Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2

TỰ TÌNH

(Bài II – Hồ Xuân Hương)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.

 - Khả năng Việt hoá thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca.

 2. Kỹ năng:

 Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại

 II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hướng dẫn học bài

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hoạt động nhóm, hỏi đáp, diễn giảng

 

doc 5 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02
Tiết: 05,06
TỰ TÌNH
(Bài II – Hồ Xuân Hương)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
	- Khả năng Việt hoá thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca.
	2. Kỹ năng:
	Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
	II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hướng dẫn học bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS phát biểu hiểu biết cơ bản về Hồ Xuân Hương?
- GV nhận xét và bổ sung:
+Quê hương: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
+Gia đình: Nhà Nho nghèo.
+Bản thân:
 . Đi nhiều và giao lưu rộng rãi.
 . Tính tình phóng túng.
 . Nhiều bất hạnh (tình duyên).
HĐ2
- GV cho HS phát biểu các từ ngữ cần phân tích trong từng cặp câu? 
* Những từ ngữ: “dồn, trơ, cái hồng nhan” có giá trị biểu cảm ra sao ?
- HS phân tích hình ảnh đối lập: “Cái hồng nhan”><”nước non”
- Tâm trạng con người lúc ấy như thế nào?
- Hình ảnh “chén rượu hương đưa”; “vầng trăng bóng xế” cho em biết được tâm trạng tác giả như thế nào ?
- HS phát biểu, GV tổng hợp.
- Câu 5, 6 có kết cấu cú pháp như thế nào? Nhận xét của em về nhưng hình ảnh trong hai câu thơ này ?
- GV gợi lại bài tập tiết trước để HS phân tích.
- “xuân” gợi cho ta điều gì? Nhận xét của em về cách diễn đạt và qua đó cho biết tâm trạng của nhà thơ ?
- GV gợi ý nghĩa từ “lại”, “lại” để HS trả lời câu hỏi .
- Nhận xét về nghệ thuật bài thơ này ?
- GV gợi ý và rút ra ý nghĩa của văn bản.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
 - Hồ Xuân Hương là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh.
 - Thơ của Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
2.Tác phẩm:
 - Trong chùm thơ tự tình.
 - Nhan đề: Tự tình là bộc lộ tâm tình.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Hai câu đề:
 - Bối cảnh không gian, thời gian.
 - Nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.
b. Hai câu thực:
 - Gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn tropng đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng.
 - Nỗi chán chường, đau đớn, ê chề.
c. Hai câu luận:
- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của con người mang sẵnniềm phẫm uất.
 - Bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận.
d. Hai câu kết:
 - Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc.
 - Nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
2. Nghệ thuật:
 - Sử dụng từ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động.
 - Đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
3. Ý nghĩa văn bản:
 Bản lĩnh của Hồ Xuân Hương thể hiện qua tân trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khát khao được sống hạnh phúc.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- Bản lĩnh của HXH được thể hiện như thế nào trong những vần thơ buồn tê tái này?
	- Soạn bài: Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến.
Tiết 07
Đọc thêm: CÂU CÁ MÙA THU
 	(Nguyễn Khuyến )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước..
- Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
	- Phân tích, bình giảng thơ.
	3.Thái độ:
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
- HS trả lời – GV tổng hợp.
HĐ2
- Chia lớp thành 4 nhóm: tìm hiểu nội dung tựng cặp câu.
- HS trao đổi – trả lời.
*Hài hòa: ao thu nhỏ - thuyền câu bé; gió nhẹ - sóng gợn tí ; trời xanh - nước trong ; khách vắng teo – người ngồi câu im lặng
* Cảnh thu được nhìn từ con mắt của một người ngồi trong ao: có ao, có thu, có nước trong veo, có chiếc thuyền câu nhỏ.
- vận dụng từ láy : tăng tính nhạc, tạo sự thuần Nôm: lạnh lẽo – không hẳn nói về cái lạnh của nước mà nói về không khí có vẻ đượm hiu hắt; Tẻo teo – rất nhỏ và vần “eo” thu hẹp không gian; lơ lửng
– vừa gợi hình ảnh đám mây vừa gợi trạng thái phân vân hay mơ màng của nhà thơ.
* Cá đâu? Có cá đâu? – đớp động dưới chân bèo.
- Qua việc tìm hiểu văn bản, em hãy cho biết nghệ thuật chính của bài thơ?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
 - Nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc.
 - Được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”.
2. Tác phẩm:
 - Đề tài: mùa thu.
 - Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
 1. Nội dung:
 - Hâi câu đề: 
 + Mùa thu vừa đối lập vừa cân đối, hài hoà. 
 + Rung cảm của tác giả trước cảnh đẹp mùa thu.
 - Hai câu thực:
 + Mùa thu với hình ảnh sóng biếc gợn thành hình.
 + Lá vàng rơi thành tiếng gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu.
 - Hai câu luận:
 + Không gian được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu.
 + Nét đặc trưng của cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ thanh, cao, trong, nhẹ
- Hai câu kết:
 + Hình ảnh ông câu cá trong không gian thu tĩnh lặng.
 + Tâm trạng u buồn trước thời thế.
2.Nghệ thuật:
 - Bút pháp thuỷ mặt Đường thi và vẽ đẹp thu trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh.
 - Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- Theo Xuân Diệu trong ba bài thơ thu chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, Thu điếu “điển hình hơn cả”. Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của nhà thơ.
	- Xem bài: Phân tích đề, lập dàn ý trong bài văn nghị luận.
Tiết: 08
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Các nội dung cần tìm hiểu trong một đề văn nghị luận.
	- Cách xác lập luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận.
	- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn nghị luận.
	- Một số vấn đề xã hội, văn học
	2. Kỹ năng:
	- Phân tích đề văn nghị luận.
	- Lập dàn ý bài văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy - Trò 
Nội Dung cần đạt
HĐ1
- Trước khi phân tích đề cần có những thao tác nào ? 
- Các bước của phân tích đề được thể hiện cụ thể như thế nào ?
- Hãy nói rõ từng bước phải làm như thế nào ? Lấy ví dụ minh họa.
- HS đối thoại theo cặp.
* TÌM Ý. 
- Tìm ý hay còn gọi là lập ý. Lập ý là xác định luận điểm (ý lớn), luận cứ (ý nhỏ) và luận chứng (ý nhỏ hơn). Luận chứng thường là dẫn chứng.
- Muốn tìm được ý, người ta phải căn cứ vào lập luận (thao tác) của từng đề. 
- Tham khảo dàn ý trong sgk 
HĐ2
- HS thảo luận, trình bày.
- GV hướng dẫn, nhận xét, tổng hợp
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1.Phân tích đề:
- Ba thao tác trước khi phân tích đề:
 + Đọc kĩ đề bài
 + Gạch chân các từ quan trọng 
 + Ngăn vế (nếu có)
- Phân tích đề có bốn bước:
 + Kiểu đề.
 + Xác định yêu cầu nội dung (vấn đề nghị luận).
 + Yêu cầu về hình thức (kiểu bài).
 + Phạm vi, giới hạn bài viết.
2. Lập dàn ý:
1.Xác lập luận điểm.
2.Xác lập luận cứ.
3.Sắp xếp luận điểm, luận cứ. 
II. LUYỆN TẬP:
1.Bài 1/24
 - Phân tích đề: (ý 2 phần 1)
 - Lập dàn ý:
 + Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa:
 ->Quang cảnh: xa hoa, tráng lệ
 ->Sinh hoạt: lễ nghi, khuôn phép
 + Thái độ phê phán của tác giả.
2. Bài 2/24
 - Phân tích đề: (ý 2 phần 1)
 - Lập dàn ý:
 + Ngôn ngữ hài hoà, tự nhiên, linh hoạt
 ->Nâng cao khả năng diễn đạt thơ Nôm
 ->Nhiều từ thuần Việt
 ->Nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, ca dao
 + Cảm nghĩ: Sự sáng tạo đã khẳng định vị thế của HXH trong nền văn học, văn học TĐ. XD mệnh danh cho là ‘Bà Chúa thơ Nôm”
	4. Hướng dẫn tự học:
Ký duyệt
	- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn số 1.
	- Xem bài thao tác lập luận phân tích.

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc