Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 95: Đọc văn Bài thơ tình số 28 - Tagor

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 95: Đọc văn Bài thơ tình số 28 - Tagor

Tiết 95, Đọc văn 11D2

BÀI THƠ TÌNH SỐ 28

 - Tagor -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

Giúp học sinh:

 - Giúp học sinh nhận thức được đặc điểm thơ Tagor, giá trị của bài thơ số 28 ( Quan niệm về tình yêu,Tagor phát hiện được những nghịch lý trong tình yêu khuyến thiện con người đến với tình yêu)

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ

2. Giáo dục TTTC: tôn trọng tình yêu, luôn khao khát 1 sự hoà hợp tinh thần chân chính.

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc sáng tạo, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 95: Đọc văn Bài thơ tình số 28 - Tagor", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/03/2008	Ngày dạy:14/03/2008
Tiết 95, Đọc văn 	 	11D2
Bài thơ tình số 28
	- Tagor -
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng 
Giúp học sinh: 
	- Giúp học sinh nhận thức được đặc điểm thơ Tagor, giá trị của bài thơ số 28 ( Quan niệm về tình yêu,Tagor phát hiện được những nghịch lý trong tình yêu khuyến thiện con người đến với tình yêu)
	- Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ
2. Giáo dục TTTC: tôn trọng tình yêu, luôn khao khát 1 sự hoà hợp tinh thần chân chính.
II. Phương pháp thực hiện
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc sáng tạo, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện dạy học 
- Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK
+ Thiết kế bài dạy
+ Chuẩn bị chân dung Tago.
	- Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
1. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em? Phân tich câu thơ thích nhất?
 2. Đáp án: - Đọc thuộc và diễn cảm 	(4đ)
	- Tuỳ HS (6 đ)
B. bài mới ) 
* Lời vào bài (1’) 
Ca ngợi tình yêu thương con người 1 cách chân thành, rộng mở với lòng từ bi và đức tin truyền thống tôn giáo. Đòi hỏi giải phóng cá tính, đề cao tinh thần tự giác, đấu tranh tự do đòi hỏi công bằng bác ái, tin ở sức mạnh con người theo tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo phương tây. Đó là nhf thơ Tagor
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Em hãy nêu những hiểu biết cơ bản về cuộc đời Tagor?
? Em hãy cho biết vài nét về tính cách của Tagor?
? Tư tưởng nổi bật của Tagor là gì?
? Em hãy cho biết vị trí của bài thơ và chủ đề của bài thơ.
? Nên đọc hiểu bài thơ theo1 bố cục như thế nào?
? Hình ảnh nào mở đầu bài thơ gây ấn tượng cho em?
? Hình ảnh đôi mắt ấy có vẻ gì đặc biệt?
?Tagor đã sử dụng hình thức nghệ thuật đặc biệt để miêu tả khát khao dò hỏi không cùng của đôi mắt người yêu ? (cũng thêm câu hỏi vì sao)
? Vì sao nhà thơ lại mở đầu bài thơ tình bằng hình ảnh đôi mắt 
? Để đáp ứng khát vọng của đôi mắt người yêu nhân vật trữ tình đã hành động như thế nào?
.
? Hành động đó nói lên chàng trai là 1 người như thế nào?
.
? Tuy nhiên hành động đí của chàng trai có đáp ứng được khát vọng hoà hợp không? vì sao?
?Phần thứ 2 những câu thơ được tổ chưc theo một cấu trúc như thế nào?
? Để đạt được khát vọng hoà hợp, tin tưởng chàng trai ước nguyện điều gì
? Lời ước nguyện đó được viết dưới dạng cấu trúc ntn? ý nghĩa?
?Chàng trai đã ví đời mình với hình ảnh nào? Nhận xét vè ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đó?
? Theo em lời ước nguyện này của chàng trai đã chứng tỏ anh là 1 người có tấm lòng như thế nào?
? Tuy nhiên ước nguyện dâng hiến cuộc đời đạt được khát vọng hoà hợp của chàng trai có thực hiện không? vì sao? Lý do ấy được biểu đạt trong từ nào?
?Theo Tagor tình yêu, cuộc đời con người còn là tinh thần... điều này được thể hiện trong cấu trúc lời thơ như thế nào?
? Tagor đã so sánh hình ảnh trái tim con người với hình ảnh nào? hiệu quả nt?
?Để tiếp tục diễn tả khát vọng dâng hiến khám phá tâm hồn của chàng trai tác giả lại trở về cấu trúc thơ gì ? ý nghĩa?
? Theo chàng trai thì nụ cười và giọt nước mắt ấy sẽ giúp nhân vật em như thế nào?
? Vậy qua đây Tagor quan niệm rõ hơn về tình yêu	
? Song nhà thơ lại chỉ cho ta thấy giới hạn của tình yêu như thế nào? Qua từ nào?
? ở câu17- 19, bằng cấu trúc phản đề nhà thơ khẳng định điều gì?
? Trái tim tình yêu khác gì so với 1 trái tim bình thường?
? Đưa ra sự thật về trái tim tình yêu với muôn vàn trạng thái đối lập ấy Tagor muốn nói điều gì?
? Hai câu thơ cuối nhân vật trữ tình khẳng định điều gì?
? Em nhận xét gì về giá trị nt và nội dung của bài thơ?
I. Tìm hiểu chung (10’) 
1. Tác giả
* Cuộc đời của một thiên tài
- Sinh ngày 7/5/1861 tại Cancutta, bang Bengan giàu đẹp.
- Xuất thân trong một gia đình quý tộc Bàlamôn, về sau vì chống lại đẳng cấp nên bị khai trừ ra khỏi đẳng cấp. Ông là con thứ 14 trong 1 gia đình 15 anh chi em.
- Tuổi 40 gặp nhiều cảnh đau buồn trong gia đình, trong vòng 4 năm chứng kiến người thân lần lượt qua đời
- Mất ngày 7/8/1941
* Tính cách;
 - Thông minh, chăn chỉ, hiếu học ngay từ thủa bé, tự học ngoại ngữ, có khả năng dịch thuật, tự học tiếng Xăngcorít cổ.
- Tính tình hiền hậu, hay xúc động, thích trầm tư mặc tưởng. Càng hay buồn hơn khi lâm vào bi kịch gia đình.
=> Nhiều khi người ta thấy ông ngồi hàng giờ trên bao lơn suy tư ngắm cảnh vật, thích dạo chơi trong rừng thích ngắm hoa... thủa bé có lúc ôn sách khóc thầm trong bóng tối. Cuộc đời và cá tính đó ảnh hưởng không nhỏ tới văn phong của ông.
* Tư tưởng.
* Tư tưởng yêu nước, yêu hoà bình
* Tư tưởng nhân đạo: Ca ngợi tình yêu thương con người 1 cách chân thành, rộng mở với lòng từ bi và đức tin truyền thống tôn giáo. Đòi hỏi giải phóng cá tính, đề cao tinh thần tự giác, đấu tranh tự do đòi hỏi công bằng bác ái, tin ở sức mạnh con người theo tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo phương tây.
Ông là người đề cao tôn giáo con người. Nên ông đã bỏ nhiều công sức và của cải vào công cuộc xã hội, nâng cao dân trí, giành tài sản gia đình xây dựng trường học cho con em nông dân...ngoại ra còn thành lập chương trình học dân chủ.
2 . Xuất xứ
+ Được rút rằt tập người làm vườn
+ Là một bài thơ tình trong những bài thơ tình hay nhất thế giới.
Thơ tình Tagor chiếm một vị trí quan trọng.
- Thể hiện 1 quan niệm tình yêu đúng đắn, tiến bộ, có thể rút ra nhiều bài học quý báu.
- Thơ tình thế giới tươi trẻ, đằm thắm.
3. Đọc – giải nghĩa từ khó
Đọc diễn cảm và thể hiện được từng cung bậc trong tình cảm của nhân vật trữ tình.
II. Đọc – hiểu 
3 phần: + 1->6
	+ 1->19
	+ 20->21
1. Phần 1 (từ câu1- 6 ) (10')
- Mở đầu bài thơ tình là hình ảnh đôi mắt người yêu. Tác giả đã nhắc tới hình ảnh này 2 lần; Đôi mắt của em... Đôi mắt muốn...
+ Đôi mắt người yêu mang một vẻ băn khoăn, u buồn và ngờ vực cũng đầy những khát khao, ước muốn được nhìn sâu vào tâm tưởng của anh. 
- Nhà thơ dường như đã huy động tất cả vốn tính từ để biểu đạt cái trạng thái đặc biệt ấy... (Thêm câu hỏi vì sao)
+ Tagor sử dụng hình thức nghệ thuật so sánh. Đôi mắt người yêu và khát vọng khám phá của nó được sánh vơi hình ảnh vầng trăng, tâm hồn anh được ví như biển cả đầy những bí ẩn... Đó là những hình ảnh đầy chất thơ và tráng lệ. So sánh vì thế mà bỗng làm cho ý thơ trở nên cụ thể mà thật nhẹ nhàng bay bổng, sâu lắng suy tư -> đề cao con người, tôn vinh tình yêu
=> Thơ Tagor thường chất chứa những hình ảnh thiên nhiên kỳ vĩ,tươi sáng nó luôn làm cho thơ Tagor trong trẻo và đầy sức hấp dẫn như thế.
 + Bởi đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn. Mở được cánh cửa này ta sẽ bước vào 1 thế giới tình yêu muôn vẻ. Và đây cũng chính là cánh cửa của cả bài thơ.
Đôi mắt của con người luôn thể hiện được những biểu hiện tâm trạng, con người vui hay buồn qua đôi mắt ta có thể cảm nhận được thơ Tagor cũng đã viết rất nhiều về hình ảnh này.
" Trái tim anh quen sống cảnh hoang vu / đã tìm được mắt em là khung trời của nó. Mắt em là cái nôi buổi sáng, là vương quốc của trời sao.
"Hãy để anh tung cánh trong bầu trời bao la và quạnh hưu đó"(31, Người làm vườn)
Hay Xuân Diệu cũng có câu thơ :
	"Đôi mắt của người yêu ôi vực thẳm
	Ôi trời xa vầng trán của người yêu"
- Để đáp ứng khát vọng tìm hiểu của đôi mắt người yêu chàng trai đã phơi bầy " trần trụi ", không giấu diếm điều gì về cuộc đời của mình.
+ Hành động ấy chứng tỏ chàng trai là 1 người trung thực, cởi mở và cũng có 1 khát khao đựơc hoà hợp trong tâm hồn với người yêu thực tha thiết.
+ Tuy nhiện hành động phơi bầy tất cả cuộc đời của chàng trai lại không đáp ứng được khát vọng hoà hợp. Trái lại nó chỉ đẹp đến một kết quả thật nghịch lý : em càng không biết gì về anh, càng không hiểu được.
+ Bởi vì đó mới chỉ là sự phơi bầy trần trụi cái vẻ bề ngoài của trái tim. Và đó chỉ là 1 khía cạnh của cuộc đời, của tình yêu. Mặt khác trong tình yêu những người tình thường khao khát khám phá những điều tốt đẹp, nó không chấp nhận những cái tầm thường vì thế mà anh phơi bày " trần trụi" ... không dấu diếm điều gì thì chỉ càng làm cho người tình không hiếu mà thôi.
=> Như vậy ở 6 câu đầu Tagor đã nhìn thấy 1 chân lý của tình yêu... tình yêu là khát vọng hoà hợp nhưng nghịch lý là điều ấy không hề đễ có được.Và những câu thơ sau sẽ tiếp tục triển khai mạch cảm xúc đó một cách sâu sắc hơn.
+ Người ấn Độ tư duy hướng về cái tổng quát. -> giãi bày
2. Phần 2 (từ câu 7 - câu 19) (12’)
ở phần này được tổ chức theo 1 cấu trúc tầng bậc rõ rệt.
* Câu 7 - 8 . Cung bậc thứ nhất.
- Thể hiện ước nguyện dâng hiến cuộc đời mình...
+ Lời ước nguyện đó được viết dưới dạng cấu trúc giả định: ( nếu...if) 
+ Chàng trai đã ước nguyện, giả định đời mình là viên ngọc, là đoá hoa. Đó là những hình ảnh cụ thể những vật quý báu và đẹp đẽ. Rõ ràng so sánh tình yêu, cuộc đời những phạm trừu tượng văn chương với những hình ảnh cụ thể hh Tagor cho ta thấy chàng trai đang tìm cách giãi bày thổ lộ tình yêu, tâm hồn mình với người yêu. mặt khác khẳng định cuộc đời quý giá vô cùng.
+ Ước nguyện cao cả ( đập ra làm trăm mảnh... quàng vào cổ em; hái nó ra và cài lên tóc em ) đó không đơn giản là khẳng định cuộc đời quý giá của mình mà nó chứng tỏ ở chàng trai có 1 khát vọng mãnh liệt dâng hiến cuộc đời, làm đẹp cho người yêu cũng là để làm đẹp cho tình yêu một tinh thần hy sinh cho tình yêu, dâng hiến cho tình yêu. Cô gái lên ngôi thành nữ hoàng của lòng anh.
-> Tagor đã viết những câu thơ hay nhất để tôn vinh tình yêu.
- Ước nguyện không thực hiện được, người yêu vẫn không thể hiểu được tình yêu của anh, tâm hồn anh, cuộc đời anh. Bởi vì cuộc đời anh đau đơn giản chỉ là vàng ngọc, đâu chỉ là đoá hoa. Tagor đã nhấn mạnh lí do ấy trong những từ " chỉ là" (only) và hé mở cho ta biết 1 chân lý của tình yêu và cuộc đời. Tình yêu và cuộc đời con người không đơn giản chỉ có vật chất, không chỉ là cái đẹp... tình yêu... cuộc đời con người còn là tinh thần và có cả những điều tầm thường nữa.
( Giả định mãi chỉ là giả định)
Và để nói về điều này bài thơ lại thêm 1 tầng bậc nữa.
* Câu 9 + 10: Cung bậc thứ 2
- Đưa ra 1 phản để: Khẳng định 1 khía cạnh khác của tình yêu là nó còn là trái tim -> chuyển từ bd ht sang nd
+ Trái tim đó là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca nó là biểu tượng của thế giới tinh thần.
+ Tagor cho ta biết trái tim của con người đó là 1 thế giới bí ẩn, không rễ gì đo được độ nông sâu, rộng hẹp của nó( chiều sâu và bến bờ). Nó có chiều sâu thăm thẳm như biển cả, bến bờ vô biên như vũ trụ.
- Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp so sánh hình ảnh trái tim với 1 "Vương quốc' - vương quốc nhỏ bé mà đầy bí ẩn mà nữ hoàng trị vì nó cũng không thể biết trọn vẹn tường tận về nó.
- Một lần nữa sự giãi bày của chàng trai về tình yêu của mình lại lâm vào bế tắc, chàng trai chưa thể đạt được cái nguyện ước hoà hợp, người yêu vẫn chưa thể hiểu anh. Nhưng anh vẫn không ngừng ước nguyện và khám phá. Điều đó được thể hiện ở 1 tầng bậc thứ 3.
- Tiếp tục trở về cấu trúc thơ giả định để diễn tả khát vọng dâng hiến của chàng trai. Nếu... chỉ là....thì...để khẳng định khát khao hiến dâng tất cả cho tình yêu. Khat khao chia xẻ, hoà cảm tình yêu.
+Trái tim ấy là "1 phút giây lạc thú" vừa là "khổ đau" nghĩa là vừa có cả hạnh phúc vừa có cả nỗi buồn. Lạc thú và khổ đau ấy được biểu hiện rất cụ thể ở " nụ cười" ở giọt nước mắt.
+ Nụ cười và giọt nước mắt ấy sẽ thay anh nói rõ hơn về đời mình giúp em hiểu và thấu suốt đời anh, hiểu tình yêu của anh..., giúp 2 người người hoà cảm.
- Tagor đã giải thích rõ hơn về tình yêu... tình yêu cần sự cảm thông chia sẻ rong tâm hồn từ niềm vui tới nỗi buồn, từ hạnh phúc tới khổ đau
+ tuy nhiên quằt "Cấu trúc nếu chỉ là " Nhà thơ lại chỉ cho ta thấy tình yêu không chỉ có giới hạn ở đó, không chỉ là những biểu hiện đơn lẻ cụ thể là vui, buồn.
Tiếp tục đưa ra phản đề ở câu 17 -19 
Bằng cấu trúc phản đề ( nhưng) nhà thơ lại đưa ra 1 lời khẳng định chân lý ở mức độ cao hơn nữa. Trái tim anh là tình yêu...
+ Trái tim tình yêu còn phức tạp và bí ẩn hơn nhiều " Nỗi vui sướng của nó là vô biên, đòi hỏi giầu sang của nó là trường cửu'
3. Phần 3 ( câu 20 -21) (5')
- Trái tim anh ở gần em như chính đời em vậy -> tình yêu giữa anh và em luôn gắn bó khăng khít như chung 1 cuộc đời, gắn bó như máu thịt. Nhưng thật kỳ lạ là em không bao giờ hiểu biết được về anh 1 cách trọn vẹn... 
=> Thực tế thì tâm hồn con người là 1 vũ trụ bí ẩn không bao giờ ta biết trọn vẹn. Nhưng chính bởi vì ta không bao giờ hiểu hết tâm hồn nhau nên ta còn khát khao khám phá để hiểu nhau và cũng vì thế ta còn yêu nhau ... còn biết vì nhau mong muốn đông cảm sẻ chia không ngừng trong suốt cuộc đời. Chẳng thế mà những người hiểu nhau rõ quá không thể yêu nhau...nên ta không còn là bí mật với người không còn gây bất ngờ với người kia giữa ta và người ấy cũng không còn tình yêu...
III. Tổng kết (3')
1. Nghệ thuật;
+ Bài thơ giàu chất triết lý được phô diễn bằng lời lẽ, lập luận hình ảnh sinh động và khúc chiết. Tác giả đặt vấn đề rồi lại phản đề để khẳng định chân lý rất đúng với tư duy người ấn
+ Cấu trúc chặt chẽ theo 1 tư duy lôgíc và triết học.
+ Hình ảnh bay bổng, giàu có nhờ so sánh ví von.
2. Nội dung	
+Thể hiện chân lý về tình yêu: Tình yêu đòi hỏi sự đồng cảm hoà hợp trọn vẹn nhưng sự trọn ven ấy là vô hạn con người bao giờ có thể thấu hiểu hết. Song để có được hạnh phúc trong tình yêu mỗi con người phải không ngừng khao khát khám phá sự trọn vẹn ấy.
+ Đó là 1 quan niệm rất đúng đắn đầy chắt nhân văn.
* Củng cố: (1')
Cũng nói về tính bí ẩn tận cùng của tình yêu, con người khao khát khám lý giải nhưng bất lực, Chế Lan Viên cũng có một bài thơ để khẳng định quy luật đó. Đó là bài thơ " Như vậy em ơi hoa cũng chỉ là"
	C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2')
	 1. Bài cũ: 	 
	- Nắm những chi tiết chính theo diễn biến thời gian của truyện. Học thuộc những câu văn quan trọng, làm dẫn chứng. 
	- Phân tích được bức tranh phố huyện qua diễn biến tâm trạng Liên để thấy được tính cách hiện thực và lãng mạn của truyện ngắn Thạch Lam. 
	2. Bài mới: Chuẩn bị bài Luyện tóm tắt tiểu sử

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 95 - CB 11.doc