Giáo án Ngữ văn 11 tuần 31

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 31

Tuần 31

Tiết 106,107

BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC

 (Ph.Ăng–Ghen)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

- Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.

 - Tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác.

2. Kĩ năng :

Đọc – hiểu văn theo đặc trưng thể loại.

- Nắm được nghệ thuật lập luận của Ăng ghen

3.Thái độ :

Nhận thức được những đóng góp quan trọng của Các Mác đối với lịch sử nhân loại

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 5 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1111Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Tiết 106,107
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC
 (Ph.Ăng–Ghen)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : 
- Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.
	 - Tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác. 
2. Kĩ năng : 
Đọc – hiểu văn theo đặc trưng thể loại.
- Nắm được nghệ thuật lập luận của Ăng ghen
3.Thái độ : 
Nhận thức được những đóng góp quan trọng của Các Mác đối với lịch sử nhân loại
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
	Hoạt động của GV – HS	
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Hiểu biết cơ bản về Ăng–ghen và Các Mác?
* Các Mác (1818-1885)Nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại người Đức. Có đóng góp rất lớn cho cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản. “Là người thầy, lãnh tụ vĩ đại nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới” (Lê Duẩn)
-> Tình bạn của Các Mác và Ăng - ghen là tình bạn vĩ đại và cảm động nhất của hai nhà thiên tài, hai nhà cách mạng.
- Bố cục: 
+ Phần 1: Sự trống vắng và mất mát của giai cấp vô sản và nhân dân thế giớ khi Mác qua đời.
+ Phần 2: Đánh giá ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.
+ Phần 3: Giải thích vì sao Mác bị nhiều người thù ghét và vu khống nhưng lại không có kẻ thù cá nhân. Đánh giá sự bất tử của Mác.
* Quan niệm về hạnh phúc của Mác : 
- Hạnh phúc là đấu tranh.
- Người nào đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất thì người đó là kẻ hạnh phúc nhất.
HĐ2
- HS thảo luận về ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.
- Đại diện trình bày, nhận xét.
- GV hướng dẫn và tổng hợp: Nội dung cụ thể của quy luật :
+ Đó là lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế xã hội
+ Đó là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và thượmg tầng kiến trúc
+ Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra cơ sở để phát triển thượng tầng kiến trúc tương ứng.
-> Phát hiện mới mẻ, quan trọng đến mức vĩ đại. Nó làm đảo lộn và phá sản tất cả các cách giải thích về lịch sử xã hội trước đó và đương thời. Nó trở thành hạt nhân của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
+ Tác dụng của cống hiến: mang tầm vi mô, rất mới mẻ và tinh vi. Đó là qui luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đương thời và của xã hội tư sản do phương thức ấy đẻ ra.
+ Mác không chỉ là một nhà bác học, nhà tư tưởng vĩ đại mà còn là nhà cách mạng. Ông vừa là người thầy, người đồng chí, người bạn kính trọng tin tưởng và thân yêu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
- Nhận xét về thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác?
- GV: Mác có nhiều kẻ thù vì chúng bị vạch trần chân tướng, chúng căm ghét, run sợ vì đó là sự thật mà chúng không thể chối cãi hay bác bỏ. Mác không có kẻ thù riêng vì mục tiêu phê phán, đấu tranh của Mác là xã hội tư sản và học thuyết phản động, duy tâm phản khoa học của chúng, chứ không phải một cá nhân cụ thể nào.
->Hàng triệu người: Giai cấp công nhân, nhân dân lao động toàn thế giới thương tiếc ông, chính là bằng chứng hùng hồn nhất chứng tỏ sức mạnh và sự bất tử của học thuyết Mác.
- Nhận xét về nghệ thuật?
- HS phát biểu, GV tổng hợp.
- Ý nghĩa của văn bản?
- HS phát biểu và bổ sung.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:
- Ăng-ghen (1820-1895), nhà triết học lớn người Đức, người bạn thân thiết của Các Mác;
- Nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong trào công nhân Quốc tế cộng sản.
3. Ba cống hién vĩ đại của Các Mác:
- Nhan đề: Do nhà biên soạn sách đặt
