Giáo án Hoạt động tập thể

Giáo án Hoạt động tập thể

A. Mục tiêu :

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng sôi nổ, phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa của bài. Ca ngợi những người dân chài táo bạo dám dời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới giữ một vùng biển trời của Tổ Quốc.

B. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa SGK

C. Hoạt động dạy học

 

doc 286 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động tập thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2008
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt dười cờ
Tập đọc
Lập làng giữ biển
A. Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng sôi nổ, phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa của bài. Ca ngợi những người dân chài táo bạo dám dời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới giữ một vùng biển trời của Tổ Quốc.
B. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh họa SGK
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ:
3 HS đọc bài. Tiếng rao đêm + Nêu nội dung bài
II. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm, bài
? Nêu tên của chủ điểm?	
? Tên của chủ điểm tranh minh họa gợi cho em nghĩ đến ai?
(Những người luôn giữ gìn cuộc sống thanh bình như các chú công an, bộ đội)
- Học sinh quan sát tranh – Giáo viên giới thiệu bài
2. Luyện đọc, tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc:
- Một học sinh đọc bài
- Giáo viên chia đoạn: 4 đoạn
Đoạn 1: từ đầu. tảo ra hơi muối
Đoạn 2: tiếp. thì để cho ai
Đoạn 3: tiếp  quan trọng nhường nào
Đoạn 4: phần còn lại
* Học sinh đọc nối tiếp lần 1:
- Phát âm : con thuyền, lưu cữu, Mõm Cá Sấu
* Đọc nối tiếp lần 2 :
- Đoạn 2: Ngư trường là gì ? 
Em biết gì về vàng lưới?
- Đoạn 3: Lưới đáy là cái gì ?
Thế nào gọi là lưu cữu?
* Đọc nối tiép lần 3:
- Nêu cách ngắt câu:
Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông/ quan trọng nhường nào. 
* Luyện đọc theo cặp 
- 1 Học sinh đọc bài – GV đọc bài.
b, Tìm hiểu bài.
* Đọc lướt đoạn 1,2
?Đoạn văn có những nhân vật nào?
(Bạn nhỏ tên Nhụ, bố bạn, ông bạn: 3 thế hệ trong 1 gia đình.)
?Bố Nhụ và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
(họp làng để di dân ra đảo, đưa cả nhà Nhụ ra đảo.)
? Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người như thế nào?
(Bố Nhụ là lãnh đạo làng xã.)
?Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì? (có đất rộng, bãi dài,. Buộc được 1 con thuyền) 
ý 1: Lợi ích của việc lập làng.
* Đọc lướt đoạn 3.4:
?Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nó của bố Nhụ? (Lành mới rộng hết tầm mắt . có chợ, có trường học, vó nghĩa trang.)
?Tìm nhưng chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập lànggiữ biển của bố Nhụ? HS thảo luận cặp
(Ông bước ra võng ,ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng ông đã hiểu những ý tưởng..)
?Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? 
(Nhụ đi sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang đến làng mới.)
ý 2: Quyết tâm ra đi lập làng giữ biển và mơ tưởng về ngôi làng mới.
c, Luyện đọc diễn cảm
- Giáo viên hướng dẫn đọc toàn bài giọng lúc trầm lắng, lúc hào hứng sôi nổi.
- Luyện đọc diễn cảm: Đoạn A
+ Giáo viên đọc – học sinh nêu các từ cần nhấn giọng (mọi ngôi làng, chợ, trường học, nghĩa trang, bất ngờ, đi với bố, quyết định rồi, cả nhà, người dàn chải, bồng bềnh).
+ Học sinh đọc theo cặp
+ Thi đọc diễn cảm đoạn 3 – 4 học sinh nối tiếp – 1 học sinh đọc toàn bài
- Thảo luận cặp nêu nội dung bài.
* Nội dung (phần mục tiêu)
III. Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Đọc bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Đ 106: Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật trong các tính huống đơn giản.
B. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Thừa nhận bài 1, 2 (23, 24 – VBT)
? Nêu cách tính Sxq, Stp hình hộp chữ nhật
II. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Thực hành
* Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài
Học sinh làm vở – 2 học sinh làm bảng – nhận xét
a, Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(25 + 15) x 2 x 18 = 1440 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là
1440 + (25 x 15) x 2 = 2190 (dm2)
b, Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là
( + ) x 2 x = (m2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là:
+ ( x ) x 2 = (m2) hay 11/10 (m2)
Đáp số : a, 1440 (dm2)
b, m2; m2
* Bài 2: Học sinh yêu cầu bài – Học sinh thảo luận cặp nêu cách giải
? Muốn tính diện tích cần quét sơn ta phải tính gì?
( Sxq và S1 mặt đáy)
Học sinh làm bài – nhận xét - đổi vở kiểm tra chéo
Bài giải
Diện tích xung quanh của thùng là
Đổi 8 dm = 0,8m
(1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích dáy của thùng là:
1,5 x 0,6 = 0,9 (m2)
Diện tích cần quét sơn là:
3,36 + 0,9 = 4,26 (m2)
Đáp sốL 4.26 m2
* Bài 3: - Học sinh đọc yêu cầu bài
- Học sinh tính nháp Qxq, Stp của mỗi hình rồi xem kết quả đúng.
H1 Qxq = (2,5 + 1,5) x 2 x 1,2 = 9,6 (dm2)
Stp = 9,6 + (1,5 x 2,5) x 2 = 17,1 (dm2)
H2 Sxq = (1,5 + 1,2) x 2 x 2,5 = 13,5 (dm2)
Stp = 13,5 + (1,5 x 1,2) x2 = 17,1 (dm2)
Vậy:	a, Đ	c, S
	b, S	d, Đ
III. Củng cố, dặn dò
- Nêu cách tính Sxq của hình hộp chữ nhật?
- Nêu cách tính Qxq của hình hộp chữ nhật?
- Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2008
Toán
Đ 107 Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình lập phương
A. Mục tiêu
- Học sinh tự nhận biết hình lập phương là hình hộp chữ nhập đặc biệt để rút ra được diện tích xq và diện tích toàn phần hình lập phương từ quy tắc tính Sxq và Stp hình lập phương để giải toán.
B. Đồ dùng dạy học
- Hình lập phương có kích thước khác nhau
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
- Chữa bài 1, 2 (VBT)
- Nêu cách tính Sxq, Qtp của hình hộp chữ nhật
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu bài
- Học sinh quan sát mô hình lập phương cho biết
? Hình lập phương giống hình hộp chữ nhật ở những điểm nào?
(có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh)
? Hình lập phương có chiều dài, chiều rộng, chiều cao không?
(có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau)
? Muốn tính Sxq của hình lập phương ra làm như thế nào?
(Diện tích 1 mặt x 4 mặt)
? Muốn tính diện tích toàn phần hình lập phương ta làm như thế nào?
(Diện tích một mặt x 6 mặt)
 Ghi nhớ (SGK): Học sinh đọc
* Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương có cạnh 5 cm
Học sinh làm bài nháp theo cặp – 1HS làm bảng
Diện tích xung quanh hình lập phương là:
(5 x 5) x 4 = 100 (cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương là:
(5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
Đáp số: 100 cm2; 150 cm2
2. Thực hành:
* Bài 1: Học sinh đọc đề – học sinh làm vở – 1HS làm bảng
Bài giải
Diện tích xung quanh hình lập phương là:
1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần lập phương là:
(1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2) 
Đáp số: 9 m2; 13,5 m2
* Bài 2: Học sinh đọc đề – thảo luận cặp nêu hướng giải
? Muốn tính diện tích miếng bìa để làm hộp ta phải tính gì?
(Sxq + S1 mặt đáy hay S1 mặt x 5 mặt)
Bài giải
Diện tích miếng bìa để làm cái hộp không nắp là: 
(2,5 x 2,5) x 5 = 31, 25 (dm2)
Đáp số: 31,25 dm2
III. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách tính Sxq, Stp hình lập phương
- Nhận xét tiết học.
- Học bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Nối cac vế câu ghép bằng quan hệ từ
A. Mục tiêu
- Học sinh hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ ĐK – Kq, giả thiết – Kq
- Biết tạo các câu ghép có quan hệ ĐK – Kq, GT – Kq bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống thay đổi vị trí các vế câu.
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi nội dung BT1
Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
- Đặt 1 câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả
? Nêu ghi nhớ bài?
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiều bài
* Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu – nội dung bài
Trao đổi thảo luận theo cặp thực hiện yêu cầu sau
- Đánh dấu 1 ngăn cách các vế trong câu ghép
- Phát hiện cách nối các vế câu ghép có gì khác nhau
- Phát hiện cách sắp xếp các vế câu có gì khác nhau.
a, Nếu trời trở rét/ thì con phải mặc ấm. (ĐK – Kq)
b, Con phải mặc ấm/ Nếu trời trở rét (Kq - ĐK)
* Bài 2: Học sinh yêu cầu – nội dung bài
Học sinh nối tiếp nêu ý kiến
(Cặp quan hệ từ: nếu  thì ., nếu như . thì ; hễ  thì ; hễ mà  thì ; 
Quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì )
Học sinh đặt câu
VD: Giá tớ nghe lời cô giáo thì tớ không bị điểm kém
3. Ghi nhớ (SGK) Học sinh đọc
4. Luyện tập
* Bài 1: Học sinh yêu cầu – nội dung bài học sinh làm bài vở – báo bài.
a, Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông một ngày đi được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày 1 ngày được mấy đường (KĐ - Kq)
b, Nếu là chim/ tôi sẽ là loài bồ câu trắng (GT – KQ)
Nếu là hoa/ tôi sẽ là một đóa hướng dương (GT – KQ)
Nếu là mây/ tôi sẽ là một vầng mây ấm (GT – KQ)
* Bài 2: Học sinh yêu cầu – nội dung bài
Học sinh làm vở – học sinh nối tiếp báo bài – nhận xét
a, nếu (nếu mà, nếu như) chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại (GT – KQ)
b, Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi (GT – KQ)
c, Nếu (giá) ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi (GT – KQ)
* Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu – nội dung bài
Học sinh làm bài vở – 2 học sinh làm bảng – nhận xét
a, Hễ em được điểm tốt thì cả nhà đều vui
b, Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ thất bại
c, Giá như Hồng chăm chỉ hơn thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
II. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Học bài
Thể dục
(giáo viên bộ môn soạn và dạy)
Lịch sử
Bến tre đồng khởi
A. Mục tiêu
- Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên “Đồng khởi”
- Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre.
B. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
? Nêu tình hình đất nước ta sau Hiệp định Giơ - ne – vơ ?
? Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt?
Muốn xóa bỏ nỗi đau chia cắt nhân dân ta phải làm gì?
Nhận xét - đánh giá
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: để xóa bỏ nỗi đau chia cắt đất nước, chống lại những cuộc tàn sát đẫm máu do Mĩ – Diệm gây ra, nhân dân ta không có cách nào khác là phải đứng lên cầm súng đứng lên chống Đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về 1 phong trào đi đầu, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân niềm Nam là phong trào “Đồng khởi” của nhân dân tỉnh Bến Tre. Qua bài: Bến tre Đồng khởi.
2. Tìm hiểu bài:
a, Nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi”
- Giáo viên giải thích: Đồng khởi đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa.
- Đọc thông tin: từ đầu . Bến tre là nơi diễn ra “Đồng khởi” mạnh mẽ nhất.
? Vì sao nhân dân niềm Nam lại đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa?
(Mĩ Diệm thi hành chính sách “tố cộng: “diệt cộng” gây ra những cuộc tàn nát đẫm máu cho nhân dân niềm Nam, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp).
? Phong trào bùng nổ vào thời gian nào ? Tiêu biểu nhất là ở đâu? (cuối năm 1959, đầu năm 1960 mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre) – giáo viên chỉ vị trí tỉnh Bến Tre trên bản đồ.
- Giáo viên cung cấp thông tin (55 – SGK)
b. Phong trào “Đồng khởi” của nhân dân tỉnh Bến Tre
Học sinh hoạt động theo cặp
Học sinh báo bài theo câu hỏi
(?Thuật lại sự kiện ngày 17 tháng 1 năm 1960? Theo cặp
? Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre và kết quả của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre?
- 1 Học sinh thuật lại diễn biến cuộc “Đồng khởi” Bến Tre trước lớp.
? Phong trào “Đồng khởi” Bến tre có ảnh hưởng đến phong trào đáu tranh của nhân dân miền nam như thế nào?
(Trở thành ngọn cờ tiên phong  tham gia đấu tranh chống lại Mĩ – Diệm.
- Nêu nội dung hình SGK - 44
- Quan sát hình trên, em có nhận xét gì về khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam? Học sinh nố ...  tính, giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
B. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra:
- Chữa bài 1, 2, 3 (VBT)
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. HD ôn tập
* Bài 1: HS đọc đề – Hs làm vở – 1 HS làm bảng – NX 
a, 683 x 35 = 23905 	b, x = = 
1954 x 425 = 830450 
2438 x 306 = 746028	 x 55 = = 
c, 36,66 : 7,8 = 4,7
15,7 : 6,28 = 2,5	 : = =
27,63 : 0,45 = 61,4	
d, 16 giờ 15 phút	5	14 phút 36 giây	12
1 giờ = 60 phút	3 giờ 15 phút	2 phút = 120 giây	1 phút 13 giây
	75 phút	156 giây
	25	36
	0	0
* Bài 2: tìm x HS làm vở – HS làm bảng - nhận xét
a, 12 x X = 6	 X : 2,5 = 4
	 X = 6 : 0,12	 X 	= 4 x 2,5
	 X = 50	 X = 10
c, 5,6 : X = 4	 X x 0,1
 	 X = 5,6 x 4	 	X = : 0,1
	 X = 1,4	 X = 4
* Bài 3: HS đọc đề – hS thảo luận nêu cách giải
? Muốn biết số đường bán trong ngày thứ ba ta phải biết gì?
(Số hàng bán ngày thứ ba chiếm bao nhiêu %)
Bài giải
Số hàng ngày thứ ba bán chiếm số phần trăm là
100% - ( 35% + 40 %) = 25% (số hàng)
Số kg đường bán được trong ngày thứ ba là:
2400 : 100 x 25 = 600 (kg)
Đáp số: 600 kg đường
* Bài 4: HS đọc đề
? Số tiền lãi bằng 20% tiền vốn nên tiền vốn là 100% và 180000 đồng gồm: 100% + 20% = 120% (tiền vốn)
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
180000 : 120 x 100 = 1500000 (đồng)
Đáp số: 150000 đồng
III. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
Thể dục
(GV bộ môn soạn và dạy)
Khoa học
Một số biện pháp bảo vệ môi trường
A. Mục tiêu:
- Xác định được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình
- Gương mẫu thực hiện nếp sống VS, văn minh góp phần giữ VS môi trường
- Trình bày các biện pháp bảo vệ MT
B. Đồ dùng dạy học:
- Hình và thông tin SGK
- Sưu tm tranh ảnh về biện pháp bảo vệ MT
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra:
? Nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước và không khí?
? Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại gì?
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Tìm hiểu bài:
a, Một số biện pháp bảo vệ MT
- HS quan sát H 140 và thông tin cho biết MT thông tin ứng với khung hình nào?
- HS thảo luận theo cặp - Đại diện nhóm báo cáo NX
- a – H2 ? Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc là việc làm của ai? (Của cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia).
- b – H1: ? Luôn ý thức giữ VS và thường xuyên quét dọn VS MT là việc của ai?
- c – H4: ?Làm ruộng bậc thang chống xói mòn là việc của ai? (gia đình và cộng đồng).
- d – H 5: ? Việc tiêu diệt các loại rệp phá hoại mùa màng bằng bọ rùa là việc của ai? (Gia đình, cộng đồng).
- e – H3: ? Việc đưa nước thải vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải là việc của ai?
(Của gia đình, cộng đồng, quốc gia).
? Việc bảo vệ MT là việc của những ai?
 Mục bạn cần biết??
? Các em có thể làm gì để góp phần bảo vệ MT?
(HS nối tiếp nêu ý kiến).
b, Triển lãm tranh theo tổ:
- Các nhóm dán tranh ảnh sưu tầm được về các biện pháp bảo vệ MT
- Cử đại diện thuyết trình
- Nhận xét – Bình chọn nhóm nhiều tranh ý nghĩa, thuyết trình hay
III. Củng cố, dặn dò:
? Nêu những biện pháp để bảo vệ MT
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội
Thứ hai ngày 19 tháng 5 năm 2008
Hoạt động tập thể
Tiếng việt
Ôn tập: Tiết 1; tiết 2
A. Mục tiêu:
- Kiểm tra các bài tập đọc và HTL từ tuần 19, 34
Đọc trôi chảy, diễn cảm ngắt nghỉ hơi đúng
Trả lời được câu hỏi về ND bài
- Lập bảng tổng kết về CN – VN trong biểu câu kể: Ai là gì?
Ai làm gì? Ai thế nào? Củng cố kiến thức về CN – VN trong từng kiểu câu
- Lập được bảng tổng kết về trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn nguyên nhân, mục đích, phương tiện.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên bài TD, HTL từ tuần 19 34
C. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra:
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra đọc: 12 em
- HS gắp thăm- chuẩn bị bài 2
- Đọc + trả lời câu hỏi ND bài
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* bài 2: (162) Tiết 1: HS đọc yêu cầu
? Có những biểu câu nào?
- HS lập bảng tổng kế 2 kiểu câu lại theo cặp
- Đại diện 2 nhóm làm bảng + NX
Kiểu câu: Ai thế nào?
T Phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
- Ai? (cái gì? con gì?)
- Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Tính từ (cụm tính từ)
Đại từ
Động từ (cụm ĐT)
T Phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
- Ai? (cái gì? con gì?)
- Là gì?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Là + danh từ (cụm tính từ)
- HS đặt 1 câu: Ai thế nào?
	1 câu: Ai làm gì?
	1 câu: Ai là gì?
Nối tiếp báo bài NX
* Bài 2: (162) Tiết 2 HS đọc đề
? Trạng ngữ là gi?
? Có nhiều loại trạng ngữ nào?
? Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
HS làm bài theo cặp – Nối tiếp báo bài – NX
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
Chỉ nơi chốn
ở đâu
Ngoài đồng, bà con nông dân đang gặt
Chỉ thời gian
Khi nào?
Sáng sớm, bà em đã dậy sớm tập thể dục
Mấy giờ?
Đúng 7 giờ, chúng em vào lớp
Chỉ nguyên nhân
Vì sao?
Vì lười học, Hoa bị cô phê bình
Nhờ đâu?
Nhờ cần cù, Mai đã có tiến bộ
Tại đâu?
Tại mưa to, đường lầy lội
Để làm gì?
Để có SK, em thường xuyên tập thể dục
Vì cái gì?
Vì danh dự của tổ, mọi người phải cố gắng học giỏi
Chỉ phương tiện
Bằng cái gì?
Với đôi tay khéo léo, mẹ đan cho em chiếc áo len rất đẹp.
III. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Học bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
171: Luyện tập chung
A. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính và giải toán
B. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra:
- Chữa bài 1, 2, 3 (VBT)
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HS làm bài tập:
* Bài 1: HS đọc đề – HS làm vở - 3 HS làm bảng – NX
 x = x = 	;	 : = x = 
3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1	3,42 : 0,57 x 8,4 – 6,8
= 4,1 x (3,57 +2,34)	= 6 x 8,4 – 6,8
= 4,1 x 6 	= 50,4 – 6,8
= 24,6	= 43,6
? Nêu cách nhân chia phân số?
* Bài 2: HS đọc đề – hS làm bài theo cặp
 x x =	 x x = 
 =	=
 = 	 = 
* Bài 3: HS đọc đề – HS thảo luận cặp nêu cách giải
? Muốn biết chiều cặp của bể nước ta phải biết gì?
(Chiều cao mực nước).
? Nêu cách tính chiều cao bể? (Thể tích: S đáy)
Bài giải
Diện tích của bể bơi là: 22,5 x 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao của mực nước trong bể là: 414,72 : 432 = 0,96 (m)
Chiều cao của bể bơi là: 0,96 x = 1,2 (m)
Đáp số: 1,2 m
* Bài 4: HS đọc đề - HS thảo luận cách giải
? Nêu cách tính quãng đường khi thuyền xuôi dòng
( s = ( Vth + Vnước) x t)
? Nêu cách tính thời gian khi thuyền ngược dòng?
( t = s : (Vth + Vnước)
Bài giải
a, Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là: 7,2 + 1,6 = 8,8 (km/ giờ)
Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là: 8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
b, Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là: 7,2 – 1,6 = 5,6 (km/giờ)
Thời gian thuyền đi ngược dòng để đi 30,8 km là:
30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)
5,5 giờ = 5 giờ 30 phút
Đáp số: a, 30,8 km
	b, 5 giờ 30 phút
* Bài 5: HS đọc đề – HS làm bài – NX
8,75 x X + 1,25 x X = 20 
X x (8,75 + 1,25) = 20
X x 10 = 20 
X = 20 : 10 
X = 2
III. Nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Thực hành cuối học kì II và cuối năm
A. Mục tiêu:
- HS ôn tập, củng cố kiến thức từ bài 9 bài 14
B. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra
? Kể tên và chức danh các Đ/c lãnh đạo của tỉnh
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD thực hành: HS thực hành làm bài tập theo cặp
* Bài 1: (29): Nêu các trường hợp thể hiện tình yêu quê hương (ý đúng: a, b, c, d, e)
* Bài 2: (33): Nêu những việc sẽ làm trong các tình huống
HS nối tiếp nêu ý kiến – NX
* Bài 1: (35) Cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến những sự kiện nào của đất nước ta?
a, Ngày 2/ 9/ 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
b, Ngày 7/ 5/ 1954 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
c, Ngày 30/ 4/ 1975 kết thúc chiến dịch HCM, giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước.
d, Sông Bạch Đằng: Chiến thắng quân Nam Hán
đ, Bến Nhà Rồng: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước: 6- 5 – 1910
e, Cây đa Tân trào: Nơi xuất phát đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 18 – 8 – 1945
* Bài 1: (42) Tán thành với những ý kiến nào vì sao?
(Đáp án: c, d)
* Bài 5 (42) Tìm 1 vài biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: HS nối tiếp nêu ý kiến
(VD: Điện, nước, chất đốt, vở )
III. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Học bài chuẩn bị bài sau.
Âm nhạc
(GV bộ môn soạn và dạy)
Thứ ba ngày 19 tháng 5 năm 2008
Toán
172: Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về tính giá trị của biểu thức, tìm số TB cộng giải bài toán liên quan đến tỉ số %, toán chuyển động đều.
B. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra
- Chữa bài 1, 2, 3 (VBT)
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập
* Bài 1: HS đọc đề – HS làm vở – 1 HS làm bảng
HS đổi chéo vở
a, 6,78 – (8,951 + 4,784) : 2,05 =
6,78 – 13,735 : 2,05 =
6,78 – 6,7 = 0,08
b, 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5 
6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút = 
8 giờ 99 phút = 9 giờ 89 phút
* Bài 2: HS đọc đề – HS làm bài
a, (19 + 34 + 46) : 3 = 33
b, (2,4 + 2,7 + 3,5 + 3,8) : 4 = 3,1 
? Nêu cách tìm số TB cộng
* Bài 3: HS đọc đ
? Muốn tính được số % HS trai, HS gái ta phải biết gì?
( Số HS cả lớp, HS trai, HS gái cả lớp)
Bài giải
Số HS gái của lớp là: 19 + 2 = 21 (học sinh)
Số HS cả lớp là: 19 + 21 = 40 (học sinh)
Tỉ số phần trăm của số HS trai và số HS cả lớp là:
19 : 40 = 0,475
0,475 = 47,5%
Tỉ số phần trăm HS giải và số HS cả lớp là:
100% - 47,5% = 52,5%
Đáp số: 47,5% và 52,5% 
* Bài 4: HS đọc đề – HS thảo luận cách giải
? Muốn biết số sách của thư viện ta làm như thế nào?
(Số sách có + số sách năm thứ nhất + số sách tăng thêm sau năm thứ 2).
Bài giải
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện tăng thêm là:
6000 : 100 x 20 = 1200 (quyền)
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện là:
6000 + 1200 = 7200 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách thư viện có tất cả là
7200 + 1440 = 8640 (quyển)
Đáp số: 8640 quyển sách
C2: Tỉ số % của số sách của năm so với năm trước là.
100% + 20% = 120% 
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện có tất cả là:
6000 : 100 x 120 = 7200 (quyển)
Sau năm thứ 2 số sách thư viện có là:
7200: 100 x 120 = 8640 (quyển)
Đáp số: 8640 quyển
* Bài 5: HS đọc đề – HS thảo luận nêu cách giải
? Vận tốc tàu khi xuôi dòng là gì? (Vth + Vnước)
? Vận tốc tàu khi ngược dòng là gì? (Vth + Vnước)
? Vận tốc tàu khi nước lặng dựa vào dạng toán gì?
(Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu)
Bài giải
Vận tốc dòng nước là: (2,84 – 18,6) : 2 = 4,9 (km/ giờ)
Vận tốc của tàu thủy khi nước lặng là: 28,4 – 4,9 = 23,5 (km / giờ)
Đáp số: 4,9 km/ giờ
23,5 km / giờ
III. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt
Ôn tập: Tiết 3
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc HTL
- Củng cố kĩ năng lập bảng thống kê, Từ số liệu biết rút ra nhiều nhận xét đúng.
B. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bắt thăm ghi tên các bài TĐ, HTL
C. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra TĐ, HTL
- HS bắt thăm bài – chuẩn bị 2 phút 
- HS đọc bài – kết hợp trả lời câu hỏi ND bài
3. Bài 2:
* Bài 2: 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu bài
? Các số liệu trong mỗi năm học được thống kê những mặt nào?
(Số trường, Số HS, Số GV, tỉ lệ HS DT thiểu số).
? Cần lập bảng thống kê gồm mấy cột dọc? (5 cột)
? Bảng thống kê có mấy hàng ngang?
(5 hàng gắn với số liệu của 5 năm học)
- HS lập bảng thống kê – VBT
- 2 HS lên bảng – NX
- 2 HS nối tiếp đọc số liệu trong.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop5.doc