Giáo án Ngữ văn 12 – Ban Cơ bản – Trường THPT Lê Lợi

Giáo án Ngữ văn 12 – Ban Cơ bản – Trường THPT Lê Lợi

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

 I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

 - Về kiến thức: Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.

 - Về kỹ năng: + Có năng lực tổng hợp khái quát và hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX.

 + Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

 II. Phương pháp:

 -Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận.

 

doc 166 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 – Ban Cơ bản – Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 1-2 	Ngày soạn: 20/08/2011
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
 I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Về kiến thức: Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.
 - Về kỹ năng: + Có năng lực tổng hợp khái quát và hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX.
 + Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
 II. Phương pháp:
 -Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận. 
 III. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn giáo án.
- Học sinh: Soạn bài.
 IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đơn vị kiến thức trong bài. 
-Văn học Việt Nam thời kỳ này ra đời trong hoàn cảnh nào? Điều gì là thuận lợi?
Giáo viên giới thiệu thêm:
Văn chương không được nói nhiều chuyện đau buồn, chuyện tiêu cực.Phản ánh tổn thất trong chiến đấu là văn chương lạc điệu không lành mạnh.
-Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ chuyện hạnh phúc cá nhân Đề tài tình yêu cũng hạn chế Nếu có viết về tình yêu phải gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu.
-Văn chương phải phản ánh nhận thức con người phân biệt rạch ròi giữa địch-ta, bạn-thù. Văn học thiên về hướng ngoại hơn là hướng nội.
Nêu nhận định khái quát về thành tựu của văn học giai đoạn 1945-1954?
Chứng minh một cách ngắn gọn?
Về thơ biểu hiện cụ thể như thế nào?
-Giáo viên giới thiệu thêm:
Một số bài thơ: Nguyên tiêu, Báo tiệp
Đăng sơn, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Tố Hữu tiêu biểu cho xu hướng khai thác những đề tài truyền thống. Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho sự tìm tòi cách tân thơ ca (huớng nội). Quang Dũng tiêu biểu cho cảm hướng lãng mạn anh hùng.
 -Về kịch?
Về lí luận phê bình?
-Em có kết luận gì về văn học giai đoạn 1945-1954?
 - Văn học 1954-1965 tập trung phản ánh điều gì ?
Chứng minh ngắn gọn thành tựu của văn học giai đoạn 1955-1964
-Văn xuôi?
-Thành tựu về thơ? 
-Thành tựu về kịch?
-Nêu khái quát thành tựu văn học giai đoạn này?
 Thơ những năm chống Mĩ đạt tới thành tựu xuất sắc, tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của cả dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam, đề cập tơí sứ mạng lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ vừa mở mang, vừa đào sâu hiện thực đồng thời bổ sung, tăng cường chất suy tưởng và chính luận.
-Thơ ca ghi nhận những tác giả vừa trực tiếp chiến đấu vừa làm thơ (Đó là những con người: Cả thế hệ giàn ngang gánh đất nước trên vai)-Bằng Việt. 
-Truyện và kí có thành tựu như thế nào?
-Thơ có thành tựu như thế nào?
-Giáo viên minh hoạ:
+Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Hoa ngày thường, Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc (Chế Lan Viên), Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt (Xuân Diệu).
Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1954-1975? 
Em hiểu như thế nào là một nền văn học vận động theo hướng Cách mạng hoá ? Chứng minh ?
Đại chúng: "Đông đảo quần chúng "
Khuynh hướng sử thi là gì ? 
Cảm hứng lãng mạn ?
-Vài nét khái quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX?
-Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn này ?
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá.
Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt: 
-Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ.
-Xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc.
a. Mười năm (1945-1964) cuộc sống con người có nhiều thay đổi.
-Nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triểnhình ảnh quê hương, đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, em bé liên lạc. Tất cả đều thể hiện chân thực và gợi cảm.
b. Từ 1954-1965:
* Chủ đề: 
+ Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi đất nước và con người trong những ngày đầu xd CNXH ở miền Bắc với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và tin tưởng vào ngày mai.
+ Hướng về miền Nam với nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.
*Thành tựu:
-Văn xuôi: Những tác phẩm tiêu biểu: Cửa biển (4tập)-Nguyên Hồng, Vỡ bờ (2 tập)-Nguyễn Đình Thi, Sống mãi với thủ đô-Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng -Hữu Mai, Trước giờ nổ súng -Lê Khâm, Mười năm -Tô Hoài, Cái sân gạch, Mùa lúa chiêm -Đào Vũ, Mùa lạc -Nguyên Khải, Sông Đà -Nguyễn Tuân. 
-Thơ:-: Gió lộng -Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa -Chế Lan Viên, Riêng chung -Xuân Diệu, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời -Huy Cận, Tiếng sóng -Tế Hanh, Bài thơ Hắc Hải -Nguyễn Đình Thi, Những cánh buồm -Hoàng Trung Thông.
-Về kịch: Kịch phát triễn mạnh Đó là các vở: Một Đảng viên-Học Phi, Ngọn lửa -Nguyễn Vũ, Nổi gió, Chị Nhàn-Đào Hồng Cẩm. 
 c. Từ 1965-1975:
* Chủ đề bao trùm: + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng (không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết đánh giặc). Có đời sống tình cảm hài hoà giữa riêng và chung, bao giờ cũng đặt cái chung lên trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả). 
 +Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa.
- Văn xuôi:
+Người mẹ cầm súng, những đứa con trong gia đình - Nguyễn Đình Thi, Rừng xà nu -Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc).
+Ở Miền Bắc: Kí của Nguyễn Tuân -Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi,Vùng trời (3 tập).
-Thơ:-Ra trận. Máu và hoa (Tố Hữu).
 -Hoa ngày thường, chim báo bão (Chế Lan Viên)
 Và những gương mặt: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm. 
Tất cả đã mang tới cho thơ ca tiếng nói mới mẻ, sôi nổi, trẻ trung. 
-Kịch: Đại đội trưởng của tôi -Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt -Vũ Dũng Minh.
- Lý luận, nghiên cứu phê bình:Tập trung ở một số tác giả như Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.
d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975:
-Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975có hai thời điểm. 
+Dưới chế độ thực dân Pháp (1945-1954).
+Dưới chế độ Mĩ -Nguỵ (1954-1975).
-Chủ yếu là những xu hướng văn học tiêu cực phản động xu hướng chống phá cách mạng xu hướng đồi truỵ.
-Bên cạnh các xu hướng này cũng có văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước và cách mạng. 
+Vũ Hạnh với (Bút máu).
+Vũ Bằng với (Thương nhớ mười hai).
+Sơn Nam với (Hương rừng Cà Mau).
3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975:
a.Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nhà văn - chiến sĩ.
- Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí đấu tranh Cách mạng.
- Hiện thực đời sống Cách mạng và kháng chiến là nguồn cảm hứng lớn cho văn học.
- Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc.
- Đề tài chủ yếu: + Đề tài Tổ Quốc.
 + Đề tài XHCN.
- Nhân vật trung tâm:Ngưòi chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh vũ trang và những người trực tiếp phục vụ chiến trường, người lao động. 
b.Nền văn học hướng về đại chúng: 
- Quần chúng đông đảo vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ ; vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học:
+ Quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ.
+ Nền văn học mới tập trung xây dựng hình tượng quần chúng Cách mạng: miêu tả người nông dân, người mẹ, người phụ nữ, em bé 
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 + Khuynh hướng sử thi: 
- Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
- Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; tiêu biểu cho lý tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân -> Con người chủ yếu được khám phá ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.
- Giọng văn ngợi ca, hào hùng.
+ Cảm hứng lãng mạn: 
- Cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc và hướng tới lý tưởng. Ca ngợi CN anh hùng Cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc -> Nâng đỡ con người Việt Nam vượt qua thử thách.
=> Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển Cách mạng 
II. Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá. 
-Chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởngtâm lí, nhu cầu vật chất con người đã có những thay đổi so với trước. Từ 1975-1985 ta lại gặp phải những khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài cộng thêm là sự ảnh hưởng của hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ. 
-Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở ra những phưương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ Đẳng khẳng định: "Đổi mới có ý nghĩa sống còn là nhu cầu bức thiết. Thái độ của Đảng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".
