Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tuần 10 đến 12

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tuần 10 đến 12

PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ

A / Mục tiêu cần đạt :

 Giúp H:

- Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.

- Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận.

 B/ Phương tiên dạy học:

 SGK,SGV, Thiết kế dạy học, tư liệu tham khảo.

B/. Chuẩn bị:

  G: SGK, SGV, thiết kế bài học.

  H: SGK; Đọc hiểu bài “Phát biểu theo chủ đề”; Bài soạn.

C/. Phương pháp dạy học:

 Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, nhận xét, rút kinh nghiệm

 

doc 28 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tuần 10 đến 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 28
Ngày
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
A / Mục tiêu cần đạt :
 Giúp H: 
Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.
Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận.
 B/ Phương tiên dạy học: 
 SGK,SGV, Thiết kế dạy học, tư liệu tham khảo.
B/. Chuẩn bị:
 ♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học.
 ♠ H: SGK; Đọc hiểu bài “Phát biểu theo chủ đề”; Bài soạn.
C/. Phương pháp dạy học:
 Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, nhận xét, rút kinh nghiệm
D/. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Giảng bài mới: 
 * Giới thiệu:
 Trong cuộc sống cũng như trong lao động học tập có nhiều vấn đề nảy sinh mà mỗi người chúng ta phải phát biểu ý kiến. Để ý kiến của mình có sức thuyết phục, mỗi người phải rèn luyện cho mình những kỹ năng phát biểu cơ bản. Bài học này sẽ giúp chúng ta rèn luyện những kỹ năng cơ bản đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA G VÀ H
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lý thuyết.
 + Theo em chủ đề cuộc hội thảo bao gồm những nội dung nào? 
Giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
+ Theo em nên tập trung phát biểu nội dung nào hơn? Vì sao?
 ÞTừ kết quả phân tích trên giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra những nội dung cần thiết để chuẩn bị phát biểu ý kiến.
+ Hãy nêu những yêu cầu của việc phát biểu ý kiến?
- Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập.
+Giáo viên định hướng hoặc để học sinh tự xác định những ý chính cần có trong bài phát biểu.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định quan điểm, ý kiến đúng về hạnh phúc và phát biểu để bảo vệ quan điểm đó.
+ Giáo viên hướng dẫn gợi ý để học sinh trình bày quan điểm của mình để xác định quan điểm đúng và phát biểu để báo vệ quan điểm đó.
+ Giáo viên cần yêu cầu học sinh tìm những ví dụ từ thực tế đời sống mà các em biêt về những tâm gương tự vươn lên lập thân không phải do được học hành đến nơi đến chốn.
- Hoạt động 3: Tổng kết.
+Yêu cầu học sinh đọc kỹ ghi nhớ SGK/116.
+Giáo viên yêu cầu một số chủ đề để học sinh phát biểu ý kiến trong điều kiện thích hợp với mỗi học sinh.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đề bài: Chi Đoàn tổ chức hội thảo với chủ đề: Thanh niên học sinh làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến đóng góp cho hội thảo.
* Nội dung cần đạt:
-Những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giap thông đối với cuộc sống con người.
- Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Tuyên truyền ý thức tự giác chấp hành luật giao thông cho mọi người.
- Tăng cường công tác giáo dục về luật an toàn giao thông trong nhà trường.
2. Các bước chuẩn bị phát biểu:
- Xác định đúng nội dung cần phát biểu.
+ Chủ đề buổi hội thảo.
+ Những nội dung chính của chủ đề. 
+ Lựa chọn nội dung cần phát biểu.
- Dự kiến đề cương cần phát biểu:
 +Mở đầu: Giới thiệu chủ đề phát biểu.
 + Nội dung phát biểu: 
 + Kết thúc: khái quát lại nội dung đã phát biểu.
3. Phát biểu ý kiến:
- Mở đầu lời phát biểu phải hướng vào người ngheđưa ra được cái mới lạ, cái riêng của mình về vấn đề song phải phù hợp với nội dung chủ đề phát biểu để lôi cuốn sự chú ý của người nghe. 
- Trình bày nội dung phát biểu theo đề cương đã dự kiến, tránh lan man xa đề, lạc đề.
- Lời phát biểu cần ngắn gọn, súc tích nhưng cần có những ví dụ minh hoạ cần thiết.
- Trong quá trình phát biểucần lưu ý điều khiển thái độ cử chỉ giọng nói theo phản ứng của người nghe.
II. Luyện tập:
1. Đề bài 1:
Tại cuộc hội thảo phát biểu về chủ đề "Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay" anh (chị) sẽ phát biểu những ý nào? Lập dàn ý bài phát biểu đó và phát biểu trước lớp. 
* Ý chính cần đạt: Tuổi trẻ ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc.
- Hạnh phúc là được làm theo ý thích của mình, là được tự do tuyệt đối không bị phụ thuộc vào ai, vào bất cứ điều gì.
- Hạnh phúc là kiếm được nhiều tiền vì có tiền là có tất cả.
- Hạnh phúc là được cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí.
- Hạnh phúc là thực sự hài hoà giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc của cộng đồng.
- Hạnh phúc là mang đến niềm vui, điều tốt đẹp cho mọi người.
- Hạnh phúc là có nhiều bạn tốt.
2. Đề bài 2: Có nhiều ý kiến cho rằng "Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên ngày nay" ý kiến của anh (chị) thế nào? Hãy phát biểu quan niệm của mình.
* Ý chính cần đạt:
-Vào đại học là một trong những cách lập thân tốt của thanh niên ngày nay song đó không phải là cách duy nhất vì:
+ Không phải mọi thanh niên đều có khả năng vào được đại học.
+ Ngoài việc vào đại học, thanh niên còn có nhiều cách lập thân khác như: học nghề, làm kinh tế gia đình
- Có nhiều thanh niên dù đã học đại học, song vẫn không có khả năng lập thân lập nghiệp.
- Trong thực tế cuộc sống có nhiều thanh niên dù không được học đại học, song vẫn có khả năng và đã lập thân, lập nghiệp tốt.
- Việc lập thân phải tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi người, song quan trong nhất là phải có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
III. Tổng kết.
- Học sinh nhớ và hiểu những yêu cầu của việc phát biểu theo chủ đề.
- Có kỹ năng phát biểu về một chủ đề nào đó trong cuộc sống.
 Ghi nhớ SGK/116.
4/ Củng cố và luyện tập:
 Nhắc lại ghi nhớ
5/ Hướng dẫn H tự học:
 - Học bài. Soạn bài: Đoạn trích: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm). 
+ Chuẩn bị theo câu hỏi: 2, 3 và 4 phần Hướng dẫn học bài. 
E/. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 29,30
Ngày
ĐẤT NƯỚC
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng. )
 NGUYỄN ĐÌNH THI
A / Mục tiêu cần đạt :
Giúp H: 
 - Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước thông qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình - chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của nhân dân “.
 B/. Chuẩn bị:
 ♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học.
 ♠ H: SGK; Đọc hiểu bài “Đất nước”; Bài soạn.
C/. Phương pháp dạy học:
 Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, 
D/. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: Việt Bắc
Đọc thuộc đoạn trích.
Phân tích cảnh đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua nỗi nhớ của người ra đi. (II.1)
Hình ảnh Việt Bắc cách mạng, Việt Bắc anh hùng được nhà thơ miêu tả như thế nào? (II.2)
Tính dân tộc trong đoạn thơ được thể hiện như thế nào? (II.3) 
 3. Giảng bài mới: 
 * Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA G VÀ H
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả.
+ GV: Gọi học sinh đọc phần Tiểu dẫn và tóm tắt những nét chính về Nguyễn Khoa Điềm.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm
+ GV: Dựa vào phần Tiểu dẫn, giới thiệu đôi nét về trường ca Mặt đường khát vọng?
+ GV: Dựa vào phần Tiểu dẫn, giới thiệu đôi nét về xuất xứ và nêu giá trị của đoạn trích?
+ GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm văn bản.
+ HS: Đọc diễn cảm văn bản.
+ GV: Hãy chia bố cục của văn bản?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Phần 1 văn bản.
