Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 74: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 74: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

 Nguyễn Khải

A. Mục tiêu bài học.

 Qua giờ đọc thêm, giúp HS:

 Hiểu được nét đẹp văn hoá "kinh kì" qua cách sống của bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho người Hà Nội.

 Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Giáo án

 - Thiết kế bài giảng

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2287Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 74: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 74. Đọc thêm
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
	Nguyễn Khải
	Ngày soạn: 14.02.2009
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	12A1	12A2	12A3
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học..
	Qua giờ đọc thêm, giúp HS:
 Hiểu được nét đẹp văn hoá "kinh kì" qua cách sống của bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho người Hà Nội.
 Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Giáo án
	- Thiết kế bài giảng
C. Cách thức tiến hành
	- Trao đổi, thảo luận
	- Thảo luận, thuyết trình
	- Trả lời câu hỏi
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC (không kiểm tra)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: những nét cơ bản về Nguễn Khải?
HS trả lời gv chốt lại
GV: hãy nêu vài nét về tác phẩm Một người Hà Nội?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: yêu cầu HS tìm những chi tiết miêu tả tính cách và phẩm chất của chị Hiền?
HS trao đổi tìm ra những chi tiết GV chốt lại
GV: vì sao tác giả gọi cô Hiền là "một hạt bụi vàng của Hà Nội"?
GV: Nhân vật "tôi" hiện lên như thế nào trong tác phẩm?
HS phát biểu tự do, GV chốt lại
GV: nhân vật "tôi" mang dáng dấp của nhà văn Nguễn Khải, là người kể, một sáng taoh nghệ thuật đặc sắc đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật, khách quan và sâu sắc.
GV anh đã cùng 660 thanh niên khác đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước
GV: Đó là anh bạn trẻ đạp xe như gió, làm cho xe người ta suýt đổ lại chửi "tiên sư cái anh già". 
Đó là những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi
-> Đó là hạt sạn của Hà Nội
GV: cây si bị đánh bật dễ ơ đền Ngọc Sơn hồi sinh lại có ý nghĩa như thế nào?
HS phát biểu GV chốt lại
GV: em có nhận xét gì về nghệ thuật trần thuật và cách xây dựng nhân vật của tác giả?
HS trao đổi Gv lấy kết quả
GV yêu cầu HS về nhà khái quát lại giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Khải (1930 - 2008), sinh tại Hà Nội, sống ở nhiều nơi.
- 1947 gia nhập tự vệ chiến đấu, làm y tá rồi làm báo.
- Sau đó tham gia nhiều hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến
- Thực sự viết văn năm 1950
- Những tác phẩm chính: SGK
- Từ 1975, sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự, quan tâm đến nhiều tính cách, tư tưởng, tình thần của con người hiện nay trước những biến động của thời cuộc
- Năm 2000 được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
2. Tác phẩm
- Truyện đã phát hiện chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua biến động thăng trầm của đất nước.
II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật Hiền
a. Tính cách, phẩm chất
- Chi tiết:
+ Hoà bình lặp lại ở miền Bắc: "vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều", "chính phủ can thiệp nhiều vào việc của dân quá" -> sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình đối với mọi việc xung quanh.
+ Đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những lời đàm tiếu của thiên hạ -> cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo.
+ Miền Bắc đương đầu với cuộc chiến tranh của Mĩ, cô Hiền dạy con cách sống "biết tự trọng, biết xấu hổ, biết sống đúng với bản chất của người Hà Nội -> cô sẵn sàng cho con trai ra trận "tao đau đớn mà bằn lòng...biết tự trọng"
+ Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, cô Hiền vẫn giữ được những nét của người Hà Nội. Từ chuyện cây si ở đền Ngọc Sơn cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
b. Cô Hiền "một hạt bụi vàng của Hà Nội"
- Nói đến hạt bụi là nói đến cái nhỏ bé, nhưng là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé vẫn có giá trị quý báu.
2. Các nhân vật khác
a. Nhân vật "tôi"
- Nhân vật "tôi" ẩn sau những dòng chữ, đó là người chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử. 
- Thể hiện những quan sát tinh tế, nhạy bén
-> hình ảnh con người gắn bó thiết tha với vận mệnh của đất nước, trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc. 
b. Nhân vật Dũng, con trai đầu rất mực yêu quý của chị Hiền.
- Anh sống đúng như lời dạy của mẹ về cách sống
c. Bên cạnh đó còn có những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật tôi về Hà Nội.
3. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ"
- Hình ảnh đó nói nên quy luật bất diệt của cuộc sống.
- Cây si là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về con người Hà Nội: Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng suotstrường kì lịch sử, là cốt cách tinh hoa, linh hồn của đất nước.
4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Giọng điệu: trải đời, tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư vừa giàu chất khái quát, triết lí-> truyện đậm chất tự sự
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật tối và các nhân vật khác
+ Ngôn ngữ nhân vật khắc hoạ tính cách
III. Tổng kết
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Soạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet74docthem.doc