- Là bài điếu văn - chính luận do Ăng-ghen đọc trước mộ Các Mác tại nghĩa trang Hai – ghết (Luân Đôn - Anh)
-> Đánh giá cống hiến vĩ đại của Mác, biểu lộ lòng tiếc thương của những người cộng sản trước tổn thất to lớn này.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Ba cống hiến vĩ đại của Mác:
- Tìm ra qui luật phát triển của lịch sử loài người. 
- Tìm ra giá trị thặng dư (m) và qui luật của giá trị thặng dư. 
- Mác đã kết hợp giữa lí luận với thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động.
b. Thái độ và tình cảm của Ăng-ghen:
- Trân trọng, đánh giá rất cao vai trò và những cống hiến vĩ đại của Mác.
- Đề cao nhân cách và bản lĩnh của Mác.
- Nỗi xót thương chân tình, cảm động.
-> Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại.
2. Nghệ thuật:
- Sự chặt chẽ của lập luận và nhưngc biện pháp so sánh tăng tiến.
- Văn chính luận giàu chất biểu cảm.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Với những đóng góp to lớn, Mác trở thành nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng vĩ đại;
- “Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi”.
4. Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm và kể một số câu truyện về cuộc đời của Mác.
- Đọc Phong cách ngôn ngữ chính luận.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : 
- Kiến thức chủ yếu một số loại văn bản thường gặp.
	 - Khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận.
- Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
2. Kĩ năng : 
- Nhận biết và phân tích đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ chính luận.
- Nhận biết và phân tích những biểu hiện của đặc trưng cơ bản ngữ chính luận. 
- Viết văn nghị luận chính trị xã hội. 
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc và làm bài luyện tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
	Hoạt động của GV – HS	
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS đọc mục các đoạn trích và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV tổng hợp chung.
- HS đọc mục 2 và Xác định phạm vi, mục đích, đặc điểm của ngôn ngữ chính luận ? 
GV chuẩn xác kiến thức.
* Phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác:
+ Ngôn ngữ trong các văn bản khác là để bình luận về một vấn đề nào đó được quan tâm trong đời sống xã hội, trong văn học dựa trên hình thức nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học).
+ Ngôn ngữ chính luận: dùng trình bày một quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị.
HĐ2
- HS thảo luận bài tập1,2.
- GV gọi bất kỳ HS lên bảng.
- GV gợi ý đề các em khác nhận xét, bổ sung.
- GV gợi ý để HS về hoàn thành.
I. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
1. Tìm hiểu văn bản chính luận:
- Thể loại: Văn bản chính luận
- Mục đích: Thuyết phục người đọc bằng lí lẽ và lập luận dựa trên quan điểm chính trị nhất định.
- Thái độ người viết: Người viết có thể bày tỏ thái độ khác nhau tuỳ theo nội dung, nhưng nhìn chung bao giờ cũng thể hiện thái độ dứt khoát trong cách lập luận để giữ vững quan điểm của mình. 
- Quan điểm người viết:  Dùng những lí lẽ và bằng chứng xác đáng để không ai có thể bác bỏ được à có sức thuyết phục lớn đối với người đọc. 
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:
- Phạm vi sử dụng: Ngôn ngữ chính luận được dùng trong các văn bản chính luận và các loại tài liệu chính trị khác Tồn tại ở cả dạng viết và dạng nói.
- Mục đích- đặc điểm: Ngôn ngữ chính luận chỉ xoay quanh việc trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hoá xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: Phân biệt khái nịêm: 
Nghị luận
Chính luận
- Là thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt- một kiểu bài làm văn trong nhà trường.
- Thao tác được sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi trình bày, diễn đạt.
- Là phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và tồn tại như một phong cách độc lập, do cách thức sử dụng ngôn ngữ đã hình thành những đặc trưng tiêu biểu.
- Thao tác chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị
Bài tập 2,3:
4. Hướng dẫn tự học:
- Hoàn thành bài tập 2,3 và tìm một số văn bản chính luận đã học.
- Đọc và soạn Một thời đại trong thi ca.
Duyệt tuần 31 - 28/3/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docT31.doc