Giáo án Ngữ văn 12 – Chương trình cơ bản - THPT Đắc Lua

Giáo án Ngữ văn 12 – Chương trình cơ bản - THPT Đắc Lua

VĂN BẢN TỔNG KẾT

 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS :

- Hiểu được mục đích yêu cầu, nội dung và phương pháp thể hiện của văn bản tổng kết thông thường.

- Biết cách lập dàn ý, từ đó viết được một văn bản tổng kết có nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ HS THPT.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Tài liệu tham khảo.

- Thiết kế bài học.

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ, thảo luận rút ra kiến thức và kỹ năng thực hành.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

 Trình bày khái niệm ngôn ngữ hành chính và phong cách ngôn ngữ hành chính.

 

doc 26 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 – Chương trình cơ bản - THPT Đắc Lua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Tuần lễ thứ: .
	 Tiết thứ: 	
VĂN BẢN TỔNG KẾT
 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS :
Hiểu được mục đích yêu cầu, nội dung và phương pháp thể hiện của văn bản tổng kết thông thường.
Biết cách lập dàn ý, từ đó viết được một văn bản tổng kết có nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ HS THPT.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài học.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ, thảo luận rút ra kiến thức và kỹ năng thực hành.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
 Trình bày khái niệm ngôn ngữ hành chính và phong cách ngôn ngữ hành chính.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách viết văn bản tổng kết
I. CÁCH VIẾT VĂN BẢN TỔNG KẾT
1- GV yêu cầu HS đọc văn bản tổng kết trong SGK và trả lời các câu hỏi:
a) Đọc các đề mục và nội dung của văn bản trên, anh (chị) có nhận xét gì về bố cục và những nội dung chính của một văn bản tổng kết?
b) Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu như thế nào?
- HS làm việc cá nhân với văn bản rồi phát biểu ý kiến. Các HS khác nghe, nhận xét và bổ sung.
1. Tìm hiểu ví dụ
a) Bố cục của văn bản tổng kết trên đây có 3 phần:
+ Phần mở đầu:
- Quốc hiệu hoặc tên tổ chức (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- Trường ĐHSPHN- Đội thanh niên tình nguyện số 2).
- Địa điểm, ngày tháng năm (Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2007).
- Tiêu đề (Báo cáo kết quả hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước).
+ Phần nội dung báo cáo gồm:
- Tình hình tổ chức: địa điểm hoạt động (), thời gian (), số lượng tham gia ().
- Kết quả hoạt động (Hoạt động chăm sóc thương bệnh binh và người có công với nước; Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao; Vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan; Hoạt động tổ chức ôn tập văn hóa và sinh hoạt hè cho con em thương binh, bệnh binh; Hoạt động xây dựng công trình thanh niên và tặng quà thương binh, bệnh binh).
- Đánh giá chung.
+ Phần kết thúc: người viết báo cáo kí tên (Nguyễn Văn Hiếu).
b) Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, mỗi việc một đề mục, mỗi ý một lần xuống dòng, gạch đầu dòng, các câu sử dụng thường lược chủ ngữ.
2- GV yêu cầu HS từ việc tìm hiểu VD trên hãy cho biết yêu cầu đối với văn bản tổng kết.
- HS tự rút ra kết luận.
- GV nhận xét và cho 1 HS đọc phần Ghi nhớ để khắc sâu.
2. Yêu cầu đối với văn bản tổng kết
- Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc hay một giai đoạn công tác.
- Muốn viết được văn bản tổng kết, cần:
+ Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác.
+ Lần lượt viết các phần: mở đầu; nội dung báo cáo (tình hình và kết quả thực hiện công việc, bài học kinh nghiệm và kiến nghị); kết thúc.
+ Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.
Hoạt động 2: Luyện tập 
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1: Đọc văn bản (SGK) và trả lời câu hỏi:
a) Văn bản trên đã đạt được những yêu cầu nào của một văn bản tổng kết?
b) Người trích lược đi một vài đoạn, một vài ý trong văn bản (). Anh (chị) đoán xem trong các đoạn bị lược đi ấy, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu gì?
c) Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu nội dung nào cần bổ sung?
- GV có thể cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu.
- HS đọc và thảo luận, có thể bổ sung (bằng cách soạn thảo kiểu chữ khác) vào những chỗ bị lược ().
- GV cho HS quan sát tiếp văn bản hoàn chỉnh để HS đối chiếu, tự đánh giá.
Bài tập 1:
a) Văn bản trên đã đạt được một số yêu cầu của một văn bản tổng kết. Đó là:
- Đảm bảo bố cục 3 phần: mở đầu; nội dung báo cáo và kết thúc.
- Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.
b) T rong những đoạn bị lược, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu:
- kết quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
- Số đăng kí phấn đấu trong học tập và kết quả đạt được.
- Số tình nguyện tham gia phong trào chống tệ nạn xã hội và kết quả đạt được.
- Số tình nguyện chung sức cùng cộng đồng tham gia công tác xã hội và kết quả đạt được.
- Công tác phát triển đoàn viên.
c) Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu một số nội dung cần bổ sung:
- Tên hiệu của Đoàn, tên đoàn trường và tên chi đoàn.
- Mục II và mục IV nên cho vào một mục chung là: Kết quả công tác đoàn.
- Đánh giá chung. 
Bài tập 2: Nếu được giao nhiệm vụ viết một bản tổng kết phong trào học tập và rèn luyện của lớp trong năm học vừa qua, anh (chị) sẽ thực hiện những công việc gì? 
a) Chuẩn bị tư liệu ra sao?
b) Lập dàn ý văn bản thế nào?
Sau khi lập dàn ý, hãy viết vài đoạn thuộc phần thân bài của văn bản ấy.
- GV hướng dẫn, gợi ý.
- HS suy nghĩ và viết.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: 
a) Chuẩn bị tư liệu: tư liệu về kết quả xếp loại học tập và kết quả xếp loại hạnh kiểm,
b) Dàn ý:
Phần đầu:
- Quốc hiệu, tên trường, lớp.
- Địa điểm, ngày tháng năm
- Tiêu đề báo cáo: Báo cáo tổng kết phong trào học tập và rèn luyện- lớp ()- năm học ().
Phần nội dung:
- Đặc điểm tình hình lớp.
- Kết quả học tập.
- Kết quả rèn luyện.
- Bài học kinh nghiệm.
- Đánh giá chung.
Phần kết: kí tên.
Chú ý: người viết nên chọn nội dung cơ bản (kết quả học tập và kết quả rèn luyện) để viết thành những đoạn văn bản.
Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn học ở nhà
D. Củng cố, hướng dẫn học ở nhà
- GV củng cố lại toàn bài và hướng dẫn công việc ở nhà.
- HS ghi chép để thực hiện.
1) Củng cố:
Văn bản tổng kết được viết để nhìn nhận, đánh giá kết quả khi kết thúc một công việc nào đó. Muốn viết được văn bản tổng kết cần có tư liệu, cần diễn đạt đúng đặc trưng văn bản hành chính và cần tuân thủ theo 3 phần.
2) Hướng dẫn học ở nhà
- Tiếp tục hoàn thành bài tập (2).
- Tìm hiểu một số hoạt động đã qua của trường, lớp để viết báo cáo.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	 	 Tuần lễ thứ: .
	 	 Tiết thứ: 	
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT:
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
	- Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng Việt) đã được học trong trương trình Ngữ văn từ lớp 10 đến lớp 12.
 - Nâng cao thêm năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt ở 2 dạng nói và viết, và ở 2 quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Thiết kế bài học.
- Tài liệu tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
	Hệ thống hoá kiến thức, vấn đáp, thảo luận .
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
GV hệ thống hóa kiến thức bằng cách nêu một số câu hỏi để HS trả lời:
1) Giao tiếp là gì? Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
2) Phân biệt sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
3) Thế nào là ngữ cảnh? Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào?
4) Nhân vật giao tiếp có vai trò và đặc điểm gì?
5) Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân?
6) Thế nào là nghĩa của câu? Câu có mấy thành phần nghĩa? Là những thành phần nào? Đặc điểm của mỗi thành phần?
7) Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? 
- HS ôn tập lại những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trên cơ sở câu hỏi và những gợi ý của GV.
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 
+ Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.
+ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện; quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời tại cùng một địa điểm (hội thoại), cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt (qua văn bản viết).
2. Nói và viết
 Hai dạng nói và viết có sự khác biệt:
+ Về điều kiện để tạo lập và lĩnh hội văn bản.
+ Về đường kênh giao tiếp.
+ Về loại tín hiệu (âm thanh hay chữ viết).
+ Về các phương tiện phụ trợ (ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ điệu bộ đối với ngôn ngữ nói và dấu câu, các kí hiệu văn tự, mô hình bảng biểu đối với ngôn ngữ viết).
+ Về dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản,
3. Ngữ cảnh
+ Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản. 
+ Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.
4. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất trong ngữ cảnh. Các nhân vật giao tiếp đều phải có cả năng lực tạo lập và năng lực lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời.
Các nhân vật giao tiếp có những đặc điểm về các phương diện: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa, Những đặc điểm đó luôn chi phối nội dung và cách thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.
5. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân
 Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói- những sản phẩm cụ thể của cá nhân. Trong hoạt động đó, các nhân vật giao tiếp vừa sử dụng những yếu tố của hệ thống ngôn ngữ chung và tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực chung, đồng thời biểu lộ những nét riêng trong năng lực ngôn ngữ của cá nhân. Cá nhân sử dụng tài sản chung đồng thời cũng làm giàu thêm cho tài sản ấy.
6. Nghĩa của câu
 Trong hoạt động giao tiếp, mỗi câu đều có nghĩa.
+ Nghĩa của câu là nội dung mà câu biểu đạt.
+ Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhạn, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
7. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
 Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, thói quen và kĩ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
+ Mỗi cá nhân cần nắm vững các chuẩn mực ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực.
+ Vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chung.
+ Khi cần thiết có thể tiếp nhận những yếu tố tích cực của các ngôn ngữ khác, tuy cần chống lạm dụng tiếng nước ngoài.
Hoạt động 2: Luyện tập 
II. LUYỆN TẬP 
- Gv yêu cầu Hs đọc đoạn trích (SGK) và phân tích theo các yêu cầu:
1) Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên. Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào? (lời nhân vật và lời tác giả).
2) Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt? Phân tích sự chi phối của những điều đó đến nội dung và cách thức nói trong lượt lời nói đầu tiên của lão Hạc.
3) Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cạu mới biết là cu cậu chết!".
4) Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi ngư ...  xuân (thiên nhiên, cảnh sinh hoạt), rượu (Mị ngửa cổ uống ừng ực từng bát một), đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn (tác giả dụng công miêu tả tiếng sáo như một thủ pháp nghệ thuật lay tỉnh tâm hồn Mị).
- Những chuyển biến trong tâm hồn Mị: Mị nhớ lại quá khứ, niềm ham sống, khát sống trở lại, Mị muốn chết.
- Từ những chuyển biến trong tâm hồn đến hành động: bỏ thêm mỡ vào đĩa dầu, quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa, vùng bước đi, 
+ Hành động cởi trói cho A Phủ:
- Những ngày đầu Mị tỏ ra vô cảm.
- Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, cảm xúc trong Mị sống lại.
- Mị cắt dây trói cho A Phủ, một hành động vừa tự phát vừa tự giác.
- Mị vùng chạy theo A Phủ.
3) Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm:
- Cảm thông sâu sắc đối với người dân.
- Phê phán gay gắt bọn chúa đất phong kiến miền núi.
- Ngợi ca những gì tốt đẹp, trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người, đặc biệt là sức sống tiềm tàng của những con người chịu nhiều đau khổ bất hạnh.
- Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm.
4) Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét (với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùng thủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ấn tượng sâu đậm), đặc biệt tác giả có tài miêu tả tâm lí, dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn, 
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Phát hiện và bổ sung những mặt còn yếu về kiến thức và kỹ năng.
- Rút được kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Bài làm của HS
- Thiết kế bài học
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - HS thảo luận, bày tỏ ý kiến, phân tích sai sót và khẳng định câu trả lời đúng.
- Giáo viên tổng kết các kinh nghiệm làm bài kiểm tra tổng hợp, chốt lại các kiến thức, kĩ năng cơ bản.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá kết quả
GV căn cứ vào kết quả chấm để nhận xét 
I. Nhận xét, đánh giá kết quả
Nhận xét các nội dung sau:
- Về kiến thức.
- Về kĩ năng.
- Những ưu điểm và nhược điểm chung.
- Những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Hoạt động II: Rút kinh nghiệm
- GV trả bài.
- HS xem lại bài, đổi bài cho nhau để thảo luận, rút kinh nghiệm.
II. Rút kinh nghiệm
- Cá nhân xem kĩ toàn bài, tự đánh giá bản thân.
- Trao đổi bài cho nhau để thảo luận.
- Phát hiện và sửa chữa các lỗi trong bài.
- Trình bày những kinh nghiệm về làm một bài kiểm tra tổng hợp. 
Hoạt động 3: Xây dựng dàn bài cho đề tự luận.
GV và HS cùng xây dựng thành dàn bài chi tiết trên bảng.
III. Xây dựng dàn bài cho đề tự luận
Nội dung cần đạt theo đúng đáp án của đề kiểm tra (tham khảo bài soạn Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm).
 ÔN TẬP VĂN HỌC
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam (truyện và kịch từ cách mạng tháng 8 – 1945 đến cuối thế kỷ XX) và văn học nước ngoài đã học trong SGK ngữ văn lớp 12 tập II ; vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
- Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học ....
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Thiết kế bài học.
- Tài liệu tham khảo
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - GV Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
 - Ngoài ra ôn lại các tác phẩm trên các vấn đề cơ bản sau :
+ Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của từng tác phẩm
+ Tóm tắt cốt truyện 
+ Học thuộc một số đoạn văn hay, tiêu biểu
+ Nắm được chủ đề, nội dung chính đặt ra trong tác phẩm
 - Hướng dẫn HS thảo luận, trình bày, trao đổi, góp ý trên lớp. Giáo viên tổng kết, nhấn mạnh những điểm cần thiết.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập văn học Việt Nam
I. ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM
1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
(GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh. HS phát biểu từng khía cạnh. GV nhận xét và hoàn chỉnh bảng so sánh)
1. Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Vợ nhặt
Vợ chồng A Phủ
Số phận và cảnh ngộ của con người
Tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói năm 1945.
Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng.
Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng.
2. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.
(GV hướng dẫn HS so sánh trên một số phương diện. HS thảo luận và phát biểu ý kiến)
2. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi 
Cần so sánh trên một số phương diện tập trung thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
+ Lòng yêu nước, căm thù giặc.
+ Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược.
+ Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp.
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,... 
3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
(GV gợi cho HS nhớ lại bài học. HS suy nghĩ và phát biểu).
3. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rất phong phú và sâu sắc:
+ Cuộc sống có những nghịch lí mà con người buộc phải chấp nhận, "sống chung" với nó.
+ Muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn.
+ Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống như một gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng. Khi quan sát từ "ngoài xa", người nghệ sĩ sẽ không thể thấy hết những mảng tối, những góc khuất. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Nghệ thuật mà không vì cuộc sống con người thì nghệ thuật phỏng có ích gì. Người nghệ sĩ khi thực sự sống với cuộc sống, thực sự hiểu con người thì mới có những sáng tạo nghệ thuật có giá trị đích thực góp phần cải tạo cuộc sống.
4. Phân tích đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người.
(GV định hướng cho HS những ý chính cần phân tích và giao việc cho các nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một ý- đại diện nhóm phân tích. GV nhận xét, khắc sâu những ý cơ bản).
4. Đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ 
Cần tập trung phân tích những điểm cơ bản sau:
1) Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba qua độc thoại nội tâm, đối thoại với các nhân vật đặc biệt là đối thoại với xác anh hàng thịt.
+ Trương Ba bây giờ không còn là Trương Ba ngày trước.
+ Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
+ Mọi người xót xa trước tình cảnh của Trương Ba, xác anh hàng thịt cười nhạo Trương Ba, bản thân Trương Ba vô cùng đau khổ, dằn vặt.
2) Phân tích thái độ, tâm trạng của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba để rút ra chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung.
+ Cuộc đối thoại với Đế Thích, đặc biệt lời thoại mang ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
+ Cái chết của cu Tị và những hình dung của Hồn Trương Ba khi Hồn nhập vào xác cu Tị.
+ Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba: xin cho cu Tị sống và mình chết hẳn- ý nghĩ nhân văn của quyết định ấy.
3) Tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá chiều sâu triết lí và ý nghĩa tư tưởng của vở kịch: sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người.
Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập văn học Nước ngoài
1. Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp.
(GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Số phận con người, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu)
II. ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
1. Số phận con người của Sô-lô-khốp
+ Ý nghĩa tư tưởng:
Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận.
+ Đặc sắc nghệ thuật: 
Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc.
2. Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
(GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Thuốc, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu)
2. Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
+ Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX:
- Bệnh u mê lạc hậu của người dân.
- Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.
+ Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
- Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.
- Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,... 
- Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa .
3. Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê?
(GV yêu cầu HS xem lại bài Ông già và biển cả, trên cơ sở đó để thảo luận. HS làm việc cá nhân và phát biểu, thảo luận)
3. Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê
Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê
+ Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.
+ Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.
+ Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. 
+ Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 12 KII LUONG.doc