Giáo án Ngữ văn 12 - 4 cột: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Giáo án Ngữ văn 12 - 4 cột: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? - Hoàng Phủ Ngọc Tường

I/ Vẻ đẹp của dòng sông Hương

 1/ Vẻ đẹp thiên nhiên :

* Sông Hương dòng thượng nguồn

 _ Có quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Sông Hương tựa như “một ản trường a của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tránh, dữ dội, khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc “mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “cuộn xoáy như cơn lốc vào giữa đáy vực sâu” lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoạ đồ quyên rừng”.

 Nghệ thuật : Nhân hoá, so sánh.

 Sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.

 * Sông hương chảy xuôi về đồng bằng ngoại vi thành phố.

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1505Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - 4 cột: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? - Hoàng Phủ Ngọc Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Tiết AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?
	~ Hoàng Phủ Ngọc Tường ~
I/ Mục tiêu cần đạt : giúp HS
	_ Cảm nhận được vẻ đẹp của sông hương ở nhiều góc độ.
	_ Hiểu được tri thực văn hoá, tình cảm với Huế của nhân vật “tôi”.
II/ Phương Pháp : Phát vấn, gợi mở, thuyết giảng.
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời
Câu hỏi và đề bài
Nội dung chính
_ HPNT là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Tác phẩm của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với trình bày giàu chất thơ và sự vận dụng tổng hợp tri thức triết học, địa lí, lịch sự, văn hoá.
Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? viết năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có 3 phần, đoạn trích nằm ở phần thứ nhất.
Đề bài 1 : Vẻ đẹp của dòng sông hương trong bài bút kí.
Đề bài 2 : Cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương. (đoạn từ Thượng nguồn  thành phố Huế).
I/ Vẻ đẹp của dòng sông Hương
 1/ Vẻ đẹp thiên nhiên : 
* Sông Hương dòng thượng nguồn
 _ Có quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Sông Hương tựa như “một ản trường a của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tránh, dữ dội, khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc “mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “cuộn xoáy như cơn lốc vào giữa đáy vực sâu” lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoạ đồ quyên rừng”.
ð Nghệ thuật : Nhân hoá, so sánh.
 Sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.
 * Sông hương chảy xuôi về đồng bằng ngoại vi thành phố.
 _ Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoang dại, sông Hương là “ cô gái đẹp ngủ mơ màng” nhưng ngay sau khi ra khỏi vùng núi thì như nàng tiên được đánh thức sông Hương bỗng bừng sức trẻ và niềm khao khát tuổi thanh xuân. 
 _ Lúc qua hai dãy đồi sừng sững như thành quách : dòng sông mềm như tấm lụa với vẻ đẹp biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” lúc qua những dãy đồi núi phía Tây Nam thành phố và mang “vẻ đẹp trầm mặc” khi qua bao lăng tẩm, đền đài mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong những rừng thông u tịch cho đến lúc bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi gặp “tiếng chuông 
Đề bài 3 : Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế.
Đề bài 4 : Ngoài vẻ đẹp về thiên nhiên, sông Hương còn có những vẻ đẹp nào khác ? 
Đề bài 5 : Cảm nhận về nhân vật “tôi” trong tác phẩm.
Đề bài 6 : So sánh cách tiếp cận sông Đà của Nguyễn Tuân và cách tiếp của sông Hương của Hoàng phủ Ngọc tường.
chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia”.
ð Bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn.
 _ Khi chảy vào thành phố : sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, dòng sông “kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tâm – nam, đông – bắc”, rồi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến” khiến “dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.
 _ Nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý, sông Hương cũng giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuyp của Bu-đa-pet
 _ Sông hương được cảm nhận qua nhiều góc độ :
 + Hội Hoạ : sông Hương và những chi lưu của nó tạo nhưng đường nét tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô.
 + Âm nhạc : sông Hương Đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình.
 + Cái nhìn đám say của một trái tim đa tình : sông Hương người tình dịu dàng và chung thuỷ “ Rời khỏi kinh thành  của tình yêu”. 
 2/ Vẻ đẹp của sông Hương trong các mối quan hệ. 
 Dòng sông lịch sử : Dòng sông Biên thuỳ trong sách Địa dư của Nguyễn Trãi ; dòng sông soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, sống hết mình với lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX ; chứng kiến Cách Mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân 1968.
 Dòng sông văn hoá, thi ca : Gắn bó với kinh thành Huế, với cái nôi của nền âm nhạc dân gian và cổ điển Huế, gắn bó với Nguyễn Du, danh nhân văn hoá thế giới.
 Không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các thi nhân, nghệ sĩ : Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu,
 Dòng sông đời thường : sau những biến cố lịch sự, “nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”.
II/ Nhân vật “tôi” 
 Nhân vật “tôi” trong tác phẩm là một trí thức gắn bó và yêu say đắm sông Hương với Kinh thành Huế. Nhân vật đã huy động vốn kiến thức tổng hợp về địa lí, lịch sữ, văn hoá, trong và ngoài nước để miêu tả và cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông. 
 _ Nhân vật “tôi” nhìn dòng sông từ nhiều điểm nhìn khác nhau : thượng nguồn, trong thành phố Huế, ra ngoại vi thành phố ; từ góc độ, địa lí, văn hoá, lịch sự, kết hợp, đan xen điểm nhìn không gian và thời gian.
 _ Giọng điệu của nhân vật là giọng thủ thỉ, tâm tình, say đắm mà tỉnh táo, tự tin nhưng không áp đặt, sắc xảo mà giàu cảm xúc,
III/ So sánh 2 cách tiếp cận
 Điểm giống : _ Cùng viết tuỳ bút về một dòng sông.
 _ Huy động nhiều vốn kiện thức địa lí, lịch sự, văn hoá, 
 _ Thể hiện rõ rệt cái “tôi” tài hoà động đáo. 
 Điểm khác :
 _ Nguyễn Tuân với sông Đà : 
 + Khai thác hai mặt hung bạo và trữ tình của dòng sông. 
 + Qua dòng sông, ca ngợi con người lao động, chất vàng mười của vùng Tây Bắc. 
 + Sử dụng các kiến thức điện ảnh, hội hoạ, quân sự, sinh học, văn học, thuỷ điện, 
 _ Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương : 
 + Khai thác các vẻ đẹp khác nhau của dòng sông.
 + Ca ngợi dòng sông, ca ngợi Huế, ca ngợi quê hương đất nước.
 + Khai thác chiều sâu lịch sự và văn hoá.

Tài liệu đính kèm:

  • docai da dat ten cho dong song NC.doc