+ GV: Theo cách cảm nhận của tác giả, Đất Nước gắn liền với hình ảnh nào? Đất Nước có từ bao giờ? 
+ GV: Đất Nước còn tồn tại trong những phương diện nào?
+ GV: Nhận xét hình ảnh tác giả chọn trong 4 câu thơ? Ý nghĩa biểu hiện?
+ GV: Về thời gian - lịch sử, Đất Nước gắn liền với những điều gì? 
+ GV: Đất Nước còn tồn tại ở đâu? 
+ GV: Bốn câu theo tiếp theo muốn nói lên điều gì?
+ GV: Khi cảm nhận về Đất Nước như thế, trong đoạn thơ sau tác giả đã đặt ra vấn đề gì?
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”
+ GV: Tác giả đã liệt kê hàng loạt địa danh nào khi nói về Đất Nước? Liệt kê như vậy với mục đích gì?
+ GV: Từ đó, tác giả đi đến một kết luận gì?
+ GV: Nét mới mẻ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm khi cảm nhận về đất nước ở đây là gì?
+ GV: Nhân dân bao đời đã truyền cho chúng ta hôm nay những gì?
+ GV: Họ còn là những người như thế nào?
+ GV: Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình trong đoạn thơ là ở câu nào?
+ GV: Khi nói đến “Đất Nước của nhân dân”, tác giả mượn văn học dân gian để nhấn mạnh điều gì về đất nước?
+ GV: Vẻ đẹp con người thể hiện qua các hình ảnh cụ thể nào?
+ GV: Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
+ GV: Chốt lại.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh nêu chủ đề của đoạn thơ.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
- GV: Đoạn thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc gì?
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh Luyện tập.
- GV: Các chất liệu văn hóa dân gian nào được sử dụng trong bài thơ?
- HS: Trao đổi, thảo luận và trả lời.
- GV: Định hướng cách hiểu cho H
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Nguyễn Khoa Điềm, 1943, xã Phog Hoà, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
- 1964, tốt nghiệp Khoa Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội à trở về miền Nam tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ đến 1975.
- Hiện nay: nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ.
- Phong cách thơ: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
- Tác phẩm chính: 
+ Đất ngoại ô (Tập thơ, 1972)
+ Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974)
+ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986)
+ Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990)
+ Cõi lặng (thơ, 2007)
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
 - Trường ca “Mặt đường khát vọng”: hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên 1971, đầu 1974.
 - Nội dung: Sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm ở miền Nam về đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước.
b. Xuất xứ: 
 - Phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
 - Giá trị: Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại.
 - Thể loại: trường ca (có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình)
c. Bố cục: 2 phần
 - Phần 1: Từ đầu đến Làm nên đất nước muôn đời: Những nét riêng trong cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
 - Phần 2: Còn lại: Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Phần 1: Những nét riêng trong cảm nhận của tác giả về đất nước:
 - Chọn những hình ảnh tự nhiên và bình dị để cảm nhận về đất nước:
 Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất Nước có từ ngày đó”
+ Nguyễn Khoa Điềm giúp ta cảm nhận đất nước một cách thật gần gũi: Đất Nước có trong câu chuyện cổ tích “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”, miếng trầu bà ăn, ngôi nhà mình ở, chuyện đánh giặc ngoại xâm, chuyện phong tục tập quán, chuyện tình nghĩa sâu đậm.
+ Lịch sử lâu đời của đất nước: được nhắc đến bằng câu chuyện cổ tích “Trầu cau”, truyền thuyết Thánh Gióng, phong tục tập quán (Tóc mẹ thì bới sau đầu), nền văn minh lúa nước (Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng)
à Đất nước được cảm nhận từ chiều sâu văn hoá và lịch sử.
- Nguyễn Khoa Điềm cảm nhậm được đất nước là sự thống nhấ ... uên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy - Chạy hết núi lại khe cay đắng đủ mùi, Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa - Đường đi lại vắt bám đầy chân)
- Tội ác của giặc: 
 + Súng nổ kìa...
... trong túi
 + Giặc đã bắt ..
... nằm trên mặt đất.
 + Không ván, không người ..
... liệm thân cho bố.
à Đốt nhà, cướp của, coi rẻ sinh mạng của nhân dân.
- Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Cao - Bắc - Lạng:
Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
Băm thịt xương mày, tao mới hả!
 2. Niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng:
Được thể hiện bằng một phong cách riêng, mang đậm màu sắc tư duy của người miền núi:
- Bố cục giản dị: 
 + Mở đầu bài thơ là những cảm xúc diễn tả niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng.
 + Tiếp theo là nỗi buồn tủi, xót xa, căm giận bọn thực dân Pháp gieo rắc tội ác trên quê hương.
 + Đoạn kết: Trở lại với niềm vui hân hoan vì từ nay quê hương được giải phóng.
- Cách thể hiện niềm vui mang phong cách riêng: Lối nói cụ thể, giàu hình ảnh: Người đông như kiến, súng đầy như củi, Đường cái kêu vang tiếng ô tô ... nhà lá.
3. Màu sắc dân tộc qua cách sử dụng hình ảnh.
Đó là những hình ảnh cụ thể, gần gũi, theo cách nói của đồng bào dân tộc: 
 - Chỉ số nhiều: 
Người đông như kiến, súng đầy như củi,
Người nói cỏ lay trong rừng rậm.
 - Chỉ nỗi khổ triền miên: 
Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy
 - Chỉ cái chết: 
Cha ơi! Cha không biết nói rồi...
 - Không khí vui tươi, sinh động: 
Đường cái kêu vang tiếng ô tô
Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ.
- Chỉ cuộc sống yên ổn, no ấm: 
Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối
Quả trong vườn không lo tự chín, tự rụng 
III. Tổng kết:
 Bài thơ có nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Góp một gương mặt đặc biệt cho nền thơ Việt Nam.
B. Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên:
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: SGK
 - Con đường thơ nhiều biến động 
 - Nhà thơ giàu chất triết lí.
2. Văn bản:
 a. Hoàn cảnh sáng tác: 
Bài thơ được gợi cảm hứng từ sự kiện: 1958- 1960: phong trào xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc.
 b. Bố cục:
 - Đoạn 1: Hai khổ đầu
à Sự trăn trở và lời giục giã, mời gọi lên đường.
- Đoạn 2: Chín khổ tiếp theo
à Niềm hạnh phúc và khát vọng trở về với nhân dân, gợi lại những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến chống Pháp.
- Đoạn 3: Bốn khổ cuối
à Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng:
- Con tàu: Biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ khát khao lên đường xây dựng đất nước. Nhà thơ muốn vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn:
+ Tàu đói những vần trăng.
+ Tàu gọi anh đi sao anh chửa ra đi?
+ Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
 Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
- Tây Bắc: 
+ Ý nghĩa cụ thể: chỉ một vùng đất xa xôi của Tổ quốc.
+ Ý nghĩa tượng trưng: biểu tượng cho cuộc sống lớn của nhân dân và đất nước. Là cội nguồn cảm hứng của sáng tạo thơ ca.
à Vì thế, lời giục giã ra đi, kêu gọi lên Tây
Bắc cũng là trở về với chính lòng mình, với những tình cảm trong sáng, nghĩa tình gắn bó sâu nặng với nhân dân và đất nước.
- Lời đề từ: 
 + Sự hoà nhập tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đất nước.
 + Tâm hồn của nhà thơ (Khi lòng ta đã hoá những con tàu) một khi hoà nhập với không khí náo nức, tưng bừng với niềm vui chung của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước (Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát) thì cũng là lúc soi vào lòng mình, có thể thấy được cả cuộc đời rộng lớn (Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu).
2. Sự vận động trong tâm trạng của chủ thể trữ tình:
Giọng điệu, âm hưởng của bài thơ biến đổi theo mạch cảm xúc.
 - Đoạn đầu: Lời giục giã với những câu hỏi dồn dập, tăng tiến.
(Tàu gọi anh đi sao anh chửa ra đi?- Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép - Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.)
 - Đoạn 2: 
 + Lời bày tỏ trực tiếp tình cảm và dòng hoài niệm đầy ân tình về nhân dân trong những năm kháng chiến chống Pháp.
 + Xen với những hình ảnh của hồi tưởng là những chiêm nghiệm về đời sống được đúc kết trong giọng thơ trầm lắng.
- Đoạn 3: Mang âm hưởng của khúc hát lên đường vừa dồn dập, lôi cuốn vừa bay bổng, say mê.
3. Niềm vui lớn lao khi gặp lại nhân dân:
- Được thể hiện trong khổ thơ:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
- Để thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao, tác giả liên tiếp sử dụng những hình ảnh so sánh:
 + Những hình ảnh vừa có vẻ đẹp thơ mộng,
mượt mà vừa biểu tượng cho quy luật tất yếu của tự nhiên: nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
 + Vừa có sự hoà hợp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân với hiện thực: trẻ thơ đói lòng gặp sữa, nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
à Nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân dân.
- Việc trở về với nhân dân còn là một lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật, về với những gì thân thiết, sâu nặng nhất của lòng mình.
4. Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ:
- Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà hiện ra qua những hình ảnh, con người cụ thể, gần gũi thân thương.
- Đó là: anh con, người du kích với chiếc áo nâu suốt một đời vá rách – Đêm cuối cùng anh gởi lại cho con; là em con, thằng liên lạc - Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ; là bà mế già lửa hồng soi tóc bạc – Năm con đau mế thức một mùa dài.
+ Những điệp ngữ con nhớ anh con, con nhớ em con, con nhớ mế ... làm đoạn thơ chồng chất kỉ niệm được gợi ra từ hoài niệm về nhân dân của nhà thơ.
+ Cách xưng hô của chủ thể trữ tình (anh con, em con, con nhớ mế) bộc lộ một tình cảm chân thành, ruột thịt với những con người đã từng găn bó mật thiết với mình trong những năm kháng chiến.
- Những câu thơ này cho thấy sự giác ngộ một chân lí đời sống và cũng là chân lí của nghệ thuật: phải trở về thuỷ chung gắn bó với nhân dân.
5. Những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí.
- Nhớ bản sương giăng ...
.... đất đã hoá tâm hồn.
 + Sự vận động của mạch thơ là đi từ những hình, cảm xúc cụ thể dẫn tới những suy ngẫm triết luận.
 + Những bản làng, núi đèo ẩn hiện ẩn hiện trong sương mờ, mây phủ, gợi lên những miền đất mà trong đời chúng ta đã từng qua, làm sống dậy trong lòng ta vô vàn kỉ niệm.
 + Chính những kỉ niệm ấy đã nuôi dưỡng, bồi đắp làm phong phú tâm hồn ta.
- Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét...
 ... làm đất lạ hoá quê hương.
+ Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ trở thành thân thiết như quê hương ta, hoá thành tâm hồn ta: Tình yêu thành đất lạ hoá quê hương.
+ Tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa mà còn là những tình cảm sâu nặng đối với quê hương đất nước.
+ Chất triết lí trong thơ Chế Lan Viên được rút ra từ quy luật tình cảm nên không khô khan mà rất tự nhiên, sâu sắc.
6. Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ:
- Chế Lan Viên sáng tạo một hệ thống hình ảnh đa dạng, phong phú:
+ Có những hình ảnh thị giác do quan sát được trong đời sống thực: bản sương giăng, đèo mây phủ, chim rừng lông trở biếc...
+ Có những hình ảnh được miêu tả cụ thể, chi tiết: Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
+ Có hình ảnh thữ nhưng giàu sức gợi: Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
+ Có những hình ảnh mang tính biểu tượng: con tàu, vầng trăng, Tây Bắc, suối lớn mùa xuân...
à Chế Lan Viên thường có thói quen thiết kế những hình ảnh độc đáo, mới lạ, xâu chuỗi, liên kết với nhau bằng những liên tưởng bất ngờ, có chiều sâu trí tuệ.
III. Tổng kết:
Bài thơ thể hiện khát vọng của hồn thơ Chế Lan Viên về với nhân dân về với những kỉ niêm sâu nặng nghĩa tình CM chính là về với cội nguồn sáng tạo của hồn thơ.
C. Đò Lèn – Nguyễn Duy:
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: (SGK)
- Tuổi thơ lam lũ, vất vả
- Thơ có sự kết hợp hài hoà giữa cái duyên dáng trữ tình và cái chất thế sự
2. Văn bản:
a. Xuất xứ:
Viết 1983 khi ông có dịp trở về quê hương, sống với những hồi ức êm đềm.
b. Bố cục:
Hai phần:
- 5 khổ đầu: Hồi ức của nhà thơ về nỗi vất vả, tần tảo của bà bên cạnh sự vô tình của mình.
- Khổ cuối: Sự thức tỉnh, nuối tiếc, xót xa của tác giả.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Cái tôi của tác giả thời thơ ấu : 
- Hiếu động, tinh nghịch, mê chơi: câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn, đi đi xem lễ, đi nghe hát chầu văn...
- Nét quen thuộc và mới mẻ trong cái nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ:
 là thái độ thẳng thắng, tôn trọng dĩ vãng, không thi vị hoá thời quá khứ của mình
à đem lại cách nhìn mới mẻ về quá khứ tuổi thơ.
2. Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà:
- Hồi ức về bà: Một người bà âm thầm chịu đựng muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi, hiếu động, nghịch ngợm.
 + Mò cua xúc tép 
à lam lũ, vất vả, tần tảo
 + Buôn bán khắp nơi: gánh chè xanh ... thập thững những đêm hàn à Từ hình tượng thập thững: bước chân khó nhọc, không nhìn rõ đường của người già. Trước hiểm nguy của bom đạn bà vẫn đi bán trứng ở ga Lèn.
 + Bữa ăn đói khổ, đạm bạc: chỉ là củ dong riềng luộc sượng.. .
=> Dùng từ giản dị, gợi hình gợi cảm: hình ảnh người bà vừa giản dị vừa vĩ đại giữa đời thường à vẻ đẹp của người phụ nữ VN.
- Tình cảm của nhà thơ lúc nhỏ:
 + Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
à vô tâm, mê chơi, chưa thấu hiểu hết nỗi vất vả của bà.
 + Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực - Giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh thần
 * Hai bờ là sự phân định giữa hai bên: một bên là hư bao gồm tiên, Phật, thánh thần; một bên thực là bà suốt đời lam lũ, vất vả.
 * Hai từ trong suốt : biểu hiện trạng thái ngây thơ, hồn nhiên của trẻ nhỏ.
 * Câu không nhận ra đâu là thực, (cuộc sống lam lũ vất vả), đâu là hư (thế giới của truyện cổ tích: tiên, Phật, thánh thần) nên không nhận ra sự vất vả của người bà, trở thành kẻ vô tâm.
- Tình cảm của nhà thơ khi đã trưởng thành: 
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi “
 + Khi lớn lên, trưởng thành trong chiến tranh, biết thương bà nhưng bà đã mất.
 + Lòng trào dâng một nỗi ân hận, tiếc nuối, xót xa.
 + Câu thơ có giá trị thức tỉnh làm lay động lòng người.
3. Cách thể hiện tình cảm thương bà của Nguyễn Duy và Bằng Việt qua hai bài thơ Đò Lèn và Bếp lửa.
- Nguyễn Duy:
 + Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh: mò cua bắt tép, gánh hàng rong quen thuộc trong công việc thường nhật.
 + Tâm trạng nuối tiếc, xót xa, muộn màng.
 + Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi.
- Bằng Việt:
 + Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
 + Thấu hiểu công lao khó nhọc, vất vả và tình thương của bà.
 + Giọng thơ trang trọng, mực thước.
III. Tổng kết:
 Bài thơ để lại nhiều dư vị trong tâm hồn, chạm đến cõi sâu kín và thường nhật trong cuộc sống tình cảm của mỗi con người. Dường như ND vừa nói hộ vừa nhắc nhở cho nhiều người về lẻ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của mỗi người trong hiện tại đối với những gì gần gũi nhất trong cuộc sống của mình.
4/ Củng cố và luyện tập:
 Đọc diễn cảm một số đoạn thơ trong 3 bài đọc thêm.
5/ Hướng dẫn H tự học:
 - Học bài. Soạn bài: Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp.
 - Câu hỏi: 
 + Thế nào là phép lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen?
 + Làm bài tập I.1a, II.a, III a của SGK. 
E/. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Ngu Van 12 CB tuan 1012.doc