2. Qúa trình phát triển và thành tựu chủ yếu:
- Trường ca: "Những người đi tới biển" (Thanh Thảo)
- Thơ: "Tự hát" (X Quỳnh) , "Xúc xắc mùa thu" (Hoàng Nhuận Cầm), 
- Văn xuôi: "Đứng trước biển", " Cù lao tràm ", (Nguyễn Mạnh Tuấn), Thời xa vắng (Lê Lựu)
- Kí: "Ai đã đặt tên cho dòng sông" (Hoàng Phủ NgọcTường), "Cát bụi chân ai" (Tô Hoài).
III. Kết luận. 
- Xem SGK.
4. Củng cố: - Viết văn bản tóm tát kiến thức cơ bản. 
 - Xác lập một số tác giả, tác phẩm có thể làm dẫn chứng tiêu biểu cho cả 3 đặc điểm của văn học từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến 1975.
5. Hướng dẫn học bài: Soạn bài làm văn: “ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí”
Tiết: 3 	 Ngày soạn: 22/08/2011 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
I. Mục tiêu bài học:Giúp học sinh: 
 - Về kiến thức: + Nắm nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
 + Biết được cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 - Về kỹ năng: + Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí. 
 + Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm. 
II. Phương pháp. 
- Nêu vấn đề - Phát vấn. 
III. Chuẩn bị.
-Giáo viên: Soạn giáo án.
-Học sinh: Soạn bài.
IV. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Hội dung
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng và yêu cầu học sinh tập trung tìm hiểu các khía cạnh sau:
--Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
-Nêu những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+Thế nào là sống đẹp? (Gợi ý: về lý tưởng tình cảm hành động).
+ Vậy sống đẹp là gì?
Bài học rút ra?
- Cách làm bài nghị luận?
 *Giáo viên giảng rõ:
-Giải thích khái niệm của đề bài (ví dụ ở đề trên đã dẫn, ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?).
-Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra (tại sao lại đặt ra vấn đề sống có đạo lí, có lí tưởng và nó thể hiện như thế nào?
-Suy nghĩ cách đặt vấn đề ấy có đúng không? (Hay sai) Chứng minh nên ta mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó-Một khía cạnh.Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí  ... ng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”(Thơ của Thu Bồn)
3. Nét đẹp của văn phong HPNT:
- Tác giả đã soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến đối tượng trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người.
- Sự liên tưởng , tưởng tượng phong phú cộng với sự uyên bác về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã tạo nên áng văn đặc sắc này.
- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ần dụ, nhân hóa.
- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI
(Trích Những năm tháng không thể nào quên – Võ Nguyên Giáp )
Hoạt động của thầy và trò
	Kiến thức cơ bản	
HĐII. GV hướng dẫn hs tìm hiểu phần tiểu dẫn trong SGK T.204
- Phần tiểu dẫn trong SGK trình bày những nội dung gì? 
3 nội dung – Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 - tác phẩm 
 - đoạn trích 
- Em hãy cho biết tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? 
- Nội dung cơ bản của tác phẩm? 
- Đoạn trích có vị trí như thế nào trong tác phẩm? 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh ra đời: Năm 1970 - những năm tháng gay go của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
- Tác giả hồi tưởng lại và ghi chép lại những sự kiện lịch sử trọng yếu có tính chất bước ngoặt của Cách mạng Việt Nam từ những ngày đầu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những ngày đầu năm 1970.
- Nghệ thuật: Tác phẩm viết theo thể hồi kí mang tính chân thực, biểu cảm tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của người đọc. 
3. Đoạn trích: 
Đoạn trích “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” là chương XII của tập hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” (do nhà văn Hữu Mai thể hiện, tên bài do người biên soạn đặt) 
HĐIII. GV hướng dẫn hs đọc thêm 
GV chia lớp thành 4 nhóm - thảo luận trong 8 phút:
Nhóm 1: Để hồi tưởng về những ngày đầu của nước Việt Nam mới, tác giả đã xuất phát từ điểm nhìn hiện tại nào? Những cảm nghĩ cụ thể của tác giả? 
=> Mục đích của tác giả: Nhấn mạnh những khó khăn trong những ngày đầu của nước Việt Nam mới -> nhấn mạnh và khẳng định sự nỗ lực, sáng suốt của Đảng, nhà nước đứng dầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân để vượt qua những khó khăn đó. 
III. Hướng dẫn đọc thêm: 
1. Giới thiệu: 
- Từ hiện tại tác giả hồi tưởng về quá khứ. Tác giả xuất phát từ điểm nhìn của hiện tại và dùng thủ pháp nghệ thuật: đối lập, tương phản.
Hiện tại (1970)
Quá khứ 
Thời kì làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc đã qua.
- Nước VN đã có tên trên bản đồ thế giới 
- Mọi hành động xâm lược đều bị nhân dân tiến bộ trên thế giới phê phán và cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân ta được nhiều nước ủng hộ. Lực lượng cách mạng, chính quyền đã vững mạnh. 
- Bọn Tưởng Giới Thạch chỉ còn là những bóng ma. 
- Thời kì của chủ nghĩa đế quốc đang làm mưa làm gió.
- Nước ta chưa có tên trên bản đồ thế giới.
- Gặp mọi khó khăn, lực lượng chính quyền cách mạng còn non trẻ.
- Mấy chục vạn quân Tưởng ập vào miền Bắc nước ta để chống phá chính quyền còn non trẻ. 
Nhóm 2: Phần trích đã nêu rõ những khó khăn, nguy nan của nước Việt Nam mới ra sao? 
2. Những khó khăn về mọi mặt: 
- Về chính trị: Nước Việt Nam mới sinh nằm giữa bốn bề hùm sói. Đảng của giai cấp công nhân mới 15 tuổi. Chính quyền cách mạng chưa được công nhận.
- Về kinh tế: 
+ Ở nông thôn ruộng đất bị bỏ hoang, lũ lụt, hạn hán. Hàng hoá khan hiếm vì các nhà máy hầu như không dùng được. 
+ Tài chính: cạn kiệt,chưa phát hành được tiền Việt Nam, đời sống nhân dân thấp, có người chết đói.
- Về xã hội: dịch tả phát sinh, quân Tưởng vào đem theo dịch chấy rận, đời sóng xã hội càng thêm khó khăn.
Nhóm 3: Đảng và chính phủ được sự ủng hộ của toàn dân đã có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt như thế nào để đưa đất nước vượt qua gian khó? 
3. Những biện pháp và nỗ lực của Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ Tịch, nhân dân: 
- Chính trị: 
+ củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng bằng việc mở cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước để bầu ra quốc dân đại hội.
+ Giải tán chính quyền cũ 
+ Công bố dự án hiến pháp cho toàn dân góp ý.
- Kinh tế: giảm tô xoá nợ cho nông dân, phục hồi sản xuất, nâng cao đời sống mọi mặt cho công nhân, nâng cao năng lực tài chính cho đất nướcaodeiehoua.
- Xã hội: Bác Hồ kêu gọi “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” 
Nhóm 4: Trong cả phần trích đâu là hình tượng tiêu biểu gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? 
4. Hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh: 
- Bác là người có trí tuệ sáng suốt, có ý chí sắt đá và nghị lực mạnh mẽ. 
- Là con người toàn tâm, toàn ý phục vụ nd đất nước
- Với Bác, để đất nước Việt Nam mới ra đời có thể tồn tại và vững mạnh: 
+ Xác định mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân.
+ Đề ra ba mục tiêu quan trọng và phải dựa vào dân.
=> Bác Hồ - hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng, của chính quyền mới, chế độ mới. 
- Nghệ thuật thể hiện hồi kí trong phần trích này có gì đặc biệt?
5. Nghệ thuật của đoạn trích: 
- Tác giả chỉ kể lại những sự kiện lịch sử có tính khái quát tổng thể.
- Trong khi kể tác giả nêu cảm nghĩ, nhận xét, đánh giá.
=> Đoạn hồi kí giống như những trang biên niên sử ghi lại những năm tháng không thể nào quên của đất nước.
3. Củng cố: GV hướng dẫn HS củng cố nội dung chính của bài:
 Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên, dưới góc độ văn hóa, gắn liền với những sự kiện lịch sử. Văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
4. Hướng dẫn tự học: 
 - Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông . Viết cảm nghĩ về đoạn văn anh /chị yêu thích nhất. 
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân qua đoạn trích Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
- Làm BT phần luyện tập trang 203, soạn bài ôn tập văn học 
Tiết: 51 Ngày soạn : 8/11/2010
Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận(TT)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-Phát hiện và sữa chữa các lỗi lập luận trong bài văn nghị luận 
-Có khả năng chủ động tạo các lập luận chặt chẽ ,sắc sảo 
 II. Phương pháp giảng dạy: 
 - Thực hành. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập .
 III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
 * Giáo viên	: Soạn giáo án 
 * Học sinh	: Soạn bài .
 IV. Tiến trình bài dạy: 
 1. ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Nội dung bài mới: 
a) Đặt vấn đề: 
b) Triển khai bài dạy: 
Hoạt động thầy và trò
Nội dung kiến thức
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK .
1.Bài tập:
 a.Nguyên nhân dẫn đến lập luận sai 
Ví dụ đưa ra không phù hợp với nội dung câu đưa ra trước đó ,không toát lên được ý "tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người" 
b.Sửa lại là: Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức .Văn học dân gian chứa đựng một khối lượng kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và đời sống xã hội :những câu tục ngữ, ca dao vừa cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ,những kinh nghiệm sống ,vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người .
2.Baì tập:
a.Nguyên nhân:
Nội dung câu kết không phù hợp với nội dung các câu bên trên 
b.Sửa lại là:Người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc, lạc quan, yêu đời .Anh còn rất thèm ngưòi. Anh thèm người tới mức tự tay lăn một cây to chặn ngang giữa đường để được gặp mặt và trò chuyện với đoàn khách lên SaPa dù chỉ là một vài phút .
3.Bài tập 3:
a.Nguyên nhân:
Các câu diễn ý rất rời rạc, không phù hợp với nhau . Đó là sự lắp ghép "thiếu mạch lạc .
b.Sửa lại là:
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã cho ta thấy sức mạnh của tình người, trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống .Trong cái đói gay gắt, họ vẫn biết nương tựa vào nhau, chia sẻ với nhau . Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo của tác phẩm. 
4.Bài tập:
a.Nguyên nhân:
Câu 3 và 4 có nội dung không phù hợp với nhau 
b.Sửa lại là:
Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn đã phải cảm nhận đựoc vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh kì diệu của những con sóng miên man vỗ bờ .Những con sóng biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc thì sôi sục, dữ dội . Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng "Dữ dội và dịu êm - ồn ào và lặng lẽ ".Xuân Quỳnh đã hoá thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình. 
 4, Củng cố- Dặn dò : * Hs cần nắm chắc những lỗi thường gặp trong lập luận của văn nghị luận .
 * Ôn tập chuẩn bị thi học kỡ 
Tiết : 52 Ngày soạn : 10/11/2010
 Đọc văn :
Ôn tập 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : 
 - Về kiến thức: Nắm lại một cách hệ thống những kiến thức về Tiếng Việt và Làm văn đã học trong HK I. 
 - Về kỹ năng: + Biết cách vận dụng linh hoạt sáng tạo những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn 12 để làm tốt bài thi và phục vụ trong đời sống.
 + Biết hệ thống hóa những kiến thức về Tiếng Việt, sử dụng Tiếng Việt một cách trong sáng.
 + Phân tích đề, lập dàn ý và viết một bài văn nghị luận đạt yêu cầu. 
 II. Phương pháp giảng dạy: 
 - Phát vấn.GV hướng dẫn học sinh ôn tập 
 III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
 * Giáo viên	: Soạn giáo án 
 * Học sinh	: Soạn bài .
 IV. Tiến trình bài dạy: 
 1, ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
 2, Kiểm tra bài cũ: 
 3, Nội dung bài mới: 
a) Đặt vấn đề: 
b) Triển khai bài dạy: 
Hoạt động thầy và trò
Nội dung kiến thức
Giáo viên giới thiệu nội dung và hướng dẫn phương pháp ôn tập .
Nêu quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945-1954.Những giai đoạn và những thành tựu chủ yếu ?
Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945-1975?
Quan điểm sáng tác của HCM?
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tự ôn tập ở nhà .
I. Nội dung và phương pháp ôn tập :
1.Nội dung : 
- Các tác gia và tác phẩm văn học Việt Nam từ CMT8 đến hết thế kỷ XX.
- Giữ gìn sự trong sáng của TV; Luật thơ; Thực hành một số phép tu từ ngữ âm,cú pháp...
- Các dạng bài làm văn. 
2.Phương pháp: Giáo viên hệ thống hoá nội dung ôn tập thành các nhóm câu hỏi giao cho từng tổ.
- Là bài tập tại lớp. 
- Thuyết trình .
- Thảo luận ở lớp .
- Viết báo .
II. Đề cương ôn tập .
A. Phần Văn học:
1. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX.
a. Chặng đường 1945- 1954.
b. Chặng đường1955-1964.
c. Chặng đường 1965-1975.
d. Chặng đường 1975 đến hết thế kỷ XX.
2. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945-1975.
a, văn học vận động theo khuynh hướng CM hoá, mang đậm tính dân tộc sâu sắc.
b. Văn học gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước tập trung vào 2 đề tài chính : Tổ Quốc và XHCN.
3. Quan điểm sáng tác của NAQ- HCM .
4. Phong cách thơ Tố Hữu .
5.Hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. 
6. Vẻ đẹp của tình yêu trong bài "Sóng " của Xuân Quỳnh.
7. Đàn ghi ta của Lorca
8. Thể ký : Người lái đò sông Đà và "Ai đã đặt tên cho dòng sông "
B. Phần Tiếng Việt: 	Toàn bộ các bài đã 
C. Phần Làm văn: 	học trong HK I
 4, Củng cố- Dặn dò: Tiết sau thi học kỳ 1.
 * Lưu ý : HS ôn tập kỹ những nội dung ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kỳ 1
Tiết thứ :53-54
 THI HỌC KỲ I
 (Đề chung của sở GD_ĐT )

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 12 chuan KTKN(1).doc