Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Trích ) Lưu Quang Vũ

Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Trích ) Lưu Quang Vũ

Hồn Trương Ba, da hàng thịt

( Trích )

 Lưu Quang Vũ

A. Mục tiêu bài học:

- Nhận thức được bi kịch của Trương Ba, người đang sống với linh hồn của bản thân ở trong thân xác mượn của kẻ khác ( anh hàng thịt ). Con người ta không thể sống không là mình, không thể sống giả dối hay vay mượn cuộc sống của người khác. Từ đó thấy được quan hệ hữu cơ giữa thể xác và linh hồn. Giữa linh hồn và thể xác luôn có sự đấu tranh để con người trở nên hoàn thiện hơn và có sự hài hòa trong bản thân hơn.

- Thấy được nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ: tư tưởng triết học sâu sắc về con người đã được thể hiện bằng hình tượng kịch sinh động, mới lạ, một hình tượng có tính ẩn dụ và đa nghĩa.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Trích ) Lưu Quang Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồn Trương Ba, da hàng thịt
( Trích )
 Lưu Quang Vũ
A. Mục tiêu bài học:
- Nhận thức được bi kịch của Trương Ba, người đang sống với linh hồn của bản thân ở trong thân xác mượn của kẻ khác ( anh hàng thịt ). Con người ta không thể sống không là mình, không thể sống giả dối hay vay mượn cuộc sống của người khác. Từ đó thấy được quan hệ hữu cơ giữa thể xác và linh hồn. Giữa linh hồn và thể xác luôn có sự đấu tranh để con người trở nên hoàn thiện hơn và có sự hài hòa trong bản thân hơn.
- Thấy được nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ: tư tưởng triết học sâu sắc về con người đã được thể hiện bằng hình tượng kịch sinh động, mới lạ, một hình tượng có tính ẩn dụ và đa nghĩa. 
B. Nội dung bài học: 
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Lưu Quang Vũ ( 1948 - 1988 ) sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng.
- Thuở nhỏ, Lưu Quang Vũ sống cùng gia đình ở chiến khu Việt Bắc ( cha là Lưu Quang Thuận, nhà thơ, nhà viết kịch ).
- Hòa bình lập lại năm 1954, về Hà Nội. Năm 1965, ông xung phong vào bộ đội, cuối năm 1970 thì xuất ngũ.
- Những năm sau đó làm nhiều nghề khác nhau: vẽ tranh, viết báo, làm thơ,...
- Từ năm 1979, ông làm phóng viên tạp chí Sân khấu.
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Lưu Quang Vũ là một trong những nhà viết kịch xuất sắc của nước ta từ sau năm 1975:
+ Kịch của ông phản ánh nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống, đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước và góp phần đem đến cho sân khấu Việt Nam đương đại một sức sống mới. 
+ Kịch Lưu Quang Vũ hấp dẫn chủ yếu không phải bằng xung đột xã hội gay gắt mà bằng xung đột trong cách sống và trong quan niệm sống, qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện cuộc sống, hoàn thiện con người.
- Tài năng nghệ thuật Lưu Quang Vũ phong phú và đa dạng:
+ Tài dựng tình huống kịch, kết hợp tính thời sự và tính muôn thuở, tính kịch và chất thơ.
+ Ngôn ngữ trau chuốt, gợi cảm, có chiều sâu cũng là một đặc điểm và thế mạnh của nhà viết kịch kiêm nhà thơ này. 
- Những tác phẩm đã xuất bản: 
+ Thơ: Hương cây - Bếp lửa ( in chung cùng Bằng Việt, 1968 ), Mây trắng đời tôi ( 1989 ), Bầy ong trong đêm sâu ( 1993 ).
+ Truyện: Mùa hè đang đến ( 1983 ), Người kép đóng hổ ( 1984 ).
+ Tiểu luận: Diễn viên và sân khấu ( viết chung với Xuân Quỳnh và Vương Trí Nhàn ).
