Giáo án Ngữ văn 11 tiết 87: Mộ (chiều tối) Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 87: Mộ (chiều tối) Hồ Chí Minh

MỘ (Chiều tối)

Tiết: 87 -----------------Hồ Chí Minh-------------------

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :

-Thấy được phần nào vẻ đẹp tâm hồn HCM, dù khắc nghiệt đến đâu đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.

-Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình, vừa cổ điển, vừa hiện đại của bài thơ.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

Ổn định tổ chức: sĩ số

Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng “Đây thôn Vĩ Dạ”.

Nét đẹp của bức tranh phong cảnh trong khổ thơ đầu?

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 87: Mộ (chiều tối) Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/01/2008 Mộ (Chiều tối) 
Tiết: 87 -----------------Hồ Chí Minh-------------------
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
-Thấy được phần nào vẻ đẹp tâm hồn HCM, dù khắc nghiệt đến đâu đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.
-Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình, vừa cổ điển, vừa hiện đại của bài thơ.
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Nét đẹp của bức tranh phong cảnh trong khổ thơ đầu?
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Tìm hiểu chung
-Tập “Nhật kí trong tù” viết từ mùa thu 1942->1943 – 134 bài.
-Tập thơ rất tự nhiên hình thành 2 mảng thơ: thơ viết trong tù ngục và thơ viết trên đường đi bài thơ '' Chiều tối'' thuộc chùm thơ đi đường được viết khi bị giải đi từ nhà lao tĩnh Tây sang nhà lao thiên Bảo, Chùm thơ này gồm 5 bài đây là bài thứ 3. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt luật đường.
II.Đọc hiểu văn bản :
* Hai câu 1 - 2: miêu tả cảnh chiều tối nơi núi rừng xa lạ đồng thời cũng nói lên tâm trang của nhân vật trữ tình
Để miêu tả cảnh chiều tối dùng 2 nét vẽ tạo nên 2 hình ảnh chim về rừng tìm chốn ngủ, chòm mây lơ lửng trên tầng không. Cách tả đó là bút phá chấm phá của thơ cổ chỉ với 2 nét vẽ cảnh chiều tối nơi xóm núi hiện ra vừa thoáng đãng, mênh mang, êm ả lại đượm buồn.
+ Thi liệu áng mây, cánh chim mang tính ước lệ ta liên tưởng đến những vấn thơ rất đẹp về cảnh chiều '' chim bay về núi, tối rồi'' (ca dao), '' ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi'' (Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan), '' mây trắng ngàn năm bay chơi vơi '' (Hoàng Hạc lâu - Thôi Hiệu). Khi dùng thi hiệu của thơ xưa Bác có sự sáng tạo làm cho cảnh
thơ thêm sinh động. Hai chữ;; cô vân'' gợi sự lẻ loi, cô độc của đám mây từ ''mạn2'' : chầm chậm gợi vẻ uể oải, lững thững của đám mây như vậy mây trong thơ Bác cũng có hồn có tâm trạng. Bản dịch đã bỏ qua những chữ rất gợi cảm này.
+Các hình ảnh thơ đó còn mang tính chất tượng trưng trạng thái mỏi của chim ở thời điểm này phải chăng là trạng thái mỏi của người tù sau một ngày lê bước trên đường đi đầy. Hành trình đi đày từ nhà lao này đến nhà lao khác của Người thường từ lúc gà gáy lần thứ nhất đất trời còn đêm tối và trăng sao (giải đi sớm) đến lúc này đã chiều tối mà vẫn chưa dừng chân hơn nữa những lần chuyển lao người thường bị khi trói, lúc xiềng xích đường lại xa nên sự mệt mỏi cũng dễ hiểu, trạng thái mệt mỏi đó hiện hình trong cái nhìn cánh chim.
Tâm trạng lẻ loi, cô đơn của đám mây và đó chính là tâm trạng của người tù khi trời đã tối con chim cũng đã tìm về nơi tổ ấm mà mình vẫn chưa dừng chân, vẫn bơ vơ nơi đất khách quê người. ở đây tâm trạng con người đồng điều với thiên nhiên có sự hòa hợp giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình rất quen thuộc của thơ cổ.
Hai câu thơ cũng toát lên vẻ đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình tình yêu thiên nhiên tha thiết một lòng hướng về tổ quốc, đồng bào trong bất kì hoàn cảnh nào. Có thể thấy được điều này qua cảnh và qua tâm trạng của nhân vật trữ tình tất cả đều phẳng phất buồn . Nỗi buồn của cảnh trước hết là nỗi buồn của nhân vật trữ tình xa tổ quốc, xa đồng bào nhất là lúc này ở bên nứoc nhà nhân dân đang rèn siết lầm than dưới ách 2 tên thực dân phát xít tàn bạo, phong trào CM nhất là tổ chức Việt Minh vừa nhen nhóm như là con thuyền đang rất cần người chèo lái là Bác vậy mà con người đó lại đang bị giam cầm. ở trong tù Bác cho rằng'' nhàn quá đỗi trí cao mà chẳng đáng một đồng trinh'' lại còn bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác nỗi nòng sốt ruột đó lại gặp cảnh núi rừng khi chiều tối thì không buồn sao được . Như vậy nỗi buồn của thơ Bác đã phản ánh vẻ đẹp tâm hồn người.
*Hai câu 3 - 4 : Giọng thơ chuyển đổi đột ngột nhà thơ không còn lắng lòng cảm khái cảnh ngộ bị cầm tù của mình mà mở lòng, mở hồn hướng về cuộc sống của con người đây là điểm khác biệt về bản chất của thơ HCM so với thơ cổ. Đây cũng là tứ thơ cải tạo thế giới.
Bức tranh cuộc sống con người nơi xóm núi hiện ra qua hình ảnh cô giái xay ngô bên lò lửa đỏ.
+ Cảnh vừa mang vẻ chung vừa mang nét riêng trong thơ xưa dưới cánh chim ngàn mây thường xuất hiện hình ảnh con người nhưng là ẩn sĩ đạo sĩ trong thơ lãng mạn cũng thường xuất hiện hình ảnh cô sơn nữ '' lòng buồn tựa cửa ngóng trông ai'' , '' mắt xanh mây biếc một mình tương tư''. ở 2 câu thơ của Bác cũng xuất hiện lửa, cô sơn nữ nhưng là người lao động với công việc hàng ngày vất vả mà vẫn ấm cúng. Hình ảnh đó đem đến cho bức tranh chiều tối một vẻ đẹp khỏe khắn mà thơ cổ không có.
+Bút pháp nghệ thuật của Bác trong 2 câu thơ cũng thật đặc sắc. Trong nguyên tắc câu 3 không có chữ '' tối''. Không nói tối mà vẫn diễn tả được cái tối đó là nhờ ánh sáng của lò than rực hồn. Đây là bút pháp tài tình của thơ cổ dùng sáng đê tả tối. Bản dịch thêm chữ '' tối'' làm gỉam phong vị đường thi - chữ '' bồng'' làm cho không gian sáng hẳn lên không chỉ đem lại sắc màu tương phản đầy ấn tượng với màu đen của bóng tối mà còn tỏa ra một không khí ấm ấp cho cảnh thơ. Xua tan cái lạnh, cái vắng lặng của vạn vật cũng như của lòng người. Thơ cổ gọi đây là '' nhãn tự'' của bài thơ.
Giữa câu 3 và câu 4 có những cụm từ được lặp lại theo hình thức độc đáo '' ma bao túc'', '' bao túc ma hoàn''. Hình thức nghệ thuật này đã tạo nên kết cấu vòng tròn gọi sự cảm nhân về vòng quay đều đều của chiếc cối xay ngô, vừa ghi nhân đức tính cần mẫn của người lao động, vừa gọi sự vận động của (t). (t) ngày càng trôi đi mà người tù vẫn chưa được dừng chân.
- Cảnh thơ cho ta thấy được tấm lòng của người làm thơ rất vui niềm vui đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
+ Trước hết là vẻ đẹp của một tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống, 2 câu thơ ghi lại cảnh cuộc sống gia đình nơi xóm núi thật ấm cúng dù đó chỉ là cảnh lao động. Điều đó chứng tỏ trên bước đường cách mạng người cộng sản vĩ đại ấy vẫn có một khoảng chân lọ dành cho t***. Về 2 câu thơ này Hòai Thanh nhận xét: '' Những hình ảnh như thế không thiếu gì xung quanh ta nhưng thường nó vẫn trôi qua ddi, không có một tấm lòng đời sâu sắ không thể nào ghi lại được''.
+ Đó còn là một vẻ đẹp của một tâm hồn nhân hậu giàu đức hi sinh niềm vui của Bác trong lúc này không phải xuất phát từ cảnh ngộ riêng bởi lúc đó (t) đã tối nỗi mệt mỏi càng tăng lên làm soa người có thể vui được, niềm vui đó có được từ cảnh lao động vất vả mang ấm cúng của người dân. Trong nhật kí trong tù'' có nhiều bài như thế (liên hệ đến các bài thơ: giữa đường đáp thuyền đi huyện ung nhận xét về vẻ đẹp này của Bác, Tố Hữu viết)
'' Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa''
'' Nâng niu tất cả chỉ quên mình''
(Bác ơi!)
III. kết luận :
- Bài thơ thể hiện nhiều nét đẹp trong tâm hồn HCM . tình yêu thiên nhiên, tình yêu đời, tình yêu cuộc sống. Trên hết là tình yêu nước, yêu nhân dân của một con người giàu đức hy sinh. Đó là những khía cạnh cụ thể trong bức chân dung tự họa của con người HCM ở '' Nhật kí trong tù''
- Trong bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển'' con người hiện đại. Vẻ đẹp cổ điện thể hiện trong cái gì hưonứg về tự nhiên. Bút pháp thơ cổ tả cảnh ngụ tình, chấm phá. Thủ pháp dùng ánh sáng để tả bóng tối: dùng nhân tự trong bài thơ. Vì thế chỉ có 2 chữ nhưng bài thơ có sức gợi lớn không chỉ nói về cảnh mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình. T/c hiện đại bộc lộ trong cách xây dựng tượng thơ. Trong bài thơ có sự vận động trong không gian và (t) từ lúc chiều tối đến khi trời tối hẳn, không gian từ ảnh chiều buồn nơi núi rừng sang cảnh lao động ấm áp của con người, từ cảnh /* đến sự sống. Trên cảnh thiên nhiên rộng lớn đó sự sống của con người * tự , thành trung tâm tỏa ấm nóng. Như vậy không phải TN làm chủ mà là con người làm chủ thể. Tư tưởng người làm thơ cũng vận động từ buồn đến vui, từ cô đơn đến hòa hợp. Đó cũng là biểu hiện nét chung cho phong cách nghệ thuật HCM . Từ hình tượng nghệ thuật đến tư tưởng luôn vận động một cách tự nhiên hướng về ánh sáng.
- Vẻ đẹp của bài thơ có tác dụng rất lớn đối với con người đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn Bác. Trong bất cứ hoàn cnảh nào cũng phải làm chủ mình, phải vượt lên.
Củng cố: ghi nhớ
Hướng dẫn học bài: Từ ấy.
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • doc87. Mo (HCM).doc