Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) - Đề 3

Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) - Đề 3

Đề 3: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Căn cứ vào bản thân văn bản thơ, ta thấy nổi lên hàng đầu là hình ảnh Huế đẹp và thơ.

Bài thơ gồm 3 khổ, 12 câu thất ngôn. Mỗi khổ thơ dường như được dành để nói về một

phương diện của Huế.

1. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” câu hỏi làm sống dậy kỷ niệm về thôn Vĩ, nói rộng

hơn về xứ Huế, trong tâm hồn đằm thắm và thơ mộng của Hàn Mặc Tử

pdf 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Văn học lãng mạn và 
hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) 
Đề 3: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử 
Căn cứ vào bản thân văn bản thơ, ta thấy nổi lên hàng đầu là hình ảnh Huế đẹp và thơ. 
Bài thơ gồm 3 khổ, 12 câu thất ngôn. Mỗi khổ thơ dường như được dành để nói về một 
phương diện của Huế. 
1. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” câu hỏi làm sống dậy kỷ niệm về thôn Vĩ, nói rộng 
hơn về xứ Huế, trong tâm hồn đằm thắm và thơ mộng của Hàn Mặc Tử. 
Cảnh buổi sớm nơi thôn Vĩ: nắng mới lên, chiếu sáng, lấp loáng những hàng cau. Vĩ Dạ 
có những hàng cau thẳng tắp thân cao vượt lên trên các mái nhà và những tán cây. Những 
tàu cao con bóng loáng sương đêm như hút lấy ánh sáng lúc ban mai. 
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” là câu thơ không có gì đặc sắc tân kỳ lắm về mặt 
sáng tạo hình ảnh và từ ngữ, nhưng càng nghĩ càng thấy tả những vườn cây tươi tốt, xum 
xuê của Vĩ Dạ cũng chỉ có thể nói như thế mà thôi. Mỗi ngôi nhà ở Vĩ Dạ, nói chung ở 
Huế, được gọi là những nhà vườn. Vườn bọc quanh nhà, gắn với ngôi nhà xinh xinh 
thường là nhà trệt, thành một cấu trúc thẩm mĩ chặt chẽ. Xuân Diệu gọi mỗi cấu trúc ấy là 
một bài thơ tứ tuyệt. Vì thế vườn được chăm sóc chu đáo - Những cây cảnh và cây ăn quả 
đều xanh tốt mơn mởn và sạch sẽ, dường như được cắt tỉa, lau chùi, mài giũa thành 
những cành vàng lá ngọc. Sự ví von ở đây được nâng lên theo hướng cách điệu hóa. 
Khuynh hướng cách điệu hóa được đẩy lên cao hơn nữa ở câu thứ tư: “Lá trúc che ngang 
mặt chữ điền”. Đã gọi là cách điệu hóa thì không nên hiểu theo nghĩa tả thực, tuy rằng 
cách điệu hoá cũng xuất phát từ sự thực: thấp thoáng đằng sau những hàng rào xinh xắn, 
những khóm trúc, có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng, phúc hậu. 
2. Trong khổ thơ thứ hai, dòng kỷ niệm vẫn tiếp tục. Nhớ Huế không thể không nhớ dòng 
sông Hương. 
Dòng sông Hương, gió và mây. Con thuyền ai đó đậu dưới ánh trăng nơi bến vắng... Bốn 
câu thơ như diễn tả cái nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của Huế. 
Gió theo lối gió mây đường mây 
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay 
Cái tinh tế ở đây tả làn gió thổi rất nhẹ, không đủ cho mây bay, không đủ cho nước gợn, 
nhưng gió vẫn run lên nhè nhẹ cho hoa bắp lay. Tất nhiên đây phải là cảnh sông Hương 
chảy qua Vĩ Dạ lững lờ trôi về phía cửa Thuận. Đúng là nhịp điệu của Huế rồi. 
Hai câu tiếp theo đầy trăng. Cảnh trong kỷ niệm nên cảnh cũng chuyển theo lôgich của 
kỷ niệm. Cảnh sông Hương không gì thơ mộng hơn là dưới ánh trăng – Hàn Mặc Tử 
cũng không mê gì hơn là mê trăng. Trăng trở thành nhân vật có tính huyền thoại trong 
nhiều bài thơ của ông. Ánh trăng huyền ảo tràn đầy vũ trụ, tạo nên một không khí hư ảo, 
như là trong mộng: 
Thuyền ai đậu bến sông trăng gió 
Có chở trăng về kịp tối nay? 
Phải ở trong mộng thì sông mới có thể là “sông trăng” và thuyền mới có thể “chở trăng 
về” như một du khách trên sông Hương... Hình ảnh thuyền chở trăng không gì mới, 
nhưng “sông trăng” thì có lẽ là của Hàn Mặc Tử. 
3. Khổ thứ ba: Người xưa nơi thôn Vĩ. Nhớ cảnh không thể không nhớ người. Người phù 
hợp với cảnh Huế không gì hơn là những cô gái Huế. Ai làm thơ về Huế mà chẳng nhớ 
đến những cô gái này (Huế đẹp và thơ của Nam Trân, Dửng dưng của Tố Hữu...). 
Những khổ thơ dường như mở đầu bằng một lời thốt ra trước một hình ảnh ai đó tuy mờ 
ảo nhưng có thực: 
Mơ khách đường xa khách đường xa 
Áo em trắng quá nhìn không ra 
Mờ ảo vì “khách đường xa” và “nhìn không ra” nhưng có thực vì “áo em trắng quá”. 
Hình ảnh biết bao thân thiết nhưng cũng rất đỗi xa vời. Xa, không chỉ là khoảng cách 
không gian mà còn là khoảng cách của thời gian, và mối tình cũng xa vời - vì vốn xưa đã 
gắn bó, đã hứa hẹn gì đâu. Vì thế mà “ai biết tình ai có đậm đà?”. 
“Ai” là anh hay là em? Có lẽ là cả hai. Giữa hai người (Hàn Mặc Tử và cô gái mà nhà thơ 
đã từng thầm yêu trộm nhớ) là “sương khói” của không gian, của thời gian, của mối tình 
chưa có lời ước hẹn, làm sao biết được có đậm đà hay không? Lời thơ cứ bâng khuâng hư 
thực và gợi một nỗi buồn xót xa. 
Nhưng khổ thơ không chỉ minh hoạ cho mối tình cụ thể giữa nhà thơ và người bạn gái. 
Đặt trong dòng kỷ niệm về Huế, ta thấy hiện lên trong sương khói của đất kinh đô hình 
ảnh rất đặc trưng của các cô gái Huế. Những cô gái Huế thường e lệ quá, kín đáo quá 
nên xa vời, hư ảo quá. Những cô gái ấy khi yêu, liệu tình yêu có đậm đà chăng? Đây 
không phải là sự đánh giá hay trách móc ai. Tình yêu càng thiết tha, càng hay đặt ra 
những nghi vấn như vậy. 
Tình trong thơ bao giờ cũng là tình riêng. Nhưng tình riêng chỉ có ý nghĩa khi nói được 
tình của mọi người. Phép biện chứng của tình cảm nghệ sĩ là như vậy. Đối với sự tiếp 
nhận của người đọc, nổi lên trước hết trong khổ thơ này, cũng như trong toàn bộ bài thơ 
vẫn là hình ảnh thơ mộng và đáng yêu của cảnh và người xứ Huế. 
Bài giảng của: Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 
và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChuyen de Van hoc lang man va hien thuc phe phan 19301945 Phan 3.pdf