+ Kịch: hơn 50 kịch bản đã được dàn dựng, một số đã được in thành sách. Tác phẩm chính: Sống mãi tuổi 17 ( 1979 ); Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( 1984 ); Khoảnh khắc và vô tận ( 1986 ); Tôi và chúng ta ( 1985 ); Lời thế thứ 9 ( 1988 );...
- Ông đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( năm 2000 ).
3. Tác phẩm:
- Tác phẩm viết theo thể loại kịch:
+ Kịch là một trong ba phương thức cơ bản phản ánh hiện thực bằng hình tượng ( trữ tình, tự sự, kịch ), là một trong bốn thể loại cơ bản của văn họa ( thơ, kí, truyện, kịch ).
+ Kịch phản ánh cuộc sống trong những mâu thuẫn, xung đột căng thẳng dẫn đến cuộc đấu tranh giữa những con người ( nhân vật ) và trong bản thân con người ( nhân vật ).
+ Các nhân vật trong kịch được xây dựng đặc biệt và duy nhất bằng hành động và ngôn ngữ đối thoại. 
- Tác phẩm được viết từ năm 1981, đến 1984 mới ra mắt công chúng, được coi là vở kịch hay nhất của Lưu Quang Vũ, đã được biểu diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian quen thuộc, tác giả đã xây dựng được một vở kịch dài, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
* Truyện cổ dân gian:
 Ngày xưa có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất giỏi. Nước cờ của anh dễ thường thiên hạ không có người nào địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn vang khắp nước, sang đến tận Giang Nam. Buổi ấy ở Trung Quốc có ông Kị Như cũng nổi tiếng cờ cao. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kị Như liền xách khăn gói sang Nam tìm đến nhà địch thủ. Hai người đọ tài nhau trong mấy ván vẫn không phân thua được. Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kị Như vào thế bí. Thấy đối phương vò đầu suy nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo: Nước cờ dù có Đế Thích xuống đây cũng không thể gỡ nổi.
 Bấy giờ Đế Thích là thần cờ, người ở thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn xược của Trương Ba xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay. Trương Ba và Kị Như đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi bên cạnh bàn cờ. Ông cụ thủng thỉnh mách cho Kị Như mấy nước. Tự nhiên Kị Như cờ bại thành thắng. Trương Ba cau có trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế bí. Nhưng khi nhìn thấy ông cụ râu tóc trắng xoá, mặt mũi không có vẻ là người trần tục, chợt hiểu, liền sụp xuống lạy và rằng: Ngài hẳn là thần Đế Thích đây rồi, tôi người trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi. Đế Thích cười bảo: Ta nghe như nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết. Trương Ba liền giữ Đế Thích lại mua rượu, giết gà khoản đãi rất chu tất. Đế Thích tuy mới gặp nhưng cũng rất yêu mến Trương Ba. Thấy anh khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo anh:Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành, vậy ta cho một nén hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một cây, ta sẽ xuống. Nói đoạn, cưỡi mây bay về trời.
 Từ đó, Trương Ba thỉnh thoảng lại dọn cờ mời thầy Đế Thích xuống chơi. Hai bên rất tương đắc. Nhưng một hôm Trương Ba bị cái chết mang đi một cách đột ngột. Sau khi chôn cất chồng, người vợ dọn dẹp nhà cửa. Thấy có nén hương giắt ở mái nhà, chị ta vô tình lấy xuống đốt lên cắm trước bàn thờ chồng. Ở thiên đình, thần Đế Thích nhận được mùi hương liền xuống ngay. Thấy vắng mặt Trương Ba, Đế Thích ngạc nhiên: Trương Ba đâu ? Vợ Trương Ba sụt sịt: Nhà tôi chết đã gần một tháng nay rồi ! - Chết rồi ! Sao lúc mới tắt thở không gọi ta xuống ngay để đến bây giờ làm thế nào được nữa. Suy nghĩ một chút, Đế Thích lại hỏi thêm: Trong xóm hiện nay có ai mới chết không ? Vợ Trương Ba đáp: Có một người hàng thịt mới chết tối hôm qua. Thần Đế Thích bảo chị ta dẫn mình đến nhà người hàng thịt mà bảo: Ta sẽ kiếm cách làm cho chồng nhà ngươi sống lại. Nói xong, thần hoá phép rồi trở về trời.
 Nói chuyện nhà người hàng thịt lúc đó, mọi người đang xúm lại linh sàng khóc kể lể thì tự nhiên thấy người chết ngồi nhổm dậy. Hắn ta vứt tất cả mọi đồ khâm liệm rồi chẳng nói chẳng rằng đi thẳng một mạch về nhà Trương Ba. Vợ Trương Ba thấy người hàng thịt biết là Đế Thích đã làm cho chồng mình sống lại, mừng rỡ và đón vào. Giữa lúc đó, vợ người hàng bán thịt cũng chạy theo níu lấy chồng, nhưng không những bị vợ Trương Ba giằng lại mà ngay chính chồng mình cũng nhất định không chịu về. Đôi bên cãi cọ nhau cuối cùng biến thành cuộc đấu khẩu kịch liệt. Xóm làng không biết phân xử ra sao, đành đem việc đó lên quan.
 Quan cho đòi các nhà hàng xóm tới hỏi cung thì ai cũng bảo người sống lại đó là anh hàng thịt. Nhưng chỉ vợ Trương Ba thì nhất định nhận là chồng mình. Quan hỏi rằng: Chồng chị ngày thường hay làm gì ? Thị đáp: Chồng tôi chỉ thạo đánh cờ mà thôi. Quan lại hỏi người hàng thịt: Chồng chị ngày thường hay làm nghề gì ? Thị đáp: Chồng tôi chỉ thạo nghề mổ lợn.
 Nghe đoạn, quan sai đem một con lợn vào công đường cho anh hàng thịt mổ, nhưng anh ta lúng túng không biết làm thế nào cả. Quan lại sai mấy người giỏi cờ vào tỉ thí với người hàng thịt thì không ngờ con người đó đi những nước cờ rất cao không ai địch nổi. Quan bèn phán cho về nhà Trương Ba. Vì thế mới có câu: Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
- Cốt truyện: vở kịch gồm 7 đoạn
+ Đoạn 1: 
 Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích trên thiên đình. Nam Tào, Bắc Đẩu đang ngồi chấm người phải chết trong ngày. Đế Thích đến tỏ ý muốn xuống hạ giới để tìm người cao cờ đánh cho vui. Vì vội đi dự tiệc ở bên dinh Thái Thượng nên Nam Tào vội gạch bừa tên Trương Ba.
+ Đoạn 2: 
 Trương Ba đang chăm vườn và trò chuyện cùng vợ, cháu gái nội, con trai, con dâu thì Trưởng Hoạt đến chơi cờ. Đế Thích xuất hiện, giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ. Đế Thích cho Trương Ba mấy nén hương bảo cần gì thì thắp một nén là Đế Thích xuống, thắp ba nén thì có thể lên thiên đình gặp Đế Thích. Sau đó, Trương Ba thấy người khó chịu và chết.
+ Đoạn 3 ( Cảnh thiên đình ): 
 Nam Tào, Bắc đẩu và Đế Thích đang trò chuyện thì vợ Trương Ba lên ( bà ta vô tình thắp ba nén hương cho chồng ). Bà đòi trả mạng sống cho chồng. Nhân có anh hàng thịt mới chết, thân xác chưa tan rữa, Nam Tào, Bắc Đẩu cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt để sống lại.
+ Đoạn 4 ( Nhà người hàng thịt ):
 Gia đình người hàng thịt đang ngồi bên quan tài thì người hàng thịt đội nắp quan tài lên, đòi về nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà hàng thịt. Vợ Trương Ba đến xem phép màu nghiệm ứng để đón chồng. Lúc đầu mọi người đều ngỡ ngàng nhưng hồn Trương Ba đã nói được những điều chỉ có Trương Ba xưa mới biết, nên vợ Trương Ba nhận chồng, Trưởng Hoạt nhận bạn. Hồn Trương Ba ( trong xác anh hàng thịt ) về nhà Trương Ba.
+ Đoạn 5 ( Hồn Trương Ba và bà vợ ):
 Phản ứng của những người trong gia đình Trương Ba về việc hồn Trương Ba mang xác anh hàng thịt: bà vợ băn khoăn vì thân xác chồng khác xưa nhiều quá. Bà cũng thắc mắc về việc chồng phải sang giúp chị hàng thịt mổ lợn mặc dù vụng về. Còn anh con trai thì hi vọng với sức vóc mới, bố có thể cùng đi buôn lậu với mình. Hồn Trương Ba đã tát con với sức mạnh của cánh tay anh hàng thịt.
 Lí trưởng vào bắt hồn Trương Ba phải về nhà hàng thịt. Anh con trai hối lộ, lí trưởng xử: ban ngày ở nhà Trương Ba, đêm về hàng thịt. Anh con trai lại có lời, lí trưởng cho phép Trương Ba chỉ phải ở nhà hàng thịt đến nửa đêm thì được về.
+ Đoạn 6 ( Nhà người hàng thịt ): 
 Trời đã khuya. Hồn Trương Ba giúp chị hàng thịt mổ lợn, pha thịt xong, chuẩn bị về thì chị ta giữ lại mời rượu rồi mời ở lại. Hồn Trương Ba lúc đầu định xuôi theo nhưng đã đấu tranh tư tưởng, gỡ tay chị ta, về nhà.
+ Đoạn 7 ( Nhà Trương Ba ):
 Trưởng Hoạt sang phê phán Trương Ba bắt đầu đổi tính: uống rượu, đòi ăn ngon, nước cờ đi cũng khác. Lí trưởng lại đến sách nhiễu. Cháu gái nội không nhận ông, người con dâu cũng than phiền bố chồng thay đổi. Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt diễn ra, qua đó xác hàng thị khẳng định thế lấn tới của thân xác y đối với hồn Trương Ba.
 Hồn Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích giải thoát cho mình. Lúc đó cu Tị nhà hàng xóm bị ốm nặng, sắp chết. Đế Thích bảo hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba từ chối, xin cho cu Tị sống, còn mình xin trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.
+ Đoạn kết: 
 Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây vườn trò chuyện với vợ. Cu Tị và bé Gái ăn na và trồng hạt cho nó mọc thành cây mới.
* So sánh giữa truyện cổ dân gian và sự sáng tạo của Lưu Quang Vũ:
- Truyện cổ dân gian ngắn gọn, mang một tư tưởng triết học có phần cơ bản đúng nhưng hơi đơn giản, đề cao linh hồn, tuyệt đối hoá linh hồn, không để ý đến mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn.
- Lưu Quang Vũ có kế thừa tư tưởng truyện cổ dân gian. Ông cũng nhấn mạnh vai trò cao hơn của linh hồn so với thể xác. Tuy nhiên, Lưu Quang Vũ không dừng lại ở đó. Vở kịch cho thấy sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn, sự chi phối của thân xác đối với linh hồn cùng những phiền toái du sự không hoà hợp, không thống nhất linh hồn và thân xác: hay nói một cách khác, sự không ổn trong việc mượn thân x ... hổ tột cùng nhất, đau khổ đến mức không thể chịu đựng được hơn nữa và mong muốn có một sự thay đổi: 
+ Trương Ba tự ý thức được sự tha hóa của chính mình và những người xung quanh cũng nhận ra điều đó: vợ muốn bỏ đi để ông được thảnh thơi...với cô vợ người hàng thịt, cháu nội không nhận ông vì ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy và ngay cả con dâu, người thông cảm với hồn Trương Ba hơn cả thì cũng thấy bố chồng mỗi ngày một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả như lệch lạc, nhòa mờ đi,...
+ Trương Ba bị cường hào nhũng nhiễu, nhìn thấy con trai hư hỏng mà không dạy dỗ được, bị những người thân trê trách, xa lánh,.. 
à Trương Ba là một người có nhân cách trong sáng. Con người ấy sống ngay thẳng, trung thực, hết lòng thương yêu vợ con, coi việc mang lại hạnh phúc cho những người thân yêu là lẽ sống của đời mình, dũng cảm đối mặt với những cái xấu xa, kiên cường giữ vững phẩm giá của mình để mình được sống thành thực là mình. Chính vì vậy, Trương Ba vô cùng đau khổ khi ý thức được sự lệch lạc về nhân cách của chính bản thân mình. 
- Trương Ba cũng nhận thức được về cuộc sống hiện tại của chính mình: Ông tưởng tôi ham sống lắm hay sao ? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi ! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được ? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai ? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc ! Đúng, chỉ bọn khốn khiếp là lợi lộc. 
à Lối sống của Trương Ba vốn cao khiết, và biết giữ nhân cách, sống là phải vì những người xung quanh, không a dua theo những thứ giả tạo, lợi lộc nên ông không thể chịu được hơn nữa, không thể khuất phục trước thể xác, trước những cái xấu xa và tự đánh mất mình. Qua lời đối thoại của Trương Ba và Đế Thích đã cho chúng ta thấy rất rõ lối sống cao đẹp đó của Trương Ba. 
- Trước sự thuyết phục của Đế Thích nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối: Ở đâu cũng được, chứ không ở đây nữa. Nếu ông không giúp, tôi sẽ... tôi sẽ... nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao và cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất. Từ đây, Trương Ba đi tới một quyết định sáng suốt, đúng đắn, dũng cảm và rất đạo đức khi quyết định sẽ trả lại thân xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết vĩnh viễn, để hình ảnh Trương Ba được sống trong mọi người mãi mãi như bản chất vốn có của Trương Ba: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. 
- Trương Ba là một con người giàu tình yêu thương và nhân ái khi đứng trước cuộc thử thách cuối cùng, lúc đối mặt với cái chết, trước sự lựa chọn: nhập vào xác cu Tị, một em bé hàng xóm vừa chết. Hồn Trương Ba rất thương cu Tị đó là một đứa bé ngoan, bạn thân của cái Gái, cháu nội yêu quý của ông. 
+ Trương Ba nhận thức sâu sắc rằng không thể hòa nhập giữa xác của một em nhỏ mới 10 tuổi với một ông già gần 60 tuổi: Nhập vào cu Tị... Tôi, một ông già gần 60, cu Tị thì chưa bắt đầu cuộc đời, còn đang tuổi ăn, tuổi lớn, chạy nhảy vô tư,... có ổn không nhỉ ?
+ Trương Ba nghĩ về người thân và những người hàng xóm cũng sẽ rơi vào bi kịch như xác anh hàng thịt: Tôi không phải là con chị, chị ấy sẽ không nguôi thương nhớ con... Có khi tôi còn phải sang nhà chị Lụa ở... Rồi còn hàng xóm, lí trưởng, trương tuần... Bao nhiêu sự rắc rối. Bà vợ tôi, các con tôi sẽ nghĩ ngợi, xử sự thế nào khi chồng mình, bố mình mang thân một thằng bé lên 10 ? Làm trẻ con không phải dễ ! Mà cái Gái nhà tôi, nó sẽ nghĩ thế nào nhỉ ?
+ Trương Ba cũng nhận thức được quy luật tuần hoàn của tự nhiên đó là sinh ra, lớn lên, già đi rồi sẽ chết ( sinh, lão, bệnh, tử ): Chẳng bao lâu nữa, bà nhà tôi, bạn bè cũng lứa với tôi như bác Trưởng Hoạt lần lượt nằm xuống, mình tôi vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng dặc. Mình tôi giữa đám người hậu sinh. Những gì chúng thích thì tôi ghét, những gì tôi thích thì chúng chẳng ưa. Tôi sẽ như ông khách ngồi dai ở nhà người ta, mọi khách khứa đã về cả rồi, mình vẫn dầm dề nán lại. Tôi sẽ bơ vơ, lạc lõng hoặc sẽ trở nên thảm hại đáng ghét như kẻ tham lam, một kẻ lí ra phải chết từ lâu mà vẫn cứ sống, cứ trẻ khỏe, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời ! Vô lí lắm ! Không !
- Chính tình cảm thương yêu với một em bé chưa bắt đầu cuộc đời và sự cảm thông sâu sắc với một bà mẹ mất con nên Trương Ba không thể cướp đi thân xác của cu Tị: Tôi không thể cướp cái thân thể non nớt của cu Tị. Tiếng chị Lụa gào khóc nghe đứt ruột ! Mất đưa con, chị ấy làm sao sống được ? 
+ Trương Ba đã cầu xin Đế Thích cho cu Tị được sống lại vì ông không thể tái diễn bị kịch sống trong thân xác mượn của người khác: Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Vì thế ông đã xin cho cu Tị được sống lại, còn mình thì xin được chết, cho dù Đế Thích có nói rõ cho ông thấy tất cả sự hư vô khủng khiếp của cái chết: Ông hãy đưa hồn cu Tị về nhập lại vào xác nó, cho nó được sống lại [...] Ông hãy cứu nó ! Ông phải cứu nó ! Ông có biết đứa con đối với người mẹ là thế nào không ? Còn to hơn cả ý muốn bà Tây Vương Mẫu nhà ông. Ông Đế Thích, vì trẻ con ông ạ, vì trẻ con ! Ông giúp tôi lần cuối cùng. Tôi sẽ không bao giờ làm phiền ông nữa, không đòi ông điều gì nữa ! Và cuối cùng, Đế Thích cũng thấu hiểu nỗi lòng của Trương Ba nên đã nhận lời giúp mong muốn cuối cùng của ông thành hiện thực: Vì lòng quý mến ông, tôi sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng.
à Hành động này là sự thể hiện rõ nét nhất quan niệm sống của Trương Ba, đồng thời cũng khẳng định nhân cách cao thượng của ông và tư tưởng nhân văn cao cả của tác phẩm.
+ Nhưng ngay sau đó, Đế Thích lại hỏi Trương Ba muốn nhập vào thân thể của ai để Đế Thích giúp ông toại nguyện nhưng Trương Ba đã trả lời một cách rất cương quyết và thẳng thắn: Tôi không nhập vào hình thù ai nữa ! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn. Và Đế Thích cũng giải thích cho Trương Ba về cái chết của ông là do sự nhầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy được sửa chữa bằng cách làm cho hồn ông được sống lại nhưng Trương Ba đã đưa ra một quan điểm rất đúng đắn của mình: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. 
- Trương Ba đã thể hiện niềm tin mãnh liệt của mình vào cuộc sống:
+ Khi đã lựa chọn đúng đắn là trả lại thân xác cho anh hàng thịt và mình sẽ chấp nhận cái chết thì Trương Ba lại trở về với Trương Ba ngày xưa: Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa. Qua đây, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp đó là nếu không được sống và hành động đúng là mình thì con người sẽ bị rơi vào bi kịch, sẽ phải đau khổ, dằn vặt và đó chính là điều đáng sợ nhất của một con người. 
+ Trương Ba ra đi với mong ước mọi người sẽ nhớ tới mình đúng như Trương Ba của ngày xưa, với niềm tin sự sống vẫn tiếp tục và những điều tốt đẹp lại nảy mầm, sinh sôi, đâm hoa kết trái trên cõi đời này. Và đúng là Trương Ba đã ra đi, nhưng cái chết ấy lại là bắt đầu sự bất tử của hình ảnh Trương Ba, lẽ sống cao đẹp của Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà rẫy cỏ... Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu... 
à Đoạn kết đầy chất thơ và có dư ba với hình ảnh của sự sống vẫn nảy nở ( vườn cây, hai đứa trẻ, hạt na gieo ) và sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng người ( lời Trương Ba nói với vợ ).
2. Triết lí về cách sống được tác giả thể hiện qua đoạn trích:
 Hành động chấp nhận cái chết, trả lại xác cho anh hàng thịt của hồn Trương Ba là một hành động đúng đắn, dũng cảm và đạo đức. Từ tư tưởng triết lí về quan hệ giữa thể xác và linh hồn của truyện cổ dân gian, Lưu Quang Vũ đã đi đến một quan niệm đúng đắn về cách sống: hóy sống chân thật là mỡnh, khụng giả dối hay vay mượn kiểu sống của ai, hóy sống vì mọi người, vì hạnh phúc và sự tốt đẹp của con người. Trương Ba chết nhưng hồn Trương Ba vẫn sống, sống trong tình cảm của mọi người, sống trong sự sống mà không cần mượn đến thân xác của người khỏc. 
III. Ghi nhớ: 
 Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một tình huống ẩn dụ có sức lôi cuốn và gợi suy nghĩ sâu sắc, gửi tới người đọc thông điệp: Con người không chỉ sống bằng thể xác; thể xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ với nhau, con người phải luôn luôn đấu tranh với bản thân để có được sự thống nhất hài hòa giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.
IV. Luyện tập:
 Bài tập 1:
 Tưởng tượng một kết cục khác và bình luận kết cục đó:
- Hồn Trương Ba vẫn sống trong anh hàng thịt và trở thành anh hàng thịt, bỏ vợ, sống với vợ anh hàng thịt, buôn bán, tính toán, quên làm vườn, quên đánh cờ à sự chiến thắng của thể xác đối với linh hồn, sự phụ thuộc hoàn toàn của con người vào hoàn cảnh ( sự tha hoá ). Cách sống: sống bằng mọi giá ( sống nhục, sống thấp ).
- Hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị à bi kịch lại tiếp tục, con người ham sống đến ích kỉ.
 Bài tập 2:
- Con người có hai phần làm nên mình: đó là linh hồn và thể xác. Hai phần này có quan hệ hữu cơ với nhau. Linh hồn có cơ sở vật chất là thể xác như nhận thức lí tính phải dựa trên cảm tính. Linh hồn và thể xác cũng có tính độc lập tương đối, trong đó linh hồn giữ vị trí chủ đạo nhưng thể xác cũng có tính độc lập tương đối của nó. Vì vậy linh hồn phải kiểm soát những nhu cầu của thể xác, cần điều chỉnh và thăng hoa nó chứ không thể phớt lờ nó, cũng như không thể để mặc nó rồi đổ hết trách nhiệm cho nó. Trong con người, phải luôn luôn có sự đấu tranh giữa linh hồn và thể xác, nhất là khi bị hoàn cảnh tác động. Đó là cuộc đấu tranh để làm chủ bản thân và hoàn thiện nhân cách. Từ trải nghiệm của bản thân, Trương Ba đã nhận thức được điều đó và đã chấp nhận cái chết để không phải sống giả dối, sống trên thân xác kẻ khác, sống trong nguy cơ tha hoá. Điều này thể hiện nhân cách cao thượng của Trương Ba và giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.
- Vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác trong hồn Trương Ba, da hàng thịt có thể làm ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong mỗi sự vật. Đương nhiên mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác, giữa nội dung và hình thức là hai phạm trù không đồng nhất, không thể suy cái này ra cái kia một cách tịnh tiến. Tuy nhiên, từ sự không đồng nhất, sự tách rời, thậm chí đối lập giữa linh hồn và thể xác trong vở kịch, ta có thể liên tưởng đến sự thống nhất cần có giữa nội dung và hình thức là hai mặt của thực tại tự nhiên và xã hội. Khi nội dung và hình thức không phù hợp với nhau thì sự vật tồn tại và phát triển. Khi nội dung và hình thức không phù hợp với nhau thì sự phát triển bị kìm hãm, giá trị, thậm chí sự tồn tại của sự vật bị đe doạ.
- Trong tác phẩm văn học nghệ thuật, tư tưởng được coi là nội dung và nghệ thuật biểu hiện được coi là hình thức. Nội dung không được biểu hiện ra bằng hình thức thích hợp thì tác phẩm không thể coi là có giá trị cao được.
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docHon Truong Ba da hang thit Luu Quang Vu.doc