Tuần 28
Tiết 97,98
NGƯỜI TRONG BAO
(A. Sê-khốp)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
- Bi kịch ”người trong bao” Bê-li-cốp; tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình tượng này.
- Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê-khốp.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
3.Thái độ: Giáo dục văn hóa sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
Tuần 28 Tiết 97,98 NGƯỜI TRONG BAO (A. Sê-khốp) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Bi kịch ”người trong bao” Bê-li-cốp; tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình tượng này. - Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê-khốp. 2. Kĩ năng : - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật. 3.Thái độ: Giáo dục văn hóa sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt HĐ1 - HS phát biểu nét cơ bản về tác giả. - Để lại hơn 500 truyện ngắn, truyện vừa: -> Các tác phẩm lên án chế độ xã hội bất công, thói cường bạo của tầng lớp cầm quyền Nga đương thời; phê phán sự bất lực của giới tri thức và sự sa đoạ về tinh thần của một bộ phận trong số họ. -> Nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. - Những hiểu biết cơ bản về tác phẩm? - Bố cục: + Phần một (lược bỏ) cuộc trò chuyện trong nhà kho giữa hai người bạn đi săn về muộn + Phần hai: cuộc đời và tính cách Bê-li-cốp + Phần ba (lược bỏ) nhận xét của bác sĩ, người nghe kể chuyện. HĐ2 - Thảo luận: + Nhóm 1 (Tổ 1+3)Chân dung Bêlicốp? + Nhóm 2 (Tổ 1+3)Tính cách Bêlicốp? - HS trao đổi, trình bày, nhận xét. - GV tổng hợp, diễn giảng. - Lối sống và con người Bêlicốp ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh nơi y đang sống và làm việc: Lối sống và con người Bêlicốp ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần của anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, trong dân cư thành phố nơi y sống. Tất cả mọi người sợ y, ghét y, tránh xa. Trao đổi thảo luận nhóm. Nhóm 1. Vì sao Bêlicốp chết? - Nêu ý nghĩa cái chết của Bêlicốp? - GV: sâu xa hơn cái chết của Bêlicốp là tất yếu: với tạng người, cách sống của y, dẫn đến cái chết như thế là tất yếu. - Sau khi hắn chết thì cuộc sống mọi người như thế nào? GV: Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bêlicốp mang tính qui luật trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. - Nêu ý nghĩa của nghệ thuật biểu tượng cái bao? + Nghĩa gốc: Vật hình túi (hộp) dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá... + Nghĩa chuyển: Lối sống và tính cách của Bêlicốp -> Kiểu người, lối sống thu mình trong bao – cuộc sống trói buộc, tù hãm, đối với nhân dân Nga, tri thức Nga cuối thế kỷ XIX. - Gía trị nghệ thuật của văn bản? - Ý nghĩa của văn bản? - GV: Bê-li-cốp nhân vật vừa đáng ghét đồng thời lại là nạn nhân đáng thương của xã hội Nga (xã hội nông nô chuyên chế) Truyện thể hiện bút pháp đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực có phong cách hài hước, biếm hoạ khi xây dựng nhân vật điển hình. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - An tôn Páp lô vích Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất. - Đại diện cuối cùng của của chủ nghĩa hiện thực Nga. 2. Tác phẩm: - Sáng tác trong thời gian nhà văn đang dưỡng bệnh tại bán đảo Crưm - thời kì xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối XIX. - Môi trường ấy đẻ ra lắm kiểu người kì quái, và Người trong bao – Bêlicốp là một nghệ thuật độc đáo, đặc sắc nhà văn. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Nội dung: a. Chân dung và tính cách Bê-li- cốp: - Chân dung: + Cặp kính đen, gương mặt nhợt nhạt + Ăn mặc: đều màu đen. + Phục sức : đều để trong bao ( giầy, ủng, kính, ô) + Ý nghĩ : giấu vào bao. -> kì quái, lập dị, thu mình trong vỏ, tạo cho mình một cái bao ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng, tác động của cuộc sống bên ngoài. - Tính cách: + Câu cửa miệng: “Nhỡ lại xảy ra chuyện gì” + Nhút nhát, sống cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi tất cả, thích sống rập khuôn như cái máy vô hồn. + Luôn thoả mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ, bảo thủ và luôn cho rằng sống như thế mới là sống, mới là người công dân tốt, là nhà giáo có trách nhiệm. + Không hiểu mọi người chung quanh, không hiểu xã hội, cứ nhởn nhơ, tự nhiên, đắm chìm trong sự tôn sùng quá khứ ->Hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều b. Cái chết của Bê-li-cốp: - Nguyên nhân: + Ngã đau, dẫn đến mắc bệnh, lại không chịu chữa chạy. + Bị sốc trước thái độ của chị em Va-ren-ca. ->Cuối cùng Bêlicốp đã tìm cho mình một cái bao tốt nhất - đó cũng là mong muốn của y. - Sau khi hắn chết: + Mọi người cảm thấy như thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng. + Chẳng bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ. -> Do ảnh hưởng, tác động nặng nề dai dẳng của lối sống, kiểu người Bêlicốp đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời. 2. Nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật điển hình, mang tính chất biểu tượng cho một giai tầng xã hội. - Giọng điệu kể chuyện chậm rãi, u buồn giễu cợt một cách sâu cay. 3. Ý nghĩa văn bản: - Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái « bao » chuyên chế ; - Khát vọng sống là mình, loại bỏ lố sống «trong bao », thức tỉnh «con người không thể sống mãi như thế được » 4.Hướng dẫn tự học: - Thuật lại câu chuyện Người trong bao và bình luận hiện tượng Bê-li-cốp. - Trong cộng đồng gần gũi với mình, anh/chị có thấy “hiện tượng Bê-li-cốp” không? . Tiết 99 LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Cách viết tiểu sử tóm tắt. - Tập trình bày trước lớp. 2. Kĩ năng : - Tìm hiểu tiểu sử người thân. - Viết tiểu sử tóm tắt của một người trong thời kỳ xây dựng. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Làm bài theo dặn dò của GV III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt HĐ1 - Nhóm 1: (Tổ 1,2) tiểu sử tóm tắt về người thân trong gia đình: - HS làm việc theo nhóm 4 em. - Nhóm 2: (Tổ 3,4) Tiểu sử tóm tắt một anh hùng thời kì đổi mới. - HS làm việc theo nhóm 4 em. - GV gọi bất kỳ em nào trong nhóm trình bày. - HS trình bày trước lớp. - Nhận xét, đánh giá của các thành viên khác I. VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT: 1. Tiểu sử tóm tắt về người thân trong gia đình: Họ và tên...... Tuổi............. Quê............... Nghề nghiệp.... Sở trường .... Thành tích.... 2. Tiểu sử tóm tắt một anh hùng thời kì đổi mới: Họ tên...... Giới tính..... Bí danh.......... Năm sinh....... Quê quán.............. Trình độ văn hoá........ Quá trình vươn lên phấn đấu làm giàu cho gia đình... Đóng góp tích cực...... Tấm gương tiêu biểu về tư tưởng đạo đức..... II.TRÌNH BÀY: - Một học sinh trình bày. - Lớp lắng nghe và nhận xét. 4.Hướng dẫn tự học: - Về viết tiểu sử tóm tắt hoàn chỉnh theo các ý bổ sung - Đọc và soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Duyệt tuần 28 - 14/3/2011 P.HT
Tài liệu đính kèm: