TRÀNG GIANG (Huy Cận)
Tiết: 82
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :
1. Cảm nhận được vẻ đẹp đầy sức gợi của bức tranh Tràng giang, cảm nhận được nỗi buồn, tình cảm quê hương đất nước của nhà thơ.
2. Khơi dây tình yêu quê hương đất nước.
3. Rèn kỹ năng phân tích thơ.
B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức: sĩ số
Ngày soạn: 18/01/2009 Tràng giang (Huy Cận) Tiết: 82 ------------------------------------ A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh : 1. Cảm nhận được vẻ đẹp đầy sức gợi của bức tranh Tràng giang, cảm nhận được nỗi buồn, tình cảm quê hương đất nước của nhà thơ. 2. Khơi dây tình yêu quê hương đất nước. 3. Rèn kỹ năng phân tích thơ. B.Các bước lên lớp: ổn định tổ chức: sĩ số Kiểm tra bài cũ: Phân tích bài thơ “vội vàng” để thấy được ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm ? Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Nêu những nét cơ bản về tác giả ? Tập thơ nào đánh dấu vai trò quan trọng của nhà thơ trong thơ mới ? Giới thiệu xuất xứ , cảm hứng , nhan đề bài thơ ? -Đọc nhân đề gợi cho em cảm nhận được điều gì? -Lời đề từ có ý nghĩa gì? Âm hưởng chung của bài thơ là gì? (Buồn) -Nỗi buồn được miêu tả qua nhưng hình ảnh nào? Thơ là tiếng lòng tác giả, vậy tiếng lòng của HC là gì? -Nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? I –Tìm hiểu chung: 1. Tác giả Huy Cận ( Cù Huy Cận) 1919 - 200 Quê Hà Tĩnh. - Trước cách mạng: làm thơ viết phê bình văn học , học trường Cao đẳng Canh Nông. - Từ 1942 hoạt động phong trào sinh viên yêu nước hoạt động cách mạng nhiệt tình. - Sau cách mạng giữ nhiều chức vụ quan trọng trọng hội văn học nghệ thuật và Bộ Chính trị. Từ 1958 trở đi sáng tác dồi dào mạnh mẽ. *. Thơ Huy Cận: + Trước cách mạng: Tập lửa thiêng nỗi buồn sâu nặng thể hiện sự gắn bó với quê hương đất nước. + Sau cách mạng: Các tập thơ thể hiện niềm lạc quan cách mạng. 2-Bài thơ: Tràng giang. -Rút trong tập Lửa thiêng (tập thơ khẳng định vị trí nhà thơ trong làng thơ mới). - Bài thơ là tác phẩm tiêu biểu trước cách mạng của Huy Cận. - Cảm hứng: Ra đời từ cảm hứng từ một buổi chiều trên bến Chèm - sông Hồng. - Nhan đề: + Sông dài rộng. + Mang màu sắc ý vị trang trọng cổ điển . - Lời đề từ: Tô đậm ý nghĩa nhan đề. II - đọc hiểu văn bản: 1. Khổ 1: - Sóng tràng giang: Hình ảnh cổ kính mang âm hưởng thơ cũ. -Buồn điệp điệp: Láy kết hợp âm điệu trầm buồn, tô đậm dòng sông mênh mông dài rộng ùa nỗi buồn triền miên không dứt đồng thời có tính chất tạo hình: Vẽ lên những đợt sóng trải dài nhấp nhô. - Thuyền về nước lại - đối - chỉ sự chia lìa của cảnh vật - làm tăng thêm nỗi buồn sâu nặng trong lòng nhà thơ. - Củi: Hình ảnh mới - một cành khô tạo ấn tượng sự vật nhỏ nhoi tội nghiệp. - Đối: một cành - mấy dòng: khiến củi trở nên bé nhỏ , lạc lõng => khiến người đọc liên tưởng đến những kiếp người bé nhỏ giữa dòng đời mênh mang. *Tóm lại: Khổ 1 là cảnh sông nước mênh mang chia lìa, là nỗi buồn sâu nặng của thi nhân. 2. Khổ 2: Hình ảnh thơ đậm nét cổ điển: cồn, gió, trời hiu hắt vắng vẻ mang đậm âm hưởng thơ Đường gợi nỗi buồn sâu nặng da diết tô đậm vẻ tàn tạ vắng vẻ chia lìa: - Hình ảnh mới: sâu chót vót tạo không gian ba chiều không gian cao vời vợi sâu thăm thẳm. * Tóm lại: người buồn, cảnh buồn trên dòng sông. 3. Khổ 3: Hình ảnh: Bèo, đò ngang, bờ xanh, bãi vàng mang tính chất ướt lệ, gợi không khí vừa cổ kính vừa gần gũi quen thuộc. - Cách nối phủ định: Kết hợp từ láy nhấn mạnh khung cảnh vắng vẻ chia lìa và cái cô đơn rợn ngợp không có sự gặp gỡ tình người. - >Nỗi buồn đi vào chiều sâu đòi hỏi sự sẻ chia. 4. Khổ 4: - Hình ảnh: Mây đùn, núi bạc gợi nhớ một câu thơ Đường: “mặt đất mây đùn cửa ải xa ” - Chim nhỏ: một hình ảnh vừa quen thuộc vừa hiện đại - bóng chiều sa trên đôi cánh chim , giàu chất tạo hình: không gian ba chiều nhấn mạnh sự cô đơn lẻ loi. - Từ láy: “ Lớp lớp ” -> gợi thị giác “ dờn dợn ” -> gợi xúc giác => Cảm giác thực, tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. - ý vị cổ điển, âm hưởng thơ Đường qua hai câu cuối cụ thể hoá nỗi buồn: thương nhớ quê hương gia diết cháy bỏng. III - Tổng kết. Bài thơ kết hợp giữa thơ ca cổ và hiện đại bộc lộ nỗi buồn tủi trân trọng của một con người yêu quê hương đất nước tha thiết sâu lắng thầm kín. Tràng giang là một bài thơ ca ngợi non sông đất nước, từ đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc (Xuân Diệu). Củng cố: ghi nhớ Hướng dẫn học bài:Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: