Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 8+ 9: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 8+ 9: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

 * Kiến thức : + Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập.

 +Hiểu thêm vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn độc lập.

 * Kĩ năng: Đọc diễn cảm, phân tích, cảm thụ văn bản văn học thuộc thể loại văn chính luận.

 * Tư tưởng, thái độ: Trân trọng, tự hào về bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc; tình yêu đất nước, yêu độc lập, tự do.

II.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, bình giảng.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 8+ 9: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
Tuần: 3	NS: 
Tiết CT: 8- 9	ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
	* Kiến thức : + Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập.
	+Hiểu thêm vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn độc lập.
	* Kĩ năng: Đọc diễn cảm, phân tích, cảm thụ văn bản văn học thuộc thể loại văn chính luận.
	* Tư tưởng, thái độ: Trân trọng, tự hào về bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc; tình yêu đất nước, yêu độc lập, tự do. 
II.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, bình giảng.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1.Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: 
12 B
12 A2
	2.Kiểm tra bài cũ: +Trình bày quan điểm sáng tác văn chương của HCM.
	 +Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
	3.Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Trọng tâm tiết 1: Đọc – cảm thụ, phân tích phần đầu của Tuyên ngôn
?Phần Tiểu dẫn giúp ta biết thêm gì về bản Tuyên ngôn độc lập?
GV có thể gợi ý:
?Hoàn cảnh ra đời của TP.
?Trước khi sáng tác, HCM luôn đặt ra và trả lời những câu hỏi gì?
?Ở văn bản này, mục đích, đối tượng, nội dung và hình thức của TP là gì?
-GV bổ sung, định hướng học bài.
?TP được viết theo thể loại gì?
?Văn chính luận thường có đặc điểm gì trong lối hành văn?
?Bản Tuyên ngôn Độc lập có bố cục gồm mấy phần?
-GV gợi ý: Thể tuyên ngôn thường có bố cục gồm 3 phần: Mở đầu nêu nguyên lí chung, phần tiếp theo chứng minh cho nguyên lí và phần cuối cùng là lời tuyên ngôn.
HS xác định bố cục, GV nhận xét, bổ sung, hòan chỉnh: 
Bố cục gồm 3 phần:
1/Từ đầu đến “không ai chối cãi được”: Nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn Độc lập.
2/Từ “Thế mà” đến “phải được độc lập”: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đưa ra thực tế lịch sử nhằm khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân Việt Nam.
3/Còn lại: Lời tuyên bố tự do, độc lập và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập.
-GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản: Đọc to, rõ ràng, nhấn mạnh các ý quan trọng. Đọc diễn cảm: giọng đanh thép, phẫn nộ, đau xót khi tố cáo tội ác của bọn thực dân; giọng tự hào, tha thiết khi nói về nhân dân ta; giọng trang trọng, hùng hồn khi tuyên bố nền độc lập.
-HS đọc tác phẩm. GV nhận xét.
GV nêu vấn đề.
HS lưu ý đoạn mở đầu của văn bản.
?Có nhận xét gì về cách mở đầu bản Tuyên ngôn? 
?Vì sao lại trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn ấy trong Tuyên ngôn của dân tộc? 
-GV gợi ý: +Đối tượng hướng tới của bản Tuyên ngôn?
	+Hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ?
?Mục đích của việc trích dẫn?
?Cách trích dẫn của HCM độc đáo và sáng tạo ở chỗ nào?
-GV có thể gợi ý:
+Trích dẫn tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, tác giả đặc biệt chú ý nhất là vấn đề gì?
+Không dừng lại ở quyền cá nhân, tác giả đã phát triển, mở rộng vấn đề ấy theo hướng nào?
GV giảng giải bổ sung.
?Việc trích dẫn nói trên có những ý nghĩa to lớn gì?
GV nhận xét, thuyết trình bổ sung.
Trọng tâm tiết 2: Phân tích phần 2 và 3 
-GV nêu vấn đề.
?Ở phần thứ 2, để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam, tác giả đã lập luận như thế nào?
-GV có thể gợi ý: +Tác giả đã đưa ra những thực tế lịch sử nào?(về bọn thực dân Pháp?, về nhân dân Việt Nam?)
HS đọc lại đoạn TG kể về tội ác của TDP.
?TG đã vạch trần những hành động và bản chất gì của bọn TD?
+Thực tế lịch sử ấy có ý nghĩa khẳng định điều gì?
?Trái ngược với bản chất bất nhân, hèn hạ của bọn thực dân, nhân dân Việt Nam đã thể hiện truyền thống yêu nước và nhân đạo của mình như thế nào?
?Bằng thực tế lịch sử đó, tác giả muốn khẳng định điều gì?
?Nhận xét về nghệ thuật lập luận.
GV nhận xét, phân tích bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
-HS đọc lại đoạn cuối. 
?Ở đoạn cuối TP, HCM tuyên bố độc lập và tự do của dân tộc trên những cơ sở nào?
?Nhận xét về ngôn ngữ, giọng văn, kết cấu câu, và tác dụng của chúng?
-GV nhận xét, bổ sung. 
?Ngoài giá trị lịch sử và giá trị văn học, Tuyên ngôn độc lập còn giúp ta hiểu thêm gì về con người HCM? 
-GV nhận định tổng quát, kết luận chung.
HS đọc phần Ghi nhớ sgk tr. 42.
A. TÌM HIỂU CHUNG
	1.Hoàn cảnh ra đời: (Học Sgk)
	2.Đối tượng hướng tới: 
	- Đồng bào cả nước
	-Nhân dân toàn thế giới 
 -Lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế (ANh, Pháp, Mĩ)	 
	3.Mục đích: 
	-Tuyên bố nền độc lập và chủ quyền của dân tộc.
	-Tranh luận nhằm bác bỏ những luận điệu xảo trá của bọn thực dân Pháp.
	4.Thể loại: Văn chính luận
	5.Bố cục: 3 phần
B.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
	I.Đọc văn bản
	II.Tìm hiểu văn bản: Lập luận của bản Tuyên ngôn Độc lập
	1.Phần mở đầu: Nêu nguyên lí chung 
-Trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (1776) của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp.
 à Mục đích: Khẳng định quyền tự do, độc lập của tất cả mọi người trên thế giới.
 àĐộc đáo: Đặc biệt chú trọng đến vần đề về quyền tự do, bình đẳng, hạnh phúc.
 Sáng tạo: Từ quyền cá nhân suy rộng ra thành quyền dân tộc.
ð Đây là đóng góp lớn của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
* Ý nghĩa của việc trích dẫn: 
	+Đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của hai nước Mĩ và Pháp à Nhắc họ đừng phản bội lại tổ tiên mình. (nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”) 
	+Đặt ngang hàng 3 cuộc cách mạng, 3 bản tuyên ngôn, 3 nền độc lập. à Lòng tự hào dân tộc.
	 àKhẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới.
	+Tố cáo, ngăn chặn âm mưu xâm lược nước ta lần nữa của bọn thực dân, đế quốc.
	+Kêu gọi, thức tỉnh và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân toàn thế giới.
*Cách lập luận: Lập luận chặt chẽ, vừa kiên quyết vừa khéo léo. Ngôn ngữ sắc sảo, giọng văn hùng hồn, giàu sức thuyết phục.
	2.Chứng minh cho nguyên lí bằng cơ sở thực tế
	a. Tội ác của bọn thực dân
-Bản chất bất nhân, phi nghĩa, tàn bạo, xảo quyệt.
-Hành động phản bội hèn hạ, nhục nhã.
ðBác bỏ một cách đầy hiệu lực luận điệu xảo trá của bọn thực dân về công lao “khai hoá” và quyền “bảo hộ” của chúng đối với nước ta.
	b. Thực tế đấu tranh cách mạng của nhân dân ta
-Kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật. 
-Pháp hàng Nhật, Nhật hàng đồng minh, dân ta giành chính quyền.
-Giúp, cứu người Pháp, bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
ðPhủ nhận hoàn toàn sự bảo hộ của Pháp trên đất nước VN.
 Khẳng định nhân dân Việt Nam xứng đáng làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
*Cách lập luận: -Bằng phương pháp liệt kê, kết cấu câu ngắn, trùng điệp, tác giả nêu ra những sự thật lịch sử không thể chối cãi được.
	-Ngôn ngữ miêu tả sắc sảo, gợi hình, gợi cảm.
	-Giọng văn mạnh mẽ, đanh thép, đầy sức thuyết phục.
	-Phép đối (bọn thực dân Pháp ><nhân dân Việt Nam)
	3.Phần thứ 3: Lời tuyên bố tự do, độc lập và quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập của dân tộc
-Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc VN trên 2 mặt lí luận và thực tiễn: “Nước VN có quyền  Sự thật là đã thành ”
-Khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc và định hướng cho Cách mạng VN.
àLời tuyên bố ngắn gọn, súc tích, hùng hồn và đanh thép .
àĐiệp từ, kết cấu câu chặt chẽ à Ý chí, quyết tâm sắt đá và tinh thần yêu độc lập, tự do thiết tha của dân tộc Việt Nam.
III.Tổng kết
Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm có giá trị nhiều mặt. Tác phẩm không chỉ đã giải quyết được nhiều vấn đề trọng đại của lịch sử mà còn thể hiện tài năng kiệt xuất, tầm văn hoá, tư tưởng lớn lao, tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và của toàn dân tộc.
4.Củng cố: Câu hỏi củng cố 
?Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của HCM trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn. Hãy chứng minh ngắn gọn (dựa trên cơ sở bài đã học).
5.Dặn dò: +Làm bài luyện tập. 
 +Chuẩn bị bài đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)
GV hướng dẫn: -Đọc văn bản. Tìm hiểu nội dung văn bản.
	 -Trả lời câu hỏi Sgk.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen ngon doc lap phan tac pham.doc