêu cầu người đọc phải làm những việc gì ?
+ Trong quá trình đọc - hiểu, sự hiểu biết cụ thể và hiểu khái quát có quan hệ, tác động với nhau ntn?
- Khi đọc một văn bản, cái gì gây chú ý và buộc tâm trí phải dừng lại suy nghĩ ?
- Để từ các từ ngữ, chi tiết đặc biệt, tiến tới hiểu được đoạn văn và toàn bài văn, người đọc phải làm gì ?
* Luyện tập
- H đọc BT1/181 và nêu yêu cầu?
+ H trao đổi thảo luận và trình bày.
+ G nhận xét, đúc kết.
- H đọc BT2/181,182 và nêu yêu cầu?
+ H trao đổi thảo luận và trình bày.
+ G nhận xét, đúc kết.
- H đọc BT3/182 và nêu yêu cầu?
+ H trao đổi thảo luận và trình bày.
+ G nhận xét, đúc kết.
- H đọc BT3/182 và nêu yêu cầu?
+ H trao đổi thảo luận và trình bày.
+ G nhận xét, đúc kết.
I/. Đọc - hiểu văn bản văn học:
 - Đọc – hiểu VBVH là quá trình từ đọc - hiểu từ, câu, đoạn đến hiểu, thưởng thức và đánh giá tư tưởng và nghệ thuật của văn bản.
- Trong quá trình đọc - hiểu, hiểu biết cụ thể và hiểu khái quát có quan hệ, tác động vào nhau, giúp người đọc chiếm lĩnh VB ngày càng sâu hơn.
II/. Phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học:
1. Phát hiện từ ngữ đặc biệt của văn bản.
 - Đó là các từ ngữ, chi tiết đặc biệt, "lạ hoá". 
TD: Trong câu văn trích từ "Vi hành", đó là các từ vi hành, bạn ngài, sung sướng, theo kiểu Pháp, công tử bé, tự hào, kiêu hãnh,... Các từ ấy đều gợi lên một ý vị mỉa mai, vì nội dung trái ngược ! Các từ ngữ, chi tiết khác thường ấy là dấu hiệu chỉ đường, dẫn dắt người đọc đi sâu vào tư tưởng của văn bản.
 2. Tìm mạch chủ đề và ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh.
- Từ từ ngữ, chi tiết đặc biệt, phải tìm mạch chủ đề (do lặp lại các biểu hiện cùng loại, các chi tiết, từ ngữ cùng chủ đề) và phát hiện ý nghĩa tượng trưng, khái quát của hình tượng.
TD: Trong bài học nhắc tới sự lặp lại và tương phản của các từ chỉ đêm tối và ánh sáng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ -> khát vọng
3. Cách khái quát nội dung văn bản
- Là phải khái quát được tư tưởng, tình cảm của văn bản. 
TD: Khái quát tư tưởng của Hai đứa trẻ, Chí Phèo, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
4. Tìm ngôn ngữ thơ, giọng điệu, hình ảnh tứ thơ (đối với thơ)
III/. Luyện tập:
1. BT1/181: Chỉ ra nét đặc sắc trong khổ thơ của Nguyễn Đình 
- Hai câu đầu: hình ảnh gây ấn tượng mạnh: quê hương bị tàn phá.
- Hai câu sau: tình cảm tha thiết.
2. BT2/181,182: Phân tích vẻ đẹp đoạn thơ trong Tây Tiến của QD 
Vẻ đẹp lãng mạn trữ tình (do nỗi nhớ) kết hợp với vẻ đẹp hùng vĩ, bi tráng, đều được thể hiện qua các chi tiết, từ ngữ đặc biệt có tính tương đồng, lặp đi lặp lại.
3. BT3/182:Cảm nhận và bình luận ý niệm "Đất Nước" trong đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
Thông thường, người ta hiểu đất nước như một địa bàn cư trú, một phạm vi lãnh thổ của một dân tộc, quốc gia. Đó là cách hiểu bề ngoài. Nguyễn Khoa Điềm nêu ra một ý niệm đất nước trong chiều sâu văn hoá, ngôn ngữ, phong tục,... đưa ta đến một cảm nhận mới : đất nước trong lĩnh vực tinh thần, trong tâm linh. (phân tích nội dung đoạn thơ để hiểu được điều đó.Từ đó, cho HS nêu ý kiến bình luận khẳng định cái mới trong bài Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm so với một số bài thơ cùng viết về đất nước khác).
*Bình luận cũng là một yêu cầu của đọc - hiểu và đó là nhận định, đánh giá điều đã học.
4. BT4/182: Phân tích, bình luận một đoạn văn xuôi trích trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
- Đây là đoạn văn viết theo lối độc thoại nội tâm, trình bày chuỗi ý nghĩ, cảm giác của Việt, một người đã bị thương, hỏng mắt, nhưng trong lòng vẫn sôi sục ý chí chiến đấu. Các ý nghĩ liên tục nhưng phân tán, có nhiều chủ đề thay thế nhau, nhưng mạch trung tâm, xuyên suốt vẫn là tinh thần chiến đấu. Qua đó thấy được hình ảnh
 người Giải phóng quân trẻ tuổi, hồn nhiên, kiên định.    
4/. Củng cố và luyện tập:
Trình bày yêu cầu và phương pháp đọc - hiểu?
5/. Hướng dẫn H tự học ở nha: 
♦ Học bài, làm BT còn lại. Chuẩn bị bài: Trả bài viết số7
 + Đúc kết ưu, khuyết của bài viết
+ Xây dựng dàn ý?
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTONG KET PP DOC HIEU NVAN 12NC.doc