Giáo án Ngữ văn 11 chuẩn tiết 41+ 42: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Giáo án Ngữ văn 11 chuẩn tiết 41+ 42: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

 Nguyễn Tuân

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.

2. Về kỹ năng: Giúp HS hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.

II. Phương tiện thực hiện:

GV: SGK + SGV Ngữ văn lớp 11.

HS: SGK + Bài soạn.

III. Phương pháp thực hiện:

 Diễn giảng, nêu vấn đề, trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra khâu giải bài tập ở nhà ( bài 5) và soạn bài mới.

2. Vào bài mới:

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 202764Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 chuẩn tiết 41+ 42: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11-Tiết 41, 42
Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 --------aðb-------- Nguyễn Tuân
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
2. Về kỹ năng: Giúp HS hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.
II. Phương tiện thực hiện:
GV: SGK + SGV Ngữ văn lớp 11.
HS: SGK + Bài soạn.
III. Phương pháp thực hiện:
	Diễn giảng, nêu vấn đề, trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra khâu giải bài tập ở nhà ( bài 5) và soạn bài mới.
2. Vào bài mới:
Em nhớ gì về Cao Bá Quát? ( Cao Bá Quát là một con người thông minh, nổi tiếng học giỏi, rất mực tài hoa, văn hay chữ tốt, nhưng do không chấp nhận triều đại phong kiến thối nát lúc bấy giờ, nên ông đã lãnh đạo nông dân Sơn Tây khởi nghĩa chống lại triều đình, rồi sau đó bị giết, bị triều đình Tự Đức ra lệnh tru di tam tộc. Đối với giai cấp pk thống trị, Cao Bá Quát là tên phản nghịch, nhưng đối với nhân dân, ông là một con người khí phách, tài hoa). Từ nguyên mẫu ấy, Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật Huấn Cao, một hình tượng đẹp trong tác phẩm “Chữ người tử tù”...
Họat động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Tiết 1:
Họat động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.
 - GV: Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân? Kể những tác phẩm tiêu biểu?
è GV chốt lại: Nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến một trí thức giàu lòng yêu nước và có tinh thần dân tộc cao: ông từng phản đối việc các giáo sư người Pháp nói xấu người Việt; ông yêu tiếng mẹ đẻ, yêu những kiệt tác văn học nước nhà, yêu nhạc điệu dân gian; ông yêu cảnh đẹp quê hương, những thú chơi tao nhã, những món ăn truyền thống; ông đi nhiều và tham gia nhiều các hoạt động xã hội như: viết báo, viết văn, đóng phim, đóng kịch Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học khá phức tạp, nhất là ở giai đoạn trước CM8. Chán ghét xã hội Tây Tàu nhố nhăng, ông bộc lộ sự bất hòa bằng ngòi bút. Nguyễn Tuân dường như bước vào nghề văn là để xác lập một cá tính riêng, một phong cách nghệ thuật không lẫn với ai. Trước CM8, phong cách ấy có thể gói gọn trong một chữ “ngông”. Một cái ngông có sự tiếp nối tư tưởng của Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà trước kia. Ngông nên thích hành động, nói năng, viết lách khác đời, thậm chí ngược đời. Làm ngược đời để có thể trổ hết tài hoa, uyên bác hơn đời. Cậy tài khoe chữ, ấy là ý thức của kẻ chơi ngông. Nguyễn Công Trứ ngày xưa từng viết: “Trời đất cho ta một cái tài / Giắt lưng dành để tháng ngày chơi”. Còn Tản Đà xem ra rất tự hào về tài văn chương của mình: “Chư tiên ao ước tranh nhau dặn / Anh gánh lên đây bán chợ trời”. Tính chất tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trước hết thể hiện ở cách tiếp cận con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ, và ở cách tiếp cận cảnh vật thiên nhiên nghiêng về phương diện văn hóa- nghệ thuật- thẩm mĩ. Đứng trước đối tượng cần thể hiện, ông thường quan sát và miêu tả bằng con mắt của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau: lịch sử, địa lí, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo, điện ảnh Ngòi bút tài hoa này luôn săn tìm cái đẹp, nhưng phải là cái đẹp mới lạ, đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ. Gặp nhiều hiện tượng như vậy, cảm hứng bốc cao, Nguyễn Tuân liền tung ra tất cả cái kho ngôn ngữ phong phú của mình, để quyết đua tài với tạo hóa. Phong cách Nguyễn Tuân như vậy, nên cũng đã tự tìm đến một thể tài thích hợp với nó: thể tùy bút- một thể văn hết sức tự do phóng túng, và nhân vật trong đó chính là cái “tôi” của người cầm bút- tác giả mạnh dạn gọi đó là “chơi lối độc tấu”. Giống như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát trước kia, đã từng tìm đến với thể hát nói để tiện bộc lộ hết cá tính phóng túng của mình. Trước CM8, Nguyễn Tuân cho rằng cái đẹp chỉ có trong quá khứ “Vang bóng một thời”. Ông quan niệm trong xã hội hiện đại, đồng tiền và văn minh cơ khí không cho phép cái đẹp tồn tại được. Và, ông cũng cho rằng: tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người xuất chúng nhưng rơi vào lạc lõng, “sinh lầm thế kỉ”. Sau CM8, Nguyễn Tuân không đối lập quá khứ với hiện tại nữa, ông tìm thấy cái đẹp cả trong quá khứ lẫn hiện tại và tương lai. Ông cũng đã nhận ra tài hoa nghệ sĩ có cả trong nhân dân đại chúng, như: anh bộ đội, chị dân quân, anh công nhân cầu đường, hay ông lái đò trên sông Đà
- GV: Dựa vào Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu lại vài nét chính về tập truyện “Vang bóng một thời”?
è GV chốt lại: “Vang bóng một thời” khi in lần đầu vào năm 1940 gồm 11 truyện ngắn, là tp kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước CM8. Nhân vật chính trong tập truyện phần lớn là những nho sĩ cuối mùa, những con người tài hoa, bất đắc chí. Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữa buổi “Tây Tàu nhố nhăng”, con người này, mặc dù buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời. Họ không chịu a dua theo thời, không chạy theo danh lợi mà cố giữ “thiên lương”(tức là lương tâm, là bản tính tốt tự nhiên của con người), và “sự trong sạch của tâm hồn”. Họ dường như cố ý lấy “cái tôi” tài hoa ngông nghênh của mình để đối lập với xã hội phàm tục; phô diễn lối sống đẹp, thanh cao của mình như một thái độ phản ứng trật tự xã hội đương thời. Trong số những con người tài hoa ấy, nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất. 
- GV: Em hãy cho biết xuất xứ của truyện ngắn Chữ người tử tù? 
è GV chốt ý, ghi bảng.
- GV: Qua việc đọc trước tác phẩm ở nhà, em hãy tóm tắt ngắn gọn cốt truyện?
è GV nhận xét, chốt lại bằng bảng phụ
Họat động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- GV nêu: Văn bản truyện khá dài, trong quá trình triển khai, chúng ta sẽ kết hợp đọc một số đoạn tiêu biểu. 
- GV cung cấp khái niệm “Tình huống truyện”: Truyện có 3 nhân vật: tử tù, quản ngục và thầy thơ lại, xoay quanh chuyện xin chữ và cho chữ. Nhưng chuyện xin chữ và cho chữ ở đây lại diễn ra trong một tình huống hết sức đặc biệt, có đúng không?. Cô cung cấp cho các em nắm về tình huống truyện- đó là cái tình thế xảy ra truyện, là một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc, là cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người. Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó, nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm. 
 ? Vậy tình huống của truyện Chữ người tử tù là gì? Tình huống này có tác dụng ra sao trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
è GV chốt lại: Tình huống truyện độc đáo: hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, hoàn toàn đôi lập với nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn, nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai đều có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt hai nhân vật này trong một cuộc gặp gỡ kì lạ: tình thế đối địch giữa tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, làm sáng ỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 7 phút về câu hỏi: 
 ? Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao được thể hiện trên những phương diện nào?. Qua nhân vật Huấn Cao, em có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?.
è GV chốt lại: 3 bình diện:
- Tài hoa nghệ sĩ.
- Khí phách anh hùng.
- Nhân cách trong sáng, cao cả.
 ? Em hãy phân tích, chứng minh vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ qua những chi tiết tiêu biểu?
è GV chốt lại: Nghệ thuật thư pháp là nghệ thuật viết chữ Hán ( Nho) bằng bút lông với mực đen; viết trên giấy bản, giấy dó hoặc khắc trên gỗ, liễn, hoành phi ( những biển gỗ có khắc chữ Hán lớn, thường treo ngang giữa gian nhà); viết như vậy có khi để thờ, có khi để trang trí, để thưởng ngoạn ngắm chơi như bức tranh chữ. Nghệ thuật thư pháp cổ có truyền thống lâu đời ở phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Nét chữ, cách viết- thể hiện tài hoa, tâm hồn, nết người, tính cách, bản lĩnh, mơ ước của người viết. Ở Việt Nam, trong thời kì phong kiến, nghệ thuật thư pháp cũng khá phát triển. Cao Bá Quát là nhà nho nổi danh về tài thư pháp. Đầu thế kỉ XX, ở nước ta, thư pháp suy tàn. Trong bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã đề cập về thực trạng này. Đến đầu thế kỉ XXI, nghệ thuật này mới dần được phục hồi. Hiện nay, nghệ thuật thư pháp Việt Nam đang trên đà phát triển (còn mở rộng ra cả thư pháp chữ quốc ngữ; thư pháp chữ Anh, Pháp, Nga). Thư pháp là một thứ nghệ thuật cao sang, dành cho văn nhân, tài hoa, tài tử. Và, thư pháp vốn chỉ diễn ra ở đài cát, viện sảnh, ở chốn thư phòng, ở nơi sang trọng; không bao gờ diễn ra ở nơi chết chóc, tối tăm, bẩn thỉu. Ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm tư tưởng và nghệ thuật của mình: kính trọng và ngưỡng mộ những bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của cha ông.
 ? Em hãy phân tích, chứng minh vẻ đẹp khí phách của Huấn Cao qua những chi tiết tiêu biểu?
è GV chốt lại: Huấn Cao hiện lên trong thiên truyện với một bóng dáng lồng lộng, đầy khí phách, là một kẻ sĩ “chọc trời khuấy nước”, có cái hoài bão tung hoành. Khi bị bắt, cổ đeo gông, chờ ngày xử chém, vẫn hiên ngang qua hành động dỗ gông, không hề biết sợ sệt. Qua lời viên quản ngục nói với thầy thơ lại, càng làm nổi bật cái tài và khí phách của Huấn Cao: “Thầy có nghe người ta đồn Huấn Cao ngoài cái tài viết chữ tốt, lại có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?”. Trong tù, Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm. Và, còn hơn thế, ông ung dung nhận rượu thịt của quản ngục mà vẫn mắng đuổi quản ngục:“Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều: Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Rõ ràng, đây là khí phách của một nhà nho tiết tháo.
 ? Em hãy phân tích, chứng minh vẻ đẹp nhân cách của Huấn Cao qua những chi tiết tiêu biểu?
èGV chốt lại: Ông có ý thức rất rõ đối với những người xin chữ, có một thái độ trọng nghĩa khinh lợi, không phung phí cái tài của mình: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ”. “Tính ông vốn khảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Nhất sinh, ông mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Tuy vậy, khi ông cảm nhận được tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, thì ông lại bằng lòng cho chữ:“Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Ông cũng không chấp nhận sự lẫn lộn giữa cái đẹp và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác. Ông đã khuyên viên quản ngục “nên thay chốn ở”, “thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi nghĩ đến chuyện chơi chữ”. 
? Qua nhân vật Huấn Cao, em có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?.
 Ä G ... ại còn có “biệt nhỡn đối với Huấn Cao”. Trước thái độ nhâng nháo, tàn nhẫn, hách dịch của bọn lính ngục, ông chỉ nhẹ nhàng mà nghiêm trang nói: “Việc quan, ta đã có phép nước. Các chú chớ nhiều lời”. Văn chương lãng mạn tiền chiến thường sử dụng thủ pháp tương phản đối lập để làm nổi bật nghịch lí của hoàn cảnh, bi kịch của số phận. Nguyễn Tuân cũng vậy, qua cảnh nhận tù, đã tương phản giữa ngục quan và lũ lính ngục, đối lập “cái thuần khiết” với “đống cặn bã”, “người có tâm điền tốt” với “lũ quay quắt”. Qua đó làm nổi bật nhân cách tốt đẹp của quản ngục, khác nào “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Nửa tháng tử tù Huấn Cao sống trong trại giam đã được thầy quản “biệt đãi” như một thượng khách. Điều đó đã thể hiện thái độ tâm phục, “lòng biết giá người, trọng người ngay” của ngục quan đối với Huấn Cao. Xưa nay, bậc quân tử thường lấy chữ lễ trong giao tiếp, tự biết mình và biết người trong quan hệ. Tiếp cận với tử tù, quản ngục chân thành ngỏ ý: “Ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Bị tử tù nặng lời, khinh bạc xua đuổi, ông vẫn bình tĩnh, không nổi trận lôi đình để trả thù, không giở trò tiểu nhân thị oai, chỉ lui ra lễ phép với một câu: “xin lĩnh ý”. Huấn Cao và 5 đồng chí của ông vẫn được biệt đãi, cơm rượu lại có phần hậu hơn trước. Tại sao ngục quan lại xử sự như thế?. Vì ông tự coi mình là “kẻ tiểu lại giữ tù”, còn Huấn Cao là một vị anh hùng tài tử. Vả lại, quản ngục còn hy vọng chờ Huấn Cao nghĩ lại. Ông đã lấy câu châm ngôn của cổ nhân để ứng xử: “Tiểu bất nhẫn bất thành đại sự”. Ngục quan không “lớn” ở uy quyền mà “đẹp” ở nhân cách. Chính nhân cách văn hóa cao quý của ngục quan đã làm Huấn Cao xúc động và quý trọng. Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam tử tù là sự kì ngọ giữa khách anh hùng tài tử với kẻ biệt nhỡn liên tài. Trước cái đẹp của thư pháp, ngục quan đã thành tri âm tri kỉ của tử tù. Ngục quan khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu trên ô chữ. Ngục quan lắng nghe lời khuyên của tử tù. Ngục quan vái tử tù một vái và nói qua dòng nước mắt: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Tất cả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của ngục quan dưới ánh sáng của thư pháp và thiên lương. 
 ? Cảnh cho chữ được miêu tả như thế nào? Vì sao tác giả lại coi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? Ý nghĩa tư tưởng, nghệ thuật của cảnh cho chữ?
( Gọi HS đọc diễn cảm đoạn cảnh cho chữ ). 
è GV chốt ý:Những tương phản trong cảnh cho chữ được thể hiện đầy ấn tượng. Kẻ xin chữ là ngục quan, người đang giữ “phép nước”. Người cho chữ lại là một tử tù sắp bước lên đoạn đầu đài. Kẻ làm nghề “nhem nhuốc” lại thích chơi chữ- một sở thích vốn cao quý. Người “đi làm giặc” lại có tài viết chữ rất nhanh và đẹp, lừng danh trong thiên hạ. Trong quan hệ xã hội, Huấn Cao và quản ngục là đối địch; nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm tri kỉ. Một cuộc hội ngộ ít thấy trên đời. Về thời gian, cảnh cho chữ không diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật mà lại diễn ra giữa đêm khuya bí mật, lúc trại giam tỉnh Sơn “chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”. Về không gian, nơi Huấn Cao viết bức châm tặng quản ngục lại là phòng giam tử tù: “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Tương phản với cái tối tăm hôi hối ấy là “ánh sáng đỏ rực” của một bó đuốc tẩm dầu, là màu trắng tinh của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ căng phẳng trên mảnh ván, là mùi thơm của chậu mực bốc lên. Thơ lại gầy gò run run bưng chậu mực. Ngục quan khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang tô dậm nét chữ rất ung dung tài hoa. Hình ảnh tử tù thở dài, đỡ ngục quan đứng dậy, đĩnh đạc và chân tình khuyên quản ngục tìm về quê nhà mà ở đã, rồi hãy tính đến chuyện chơi chữ, để giữ lấy thiên lương cho lành vững. Hình ảnh ngục quan vái tử tù một vái, nước mắt ứa ra là đỉnh điểm của cảnh cho chữ. Những tương phản này mang một ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc. Nghệ sĩ có thể bị hãm hại, nhưng cái đẹp do nghệ sĩ tạo ra mãi mãi bất tử trong lòng người.Huấn Cao cho đến chết vẫn bất khuất hiên ngang, vẫn nêu cao thiên lương trong sáng.
 ? Hãy nhận xét bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân?
Họat động 3: Hướng dẫn HS củng cố bài học bằng phần ghi nhớ. 
 ( Gọi HS đọc to phần ghi nhớ )
HS trình bày
Lớp lắng nghe.
1 HS trả lời.
1 HS tóm tắt; 1 HS khác nhận xét.
HS lắng nghe.
HS trình bày
HS lắng nghe
 HS trả lời
Có thể để nhóm 1 trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Có thể để nhóm 2 trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Có thể để nhóm 3 trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Có thể để nhóm 4 trình bày, các nhóm khác bổ sung.
1,2 HS trả lời (vì quản ngục là người khát khao hưởng thụ cái đẹp, ngưỡng mộ người tài).
 HS lắng nghe
1,2 HS trả lời (biệt đãi Huấn Cao; có cái tâm trong sáng).
HS lắng nghe. 
1 HS trình bày;1HS khác bổ sung.
 HS thực hiện
 1 HS thực hiện
I. Giới thiệu:
 1. Tác giả:
	- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
 - Quê làng Mộc, nay thuộc phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
	- Sau khi học hết bậc thành chung, ông viết văn và làm báo.
	- Cách Mạng tháng Tám thành công ông đến với CM. tự nguyện dùng ngòi bút của mình phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc.
	- Từ 1948 đến 1958 ông là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.
	- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học VN hiện đại.
	- Năm 1996 Nguyễn Tuân được nhà nước được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938); Vang bóng một thời (1940); Thiều quê hương (1940); Sông Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972) 
 2. Tập truyện:“Vang bóng một thời”:
 - Gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng”.
 - Nhân vật chính là những nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”.
 - Mỗi truyện đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã , phong lưu của những nhà nho tài hoa, lỡ vận. 
=> Qua tập truyện này, nhà văn thể hiện sự nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng; bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc. 
 3. Truyện ngắn “Chữ người tử tù”
a. Xuất xứ: Trích trong “Vang bóng một thời”, tập truyện ngắn tiêu biểu và xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân trước CMT8 1945.Tác phẩm Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng. 
 b. Tóm tắt tác phẩm:
 Câu chuyện viết về một người đàn ông tên là Huấn Cao. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa viết chữ đẹp nổi tiếng và có khí phách hơn người. Ông bị bắt giam và sắp lãnh án chém vì dám cầm đầu cuộc nổi loạn. Trong những ngày còn lại, Huấn Cao gặp một viên quản ngục có tấm lòng và thích chơi chữ đẹp. Dần dần, Huấn Cao hiểu được tâm sự của viên quản ngục, và đồng ý cho chữ ông ta.Trước khi chết, Huấn Cao đã để lại cho đời một kỉ niệm: đó là chữ người tử tù.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Tình huống truyện:
- Tình huống truyện: sự tương ngộ của Huấn Cao và viên quản ngục, diễn ra nơi tù ngục.
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật vẻ đẹp Huấn Cao.
+ Làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục.
+ Thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
2. Hình tượng Huấn Cao:
a) Huấn Cao là một người tài hoa nghệ sĩ:
 Huấn Cao có tài viết chữ đẹp: được thể hiện gián tiếp qua những lời nói, thái độ, và hành động trầm trồ, ngưỡng mộ của quản ngục và thơ lại: 
-“Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”.
- “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.
- “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có cả một báu vật trên đời”.
ÄCa ngợi tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm tư tưởng và nghệ thuật của mình: kính trọng và ngưỡng mộ những bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của cha ông.
b). Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang, bất khuất:
- Dỗ gông à sự hiên ngang.
- Không vì quyền lực và tiền bạc mà ép mình viết chữ, cho chữ.
- Ung dung nhận rượu thịt của quản ngục mà vẫn mắng đuổi quản ngục:“Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều: Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.”à Khí phách của một nhà nho tiết tháo.
c). Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả (cái tâm).
- Ông có ý thức rất rõ đối với những người xin chữ, có một thái độ trọng nghĩa khinh lợi, không phung phí cái tài của mình: “Ta nhất sinh...bao giờ”.
- Ông trân trọng sở thích của viên quản ngục. Ông nói: “Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có...như vậy...thiên hạ”.
- Ông không chấp nhận sự lẫn lộn giữa cái đẹp và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác. Ông đã khuyên viên quản ngục “nên thay chốn ở”, “thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi nghĩ đến chuyện chơi chữ”.
ÄTóm lại: Huấn Cao không những hiện ra như một nghệ sĩ tài hoa mà còn là hiện thân của phẩm tiết, có “cái tâm” của một kẻ sĩ.
3. Nhân vật viên quản ngục:
a). Quản ngục là người khát khao hưởng thụ cái đẹp, ngưỡng mộ người tài:
- Chưa gặp Huấn Cao nhưng lòng ông đã kính phục.
- Khi nghe tin ngày mai Huấn Cao sẽ ra pháp trường, viên quản ngục “tái nhợt người”, gọi thầy thơ lại đến để tâm sự.
- Khi bị Huấn Cao mắng ông vẫn lễ phép rút lui.
- Thái độ kiên nhẫn dâng rượu thịt để xin chữ.
 b). Quản ngục là người có nhân cách cao đẹp:
- Phải là người có nhân cách cao đẹp mới trọng người tài và ngưỡng mộ cái đẹp đến thế.
- Nhân cách cao đẹp của viên quản ngục bộc lộ thật cảm động trong cảnh cho chữ. Nhận được chữ, trước lời khuyên chân thành của Huấn Cao, y đã khúm núm vái lạy, nhỏ dòng nước mắt nghẹn ngào: “kẻ mê muội này xin được bái lĩnh”.
4. Cảnh cho chữ:
- Cảnh cho chữ và xin chữ diễn ra nơi buồng giam tối tăm chật hẹp.
- Đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, bởi vì: 
+ Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp...(tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián) à Cái đẹp được sản sinh ngay trong lòng cái xấu, cái cao cả lại tỏa sáng ở nơi cái ác đang ngự trị.
+ Người nghệ sĩ tài hoa say mê tô từng nét chữ là một kẻ tử tù, người xin chữ là viên quản ngục.
+ Trật tự kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn hoàn toàn: Từ nhân trở thành người ban phát cái đẹp; còn ngục quan thì khúm núm vái lạy tù nhân.
à Cái đẹp luôn chiến thắng cái xấu xa, cái thiện luôn chiến thắng cái ác...
5. Đặc sắc về nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được dựng lên bằng bút pháp lý tưởng hóa của cảm hứng lãng mạn.
- Cảnh trong “Chữ người tử tù” được dựng lên bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách và hoàn cảnh
- Ngôn ngữ : giàu tính tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt, từ cổ để tạo dựng không khí thời đại và con người vang bóng ( cảm thấy được sống lại một cảnh tượng cổ kính thiêng liêng về viết câu đối của cha ông xưa).
Ä Ghi nhớ: (SGK)
V. Hướng dẫn HS học bài và sọan bài ở nhà: 
 - Xem lại bài học.
	- Soạn bài “Luyện tập thao tác lập luận so sánh”. 
-------------aðb-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 11-tiết 41,42.doc