Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp THPT theo chuẩn kiến thức kĩ năng - Môn Ngữ văn – THPT Lê Quý Đôn

Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp THPT theo chuẩn kiến thức kĩ năng - Môn Ngữ văn – THPT Lê Quý Đôn

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước;

 - Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam

 - Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975.

 - Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX

2. Kĩ năng:

 Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

 

doc 41 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1147Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp THPT theo chuẩn kiến thức kĩ năng - Môn Ngữ văn – THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước;
	- Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam
	- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975.
	- Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
2. Kĩ năng:
	Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu chung:
	a) Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:
	- Những chặng đường phát triển:
	+ 1945 – 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
	+ 1955 – 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam.
	+ 1965 – 1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước
	- Những thành tựu và hạn chế:
	+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
	+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
	+ Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
	+ Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức
	- Những đặc điểm cơ bản:
	+ Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu;
	+ Nền văn học hướng về đại chúng;
	+ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
	b) Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
	- Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.
	- Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
2. Luyện tập:
	- Nhận diện lịch sử văn học cách mạng Việt Nam.
	- Nhận xét, so sánh những đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 với các giai đạon khác.
	- Tập trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học.
3. Hướng dẫn tự học:
Suy nghĩ của anh (chị) về những thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
——&––
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(HỒ CHÍ MINH)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những nét khái quát nhất về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh;
- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của Tuyên ngôn Độc lập cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
	1. Kiến thức:
- Tác giả: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
- Tác phẩm: Gồm ba phần:
+ Phần một: Nguyên lí chung; 
+Phần hai: Vạch trần những tội ác của thực dân Pháp; 
+ Phần ba: Tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc.
	2. Kĩ năng:
	- Vận dụng kiến thức về qunan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.
	- Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
	1. Tìm hiểu chung:
	a) Tác giả:
	- Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) gắn bó trọn đời với dân với nước, với sụ nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.
	- Sự nghiệp văn học:
	+ Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: Người coi nghệ thuật là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. Người coi trọng tính chất chân thật và tính dân tộc của văn học; khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát tù đối tượng ( Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận ( Viết để làm gì? ) để quyết định nội dung ( Viết cái gì? ) và hình thức (Viết thế nào? ) của tác phẩm.
	 + Di sản văn học: những tác phẩm chính của Hồ Chí Minh thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.
	 + Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng hấp dẫn.
	Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy – mua của phương Tây.
 Văn chính luận: thường rút gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
	Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, trữ tình và tính chiến đấu.
	b) Tác phẩm:
	- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là áng văn chính luận mẫu mực.
	- Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã quy định đối tượng hướng tới, nội dung và cách viết nhằm đạt hiệu quả cao nhất
2. Đọc – hiểu văn bản:
	a) Nội dung:
	- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
	Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại.
	- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
	+ Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
	+ Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa,; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương. Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dây giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
	+ Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục.
	- Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát lí hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.
	b) Nghệ thuật:
	- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
	- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa chính xác vừa gợi cảm.
	- Giọng văn linh hoạt
	c) Ý nghĩa văn bản:
	- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.
	- Kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
	- Là một áng văn chính luận mẫu mực.
	3. Hướng dẫn tự học:
	- Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập.
	- Chứng minh rằng Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là văn kiện lịch sử mà còn là áng văn chính luận mẫu mực./.
——&––
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU,
 NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
( PHẠM VĂN ĐỒNG)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu;
	- Thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
	1. Kiến thức:
	- Những đánh giá vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, giá trị của thơ văn Đồ Chiểu đối với đương thời và ngày nay.
	- Nghệ thuật viết bài văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh.
	2. Kĩ năng:
	- Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.
	- Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghi luận.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
	1. Tìm hiểu chung:
	a) Tác giả:
	Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) không chỉ là một cách mạng xuất sắc mà còn là nhà văn hóa lớn, một nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỉ XX.
	b) Tác phẩm:
	Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu ( 3-7-1888), in trong Tạp chí Văn học, tháng 7 năm 1963.
	2. Đọc – hiểu văn bản:
	a) Nội dung:
	- Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.
	- Phần tiếp theo: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn Đình Chiểu.:
	 + Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu-một chiến sĩ yêu nước, tron đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc: coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bàả vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ sử dụng văn chương làm điều phi nghĩa. 
	 + Thơ văn yêu nước, chống ngoại xâm của Nguyễn Đình chiểu “làm sống lại” một thời kỳ “khổ nhục” nhưng “vĩ đại”, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu tranh chống ngoại xâm bằng hình tượng văn học “sinh động và não nùng” xúc động lòng người. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước đến nay chưa từng có trong văn chương trung đại: hình tượng người nông dân.
	 + Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, chứa đựng nội dung tư tưởng gần gũi với quần chúng nhân dân, là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời”, có thể “truyền bá rộng rãi trong dân gian”.
	- Phần kết: Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc.
	b) Nghệ thuật:
	- Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm..
	- Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”.
	- Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.
	- Giọng điệu linh hoạt, biến hoạt : khi hào sảng, lúc xót xa,
	c) Ý nghĩa văn bản:
Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.
3. Hướng dẫn tự học:
- Tác giả đánh giá rất cao ý nghĩa của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua đoạn văn nào? Tác giả đã bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về Truyện Lục Vân Tiên như thế nào?
- Mô hình hóa bố cục và lập sơ đồ hệ thống luận điểm, luận cứ của bài viết.
- Rút ra quan điểm, thái độ cần thiết khi đánh giá một tác phẩm văn học và những yếu tố cơ bản cần có để viết tốt một bài văn nghị luận./.
——&––
TÂ ...  Tranh giành với em đi chiến đấu: Tao lớn tao mới đi, mầy còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm.
	+ Mượn lời chú Năm, dặn dò em: Chú Năm nói, mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu.
	+ Câu nói như một lời quyết tâm thư: Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!
=> Bằng nghệ thuật dựng chân dung nhân vật độc đáo, kết hợp thành công ngôn ngữ Nam Bộ và ngôn ngữ trần thuật hiện đại, Nguyễn Thi đã tạo nên một phong cách mới lạ. Chiến là hiện thân của thế hệ trẻ miền Nam trong chiến tranh : gan góc, dũng cảm, khát khao chiến đấu để trả thù nhà nợ nước. ChiÕn mang vẻ đẹp của người con gái Nam Bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung . Từ hình ảnh Chiến, một mặt, Nguyễn Thi muốn khẳng định vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam những năm đánh Mĩ; mặt khác, thông qua nhân vật này nhà văn muốn gửi đến một thông điệp : sức mạnh của dân tộc được làm nên bởi sức mạnh của mỗi cá nhân; một dân tộc anh hùng là một dân tộc của những con người anh hùng. Một khi lòng yêu nhà và yêu nước hài hòa trong một khối thống nhất, khi tình riêng và lý tưởng chung hòa quyện làm một thì không sức mạnh nào có thể chuyển dời. 
5.2. Nhân vật Việt:
- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có mối thù sâu sắc với Mỹ- ngụy.
- Tính tình hồn nhiên, vô tư:
+ Hay tranh giành với chị: Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành
+ Dỗi chị, khi chị Chiến nói: “Mầy ở nhà với chú Năm, qua năm hãy đi” thì Việt đá trái dừa xuống mương tỏ ý không bằng lòng.
+ Trước hôm lên đường, chị Chiến nói Việt viết thư cho chị Hai, Việt nói: Mai đi rồi mà còn bắt viết thư.
+ Khi chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình, Việt mài chụp đom đóm, phó mặc để một mình chị lo toan, coi như những việc chị làm đều là do má dặn. Nghe một lúc, lăn ra ngủ khì.
+ Khi bị thương, Việt sợ bóng tối, sợ con ma cụt đầu ngồi trên cây xoài mồ côi và chỏng thụt lưỡi nhảy nhót ngoài vàm sông mỗi đêm mưa.
- Có tình yêu thương gia đình sâu đậm: 
+ Kí ức về người thân luôn hiện hữu trong Việt, trong lần tỉnh dậy thứ 4, người Việt nhớ đến đầu tiên là má, Việt nhớ lại má đi làm đồng về, xoa đầu Việt, lấy xoong cơm đi làm đồng ở dưới xuồng lên cho Việt ăn. Việt mong ước được má che chở, ôm ấp.
+ Khi hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm, Việt thấy thương chị lạ. Việt hứa với người đã khuất: má sang ở tạm bên nhà chú Năm, chừng nào nước nhà độc lập chúng con lại đưa má về.
+ Trong việc tranh giành với chị Chiến để đi tòng quân, không chỉ đơn thuần là sự hồn nhiên mà ẩn chứa trong đó là tình yêu thương gia đình sâu đậm, niềm khát khao chiến đấu để trả thù cho ba mẹ, quê hương.
- Ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường: 
	+ Trước hôm lên đường, trong cuộc đối thoại với hai chị em, chị Chiến nói: Chú Năm nói, mầy với tao đi kỳ này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu. Việt trả lời chị với lòng đầy quyết tâm: Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị. 
	+ Chiến đấu, bị thương, nhưng bằng sự nhạy cảm của người chiến sĩ, Việt vẫn phân bịêt rất rõ đâu là tiếng súng của ta, đâu là tiếng pháo nổ lễnh lãng của giặc.
	+ Bị thương, nhưng quên đi nỗi đau của bản thân vẫn cố gắng lết đi tìm đồng đội và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
 - Chiến và Việt là hai khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ Miền Nam thời kì chống Mỹ-cứu nước.
=> Bằng nghệ thuật dựng chân dung nhân vật độc đáo, kết hợp thành công ngôn ngữ Nam Bộ và ngôn ngữ trần thuật hiện đại, Nguyễn Thi đã tạo nên một phong cách mới lạ. Việt là hiện thân của thế hệ trẻ miền Nam trong chiến tranh : gan góc, dũng cảm, khát khao chiến đấu để trả thù nhà nợ nước. Từ hình ảnh Việt, một mặt, Nguyễn Thi muốn khẳng định vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam những năm đánh Mĩ; mặt khác, thông qua nhân vật này nhà văn muốn gửi đến một thông điệp : sức mạnh của dân tộc được làm nên bởi sức mạnh của mỗi cá nhân; một dân tộc anh hùng là một dân tộc của những con người anh hùng. Một khi lòng yêu nhà và yêu nước hài hòa trong một khối thống nhất, khi tình riêng và lý tưởng chung hòa quyện làm một thì không sức mạnh nào có thể chuyển dời. 
6. Đặc sắc nghệ thuật: XEM CHUẨN+ BỔ SUNG THÊM Ý:
- Khuynh hướng sử thi thể hiện ở: 
+ Chủ đề: ngợi ca tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Nhân vật: có tính khái quát cao.
CÂU HỎI THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
Câu 1. (2 điểm): Nêu hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
Câu 2. (3 điểm): Nêu tình huống truyện, phương thức trần thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
Câu 3. (3 điểm): Suy nghĩ của anh (chị) về đoạn văn hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
Câu 4. (3 điểm): Phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.
Câu 5 : (3 điểm) : Phân tích những biểu hiện của chất Nam Bộ trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi). 
Câu 6. (5 điểm): So sánh hai nhân vật Chiến, Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu) (Xem hướng dẫn tìm hiểu theo chuẩn)
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua được 6 năm, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra. 
Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
2.Tóm tắt:
Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh đã từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho” – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp... Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng), người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ra từ bức tranh.
3. Nhan đề:
	Chiếc thuyền ngoài xa trước hết là biểu tượng của nghệ thụât, đó là thứ nghệ thụât đạt tới sự toàn mĩ và thánh thiện đến mức mà chiêm ngưỡng nó, người nghệ sĩ thấy tâm hồn mình được thanh lọc. 
Nhưng khi đến gần, chiếc thuyền đó lại là hiện thân của cuộc đời lam lũ, khó nhọc, thậm chí của những éo le, xấu xa trong cuộc sống. Người nghệ sĩ đã vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí và một gã đàn ông độc dữ, sau đó là cảnh tượng gã đàn ông đánh đập vợ một cá dã man. Người nghệ sĩ nhận ra rằng: cái đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh phát hiện ra. 
Như vậy, chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa nhưng cuộc đời thì lại rất gần. Người nghệ sĩ cần có một khoảng cách nhất định để khám phá và thưởng thức vẻ đẹp đích thực của nghệ thụât nhưng lại cũng cần bám sát cuộc đời để phát hiện ra những sự thật của cuộc sống. Nhan đề phải chăng là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật ! 
4. Tình huống truyện:
- Tình huống truyện : một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng ven biển miền Trung để chụp một tấm ảnh về cảnh biển buổi sớm có sương. Tại đây, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh tượng “trời cho” - đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, người nghệ sĩ đã chứng kiến cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man.
- Đây là một “tình huống nhận thức”, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống, chân lí nghệ thuật. Phùng đã phát hiện sau cảnh đẹp như mơ kia là những ngang trái, nghịch lí của đời thường. 
- Từ tình huống truyện, tác giả đã đặt ra vấn đề “đôi mắt”, cách nhìn đời, nhìn người trong cuộc sống. 
5. Phân tích theo bố cục: (Xem hướng dẫn tìm hiểu theo chuẩn)
6. Phân tích theo nhân vật:
a. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng: 
- Một người nghệ sĩ đích thực, người đã phát hiện, cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của một “cảnh đắt trời cho”
- Người đã chứng kiến những oan trái, nghịch lý trong cuộc đời của một người đàn bà vùng biển.
- Có lòng tốt, không chấp nhận bất công nhưng lại đơn giản khi nhìn nhận cuộc sống.
- Là “điểm nhìn nghệ thuật” của nhà văn, là hình tượng nhân vật kể chuyện vừa đem lại tính chân thực và hấp dẫn cho câu chuyện kể vừa tạo ra một khoảng cách, một “cự ly”, một độ lùi nhất định để suy ngẫm.
 b. Người đàn bà hàng chài : (XEM VỞ GHI)
- Có vẻ ngoài xấu xí, thô kệch và một số phận kém may mắn
- Cam chịu, nhẫn nhục
- Giàu lòng tự trọng 
- Thương con, giàu đức hi sinh và lòng vị tha
- Biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường.
- Sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. 
c. Một số nhân vật khác:
- Chánh án Đẩu : 
+ Là người đại diện cho công lý, luật pháp; có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lý.
+ Nhưng Đẩu mới nhìn cuộc đời của người đàn bà vùng biển ở một phía, anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân. 
- Nhân vật người chồng của người đàn bà hàng chài:
	+ Vốn là một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”
+ Một gã đàn ông vũ phu, tàn nhẫn, ích kỉ.
	+ Một nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
- Thằng bé Phác:
	+ Một cậu bé giàu tình cảm yêu thương đối với mẹ.
	+ Nhưng cũng giống như Đẩu, Phùng, nó mới chỉ nhìn thấy ở cha nó ở khía cạnh độc ác, tàn nhẫn mà chưa hiểu được “lẽ đời” bên trong.
	+ Hình ảnh tiêu biểu của những đứa trẻ trong những gia đình có nạn bạo hành.
CÂU HỎI THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
Câu 1. (2 điểm): Nêu hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)
Câu 2. (3 điểm): Phân tích tình huống truyện trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)
Câu 3. (5 điểm): Phân tích sự biến đổi nhận thức của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)
Câu 4. (5 điểm): Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)

Tài liệu đính kèm:

  • docDECUONGONTAPNGUVAN.doc