RỪNG XÀ NU
(Nguyễn Trung Thành)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả và những sáng tác của ông về mảnh đất Tây
Nguyên.
- Đọc tác phẩm, tóm tắt, tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, kết cấu và chủ đề của tác phẩm.
- Phân tích hình tượng rừng Xà Nu.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu truyện ngắn.
3.Thái độ: Trân trọng, yêu mến tài năng và giá trị văn chương của tác giả.
Tiết 64 Ngày soạn: 08 /02/09 Ngày giảng: 09 /02/09 RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS - Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả và những sáng tác của ông về mảnh đất Tây Nguyên. - Đọc tác phẩm, tóm tắt, tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, kết cấu và chủ đề của tác phẩm. - Phân tích hình tượng rừng Xà Nu. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu truyện ngắn. 3.Thái độ: Trân trọng, yêu mến tài năng và giá trị văn chương của tác giả. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về tác phẩm. Trò: Vở bài soạn- sgk C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN Vấn đáp- phân tích-tỏng hợp D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Phân tích diễn biến tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm “Vợ nhặt”? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 H: Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trung Thành? HS: Làm việc cá nhân, khái quát * Bút danh: - 1954- 1961 (ông tập kết ra Bắc) có bút danh là Nguyên Ngọc - 1962, ông vào Nam chiến đấu, là bút danh là Nguyễn Trung Thành. * 1950, ông gia nhập vào bộ đội, là phóng viên Báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Thời kì này đã giúp Nguyễn Trung Thành hiểu biết nhiều về Tây Nguyên bất khuất. * 1954 ông tập kết ra Bắc, 1962 ông tình nguyện trở vào chiến trường miền Nam, hoạt động ở khu V, là chủ tịch chi hội văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của Quân khu V * Sau 1975, ông ra Hà Nội là Phó tổng thư kí Hội nhà văn, khóa III và IV. GV: Bổ sung, nhấn mạnh H: Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và cho biết NTT viết “Rừng Xà Nu” nhằm mục đích gì? HS: Làm việc cá nhân, nêu hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm ra đời trong thời điểm khi Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam nước ta và đánh phá ác liệt miền Bắc, cuộc k/c của dân tộc ta chuyển sang giai đoạn mới, chống lại cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ. - Mục đích sáng tác: + Phản ánh cuộc chiến đấu của đòng bào Tây Nguyên + Khẳng định con đường Cm của miền Nam GV: Hướng dẫn HS đọc và tóm tắt HS: Tóm tắt H: Em hãy nhận xét kết cấu của tác phẩm? HS: Trình bày kết cấu Tác phẩm có kết cấu theo cốt truyện lồng tức là có 2 câu chuyện đan cài vào nhau, câu chuyện cuộc đời T/Nú và cuộc nổi dậy của người dân làng XôMan. GV: Bổ sung, kết luận H: Qua việc đọc- tóm tắt câu chuyện em hãy nêu chủ đề của truyện ngắn? HS: Làm việc cá nhân, nêu chủ đề GV: Bổ sung, nhấn mạnh “Rừng Xà Nu” tái hiện lại một giai đoạn ác liệt của CM M.Nam trước ngày đòng khởi 1960, phản ánh xung đột gay gắt giữa ND ta và kẻ thù Mỹ- Diệm, nhà văn ca ngợi ý chí quật cường và sức mạnh của nhân dân Tây Nguyên. I. Đọc- hiểu khái quát: 1. Tác giả: Nguyễn Trung Thành (1932) * Tên thật: Nguyễn Văn Báu * Quê: Thăng Bình- Quảng Nam. * Cuộc đời của nhà văn gắn bó với chiến trường Tây Nguyên cả 2 cuộc kháng chiến: vì vậy mà ông hiểu biết rất sâu sắc về mảnh đất Tây Nguyên anh hùng, có tình cảm gắn bó với con người và cuộc k/c ở Tây Nguyên. * Tác phẩm tiêu biểu: - Kháng chiến chống Pháp: " Đất nước đứng lên (1955) - Kháng chiến chống Mỹ " Rừng Xà Nu (1965) " đó là những bản anh hùng ca mạng đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. 2. Tác phẩm: Rừng Xà Nu a. Hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác: * Hoàn cảnh sáng tác: - Truyện được viết vào năm 1965, ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung Bộ, trong không khí sôi sục của cuộc k/c chống Mỹ cứu nước. * Mục đích sáng tác: - Phản ánh cuộc chiến đấu của đồng bào Tây Nguyên với bọn Mỹ và tay sai: đau thương nhưng anh dũng. - Khẳng định con đường CM miền Nam là con đường dùng bạo lực CM để đè bẹp bạo lực phản CM b. Đọc- tóm tắt: Truyện kể về nhân vật Tnú, người làng XôMan, dân tộc Strá ở Tây Nguyên. TNú tham gia CM, giặc bắt vợ con anh đánh đập cho đến chết để dụ bắt anh. Trước cảnh đó, anh xông ra để cứu vợ nhưng mẹ con Mai chết còn anh thì bị bọn giặc bắt. Bọn giặc tra tấn anh rất dã man (bị đốt 10 đầu ngón tay), dân làng cứu anh, mặc dù bị thương nhưng TNú vẫn tham gia CM. Trong đêm được về phép. 3. Kết cấu tác phẩm: - Câu chuyện LS làng XôMan được cụ Mết kể trong 1 đêm bằng giọng trang trọng, chứa đựng những sự kiện trọng đại nhất, có ý nghĩa nhất 4. Chủ đề: Thông qua việc miêu tả sức sống mảnh liệt của cây Xà Nu, tác giả muốn ca ngợi và khẳng định sức sống mảnh liệt của người dân làng XôMan nói riêng và của đồng bào Tây Nguyên nói chung trong cuộc k/c chống Mỹ cứu nước. IV. Củng cố: Gv cho HS tóm tắt lại câu chuyện V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiết 2 VI. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: