Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 90: Làm văn Tiểu sử tóm tắt

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 90: Làm văn Tiểu sử tóm tắt

 Tiết 90, Làm văn LỚP 11D2

TIỂU SỬ TÓM TẮT

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức, kĩ năng

 Giúp học sinh:

 - Nắm được mục đích yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt.

 - Biết cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt.

 - Rèn luyện kĩ năng có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và thận trọng khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt.

2. Giáo dục tư tưởng - tình cảm: Say mê và yêu thích môn văn học.

II. PHƯƠN TIỆN THỰC HIỆN

- GV: Đọc SGK, SGV, thiết kế bài dạy

- HS: Đọc SGK, chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK, tr .

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 90: Làm văn Tiểu sử tóm tắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2008 Ngày dạy: 06/03/2008
 Tiết 90, Làm văn	Lớp 11D2
Tiểu sử tóm tắt
A. Phần chuẩn bị 
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức, kĩ năng 
 	 Giúp học sinh:
 	- Nắm được mục đích yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt.
 	- Biết cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt.
 	- Rèn luyện kĩ năng có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và thận trọng khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt.
2. Giáo dục tư tưởng - tình cảm: Say mê và yêu thích môn văn học.
II. Phươn tiện thực hiện
- GV: Đọc SGK, SGV, thiết kế bài dạy 
- HS: Đọc SGK, chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK, tr .
III. Cách thức tiến hành
 Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc, gợi tìm kết hợp với hình thức trao thảo luận.
B. Tiến trình dạy học
	* ổn định tổ chức (1’) 
I. Kiểm tra bài cũ: Không
 II. Bài mới:
 	* Lời vào bài (1’)
T
iểu sử tóm tắt là văn bản rất thông dụng trong đời sống, cần ngắn gọn nhưng đầy đủ, chính xác, nêu được những nét chủ yếu của người được giới thiệu. Viết tiểu sử tóm tắt cũng là một yêu cầu trong khi tìm hiểu các tác giả trong chương trình Ngữ văn. Để thấy được điều đó ta vào bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?) Tiểu sử tóm tắt là gì?
 (?) Mục đích của việc viết tiểu sử tóm tắt?
:(?) Viết tiểu sử tóm tắt cần thực hiện những yêu cầu nào?
(?) Tiểu sử tóm tắt gồm mấy phần? 
(?) Muốn viết được văn bản tiểu sử tóm tắt cần thực hiện những yêu cầu nào?
? Bài học cần nắm những nội dung gì?
(Tham khảo phần ghi nhớ SGK, tr. 55)
H/ S đọc yêu cầu bài tập1 SGK
? Trong các trường hợp sau trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt?
? Hãy cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh?
Học sinh tự chọn một nhà văn, nhà thơ trong chương văn 11 đã học để tóm tắt
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt (13’)
* Khái niệm: 
- Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.
VD: Tiểu sử một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn nhà thơ, tiểu sử của một cán bộ giáo viên...
1. Mục đích
- Viết tiểu sử tóm tắt nhằm giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người đang được nói tới. Những hiểu biết đó giúp những người có trách nhiệm làm công tác tổ chức, giúp chúng ta trong việc chọn bạn hoặc giới thiệu người vào các chức vụ của lớp, trường...
2. Yêu cầu
- Bản tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng những yêu cầu sau: 
+ Thông tin khách quan chính xác về người được nối tới; tức là phải ghi cụ thể từng số liệu, mốc tgian, thành tích, năng lực.... của người ấy(đương sự) 
 + Nội dung và độ dài của văn bản phù hợp với tầm cỡ và cương vị của đương sự (chính khách, nguyên thủ quốc gia, anh hùng...có thể dài; cán bộ trường tổ dân phố... nên ngắn gọn). 
 + Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, thường đơn nghĩa không sử dụng các biện pháp tu từ.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt (12)’
1. Chọn tài liệu viết tiểu sử tóm tắt
- Tiểu sử tóm tắt thông thường 3 phần:
 + Giới thiệu nhân thân của đương sự (lịch sử cá nhân): Họ tên , ngày tháng, năm sinh(năm mất), nghề nghiệp, học vấn, gđ, gia tộc, quê quán...
+ Giới thiệu ngắn gọn các lĩnh vực hoạt động tiêu biểu, các thành tựu tiêu biểu, các quan hệ xã hội tiêu biểu...của đương sự.
+ Đánh giá vai trò, tác dụng của đương sự trong một phạm vi ko gian, tgian nhất định(ko gian: quốc gia, làng xã, tạp thể, gđ...; tgian: lịch sử, đương đại...)
2. Viết tiểu sử tóm tắt
- Nghiên cứu kĩ về 3 nội dung nói trên bằng cách: Đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng ( nếu có)...
- Sắp xếp tư liệu theo trình tự ko gian, tgian,sự việc...hợp lí.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết thành văn bản. 
III. Ghi nhớ (3’)
 SGK, tr. 55
IV. Luyện tập (12)’
Bài 1 (tr.55) 
Hai trường hợp có thể viết tiểu sử tóm tắt:
+ Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan nhà nước hoặc đoàn thể. 
+ Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.
Bài 2 (tr.55) 
(1) Giống nhau: 
Các văn bản tiểu sử tóm tắt, điếu văn, sơ yếu lý lịch, thuyết minh có thể điều viết về một nhân vật nào đó.
(2) Khác nhau: 
- Điếu văn viết về người qua đời để đọc trong lễ truy điệu nên ngoài phần tiểu sử tóm tắt còn có lời chia buồn với gia quyến.
- Sơ yếu lý lịch do bản thân tự viết theo mẫu, còn tiểu sử tóm tắt do người khác viết và tương đối linh hoạt.
- Tiểu sử tóm tắt chỉ có đối tượng là con người, còn đối tượng thuyết minh rộng hơn (người, cảnh, tác phẩm văn học...) và trong thuyết minh có yếu tố cảm xúc.
Bài 3 (tr.55)
Gợi ý: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Xuân Diệu, Nam Cao...
 C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (3)’
1. Bài cũ:
	- Học bài, nắm nội dung bài học.
	- Hoàn thiện các bài tập 3.
 - Viết tiểu sử tóm tắt tác giả: Nam Cao; Ngô Tất Tố.
2. Bài mới: Chuẩn bị bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt.
* Yêu cầu: đọc văn bản và chuẩn bị theo SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 90 - CB 11.doc