Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 86: Đọc văn Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 86: Đọc văn Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

TIẾT 86, ĐỌC VĂN LỚP 11C2

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

- Hàn Mặc Tử -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, thơ mộng của cảnh tượng Thôn Vĩ, xứ Huế. Lý giải được dòng tâm tư bất định trong cảm xúc của thi sĩ: tình yêu Thôn Vĩ, tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và mặc cảm chia lìa ẩn sau một hệ thống hình ảnh dường như phi lôgic.

- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ.

- Giáo dục học sinh yêu cuộc sống yêu quê hương yêu con người và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 86: Đọc văn Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 09/02/2008	Ngày dạy: 14/02/2008
Tiết 86, Đọc văn 	Lớp 11c2
Đây thôn vĩ dạ
- Hàn Mặc Tử - 
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
 Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, thơ mộng của cảnh tượng Thôn Vĩ, xứ Huế. Lý giải được dòng tâm tư bất định trong cảm xúc của thi sĩ: tình yêu Thôn Vĩ, tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và mặc cảm chia lìa ẩn sau một hệ thống hình ảnh dường như phi lôgic. 
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ. 
- Giáo dục học sinh yêu cuộc sống yêu quê hương yêu con người và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống. 
II. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
1. Giáo viên: Đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy; bức ảnh về xứ Huế
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
1. Câu hỏi: Thơ của Hàn Mặc Tử có đặc điểm gì đáng chú ý?
2. Đáp án: - Đây là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn. Dường như trong cuộc đời và thơ luôn có những cuộc vật lộn ghê gớm. (4 đ)
Thơ là một tiếng kêu thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thuỷ vô chung, với những hạnh phúc bất tuyệt. "Thơ theo quan niệm của HMT chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp. (6 đ)
B. bài mới ) 
* Lời vào bài (1’) 
N
ét dẹp của của vườn tược, sông nước mây trời và con người xứ Huế hiện lên như thế qua ngòi bút của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Chúng ta...
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Đọc khổ thơ em cảm nhận được gì về nhịp điệu của khổ thơ? 
? Em nhận xét như thế nào về hình thức câu thơ mở đầu? Nó gợi mở thông tin gì? 
? Theo em thì tiếng nói trữ tình ấy là của ai? 
? Vậy cái tôi trữ tình tự xưng "anh ấy" bộc lộ tâm trạng gì? 
? Vì sao nhà thơ giục lòng mình trở về thôn Vĩ với niềm băn khoăn, rưng rưng mà tha thiết? 
? Với tâm trạng khát khao ấy cảnh tượng Thôn Vĩ được nhà thơ hình dung như thế nào? 
? Vẻ đẹp đầu tiên của Thôn Vĩ thu hút nhà thơ là gì? 
? Em cảm nhận như thế nào về nắng mới lên, nó có sức gợi cảm như thế nào? 
? Hãy so sánh với hình ảnh nắng trong mùa xuân chín của thi sĩ? 
? Qua cái nhìn của nhà thơ về hình ảnh nắng thôn Vĩ em cảm nhận được tâm trọng gì của nhà thơ? 
? Trong ánh ban mai ấy HMT bỗng thấy không gian Vĩ Dạ có vẻ đẹp đặc biệt gì? 
? Em nhận xét gì về phép so sánh “Xanh như ngọc”? 
? Từ “mướt” có sức gợi cảm như thế nào? 
? Thi sĩ phát hiện ra vẻ đẹp non tơ óng chuốt của vườn ví dụ bằng một cảm xúc như thế nào? Cảm xúc ấy đặc biệt được thể hiện ở từ ngữ nào? 
? Trong bức tranh quê ấy vẻ đẹp nào ẩn hiện chứa đựng nhiều tình ý? 
? Theo em có mấy cách hiểu về hình ảnh mặt chữ điền? 
? Em thích cách hiểu nào hơn? 
? Nếu theo cách hiểu này thì theo em "mặt chữ điền" ấy là gương mặt đàn ông hay gương mặt thiếu nữ? 
? Vậy em nhận xét gì về cách miêu tả con người? 
HS đọc khổ thơ 2. 
? Em nhận thấy sự thay đổi về hình ảnh và cảm xúc từ khổ 1 sang khổ 2? 
? Nếu khổ 1 nghiên về tả cảnh thực với cảm xúc náo nức thì sang khổ 2 dường như nghiêng về cảnh ảo với nhiều chi tiết. 
? Cảnh có những chi tiết như thế nào? 
? Cảm giác phiên tán chia lìa ấy gợi tả tâm trạng như thế nào của thi sĩ? 
? Cảnh chia lìa được gợi tả qua hình ảnh gió mây như thế nào? 
? Em nhận xét gì về hình thức diễn đạt của câu thơ? Hình thức ấy gợi lên điều gì? 
? Trong tâm trạng đau thương, mặc cảm chia lìa ấy nhà thơ cảm nhận miêu tả hình ảnh sông Hương, hoa bắp như thế nào? 
? Cảnh tượng gió mây, sông nước ấy biểu tượng cho điều gì?
? Cảnh càng trở lên đượm buồn, hư ảo với hình ảnh nào?
? Cảm giác hư ảo ấy vì đâu mà có?
? Em hình dung như thế nào về sức gợi của hình ảnh “Sông trăng”? 
? Em nắm bắt được tâm trạng gì của nhà thơ trong cảnh mộng ảo ấy? Qua hình thức tu từ nào? 
? Tâm trạng ấy thể hiện rõ nhất ở câu thơ nào? Chữ nào? 
? Vậy nếu chọn một câu thơ đặt tiêu đề cho đoạn 2 em chọn câu nào? 
? Tâm thế nhà thơ thay đổi như thế nào ở khổ thơ thứ 3? 
? Theo em "Khách đường xa" ở đây có liên quan tới hình ảnh con người ở những khổ thơ trên không? Gợi liên tưởng tới ai? 
? Chữ "khách" vang lên 2 lần trong câu thơ gợi cảm giác ra sao? 
? Nhà thơ mộng tưởng tới hình ảnh khách đường xa trong tâm trạng như thế nào? 
? Trong niềm KK tình người ấy bóng giai nhân được gợi tả ra sao? (gây ấn tượng ở vẻ đẹp nào)?
? Cảm nhận của em về cảm xúc của thi nhân trong câu thơ này. 
? Vậy theo em tại sao lại có sự hụt hẫng "nhìn không ra" 
? Câu thơ kết thúc bài thơ có hình thức như thế nào? Để lại dư vị ra sao cho người đọc thơ? 
? Bài thơ có gì đặc sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung? 
? Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì? 
? Đây là bài thơ về tình yêu hay tình quê? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng riêng nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lây bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc?
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc - hiểu
1. Khổ thơ 1: Tiếng nói bâng khuâng rạo rực trước vẻ đẹp của Vĩ Dạ (13') 
- Khổ thơ chia làm 2 nhịp giọng, 2 câu đầu cùng một nhịp đầy băn khoăn vương vấn, 2 câu sau cùng một nhịp gieo vui. 
- Câu thơ mở đầu có hình thức là một câu hỏi từ từ với sự xuất hiện của đại từ "anh" 
+ Câu thơ gợi ra một thông tin khó nắm bắt, tưởng như là mời mọc nhưng cũng không hẳn. Bởi vì ta không rõ ai hỏi, hỏi ai. 
- Có người hiểu tiếng nói trừ tình ấy là của Hoàng Cúc của một cô gái, và đại từ Anh là đối tượng được hỏi. Song có lẽ nên hiểu phát ngôn ấy là của chính Hàn Mặc Tử. Nhà thơ đang tự vấn chính mình, cái tôi trữ tình ấy tự xưng “anh” để bộc lộ tâm trạng. 
+ Cái tôi trữ tình gửi trong lời tự vấn nhẹ nhàng tâm trạng băn khoăn, tự giục giã lòng mình về thăm thôn Vĩ với một giọng điệu rưng rưng, tha thiết. 
- Vì Thôn Vĩ đối với HMT đầy ý nghĩa: 
+ Đó vừa là một không gian thực gắn với ký ức tìnhyêu trong nhà thơ, nơi ấy có người con gái Nhà thơ từng yêu thầm nhớ trộm. 
+ Đó cũng là một không gian biểu tượng cho vẻ đẹp cuộc sống trần thế, cho cái thế giới. Ngoài kia mà thế giới trong này nhà thơ không thể có, nhà thơ hằng khao khát với một tình yêu cuộc sống mãnh liệt. 
=> Có người cho rằng câu thơ mở đầu là câu hỏi cất lên nửa chào mời nửa trách móc của người Thôn Vĩ. Nếu hiểu như thế có lẽ là gượng ép, mực nhiên thừa nhận một tiếng nói ý thức bên cạnh tiếng nói trữ tình của chủ thể nhà thơ. Mà thơ là dòng ký thác tâm trạng của chính bản thể nhà thơ. Hơn thế nữa nếu câu đầu là tiếng nói của người khác chủ thể nhà thơ thì cái nhìn của nhà thơ đối với Thôn Vĩ sẽ khác hẳn, sẽ đầy ngưỡng vọng, khao khát ngóng về. ở đây là thi sĩ họ Hàn nói, miêu tả thôn Vĩ như mình đang ở đó, tận mắt ngắm nhìn. Thế nên ta có thể diễn xuôi ý thơ như sau: "Sau anh (ta, mình) không về chơi thôn Vĩ để được nhìn nắng hàng cau nắng mới lên (như thế này). Ô kìa! Vườn ai ... Như vậy câu thơ mở đầu thực chất là lời tự cấn độc thoại nội tâm, là sự trò chuyện với thế giới. 
- Trong tâm trạng khát khao yêu sống cảnh tượng Thôn Vĩ được nhà thơ hình dung là một bức tranh đầy màu sắc, kỳ thú, và đậm một vẻ đẹp trần thế: Thôn Vĩ ngập trong nắng sớm, nắng chiếu lấp loá trên hàng cau, vườn tược anh mướt, gương mặt chữ điền thấp thoáng ẩn hiện sau khóm trúc. 
- Vẻ đẹp đầu tiên thu hút con mắt của thi sĩ là thứ nắng thanh tân của Thôn Vĩ: nắng mới lên. 
+ Nắng mới lên hình ảnh đầy sức gợi cảm. Đó là thứ nắng tươi mới của một ngày còn lóng lánh sương mai. Hình ảnh sự hồi sinh trong trẻo, tinh khôi của hàng cau quê nhà. 
=> Cau vốn là hình ảnh rất giản dị nhưng được cảm nhận trong ánh ban mai lóng lánh của một ngày như bỗng mất đi vẻ thường tình chân quê mà thêm phần trong sáng lạ kỳ. 
+ Nắng trong “Mùa xuân chín” cũng được gợi tả trong cảm nhận thích thú vui sướng. Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. Tất cả đều rất gây ấn tượng, gợi ảm ánh về sự sống dương gian. 
+ Qua cái nhìn rạo rực trinh nguyên của Hàn phát hiện ra ánh nắng ban mai của vườn trần ta cảm nhận được niềm rạo rực sung sướng đối với vẻ đẹp của Vĩ Dạ. ánh mắt như bao luyến. 
- Trong ánh ban mai cả không gian Vĩ Dạ hoá thành một viên ngọc lớn với màu xanh mướt. 
+ Cách so sánh cả khu vườn Vĩ Dạ “xanh như ngọc” đã thể hiện được vẻ đẹp lí tưởng của không gian vườn tược, vừa thể hiện được nhãn lực tinh tường, một trái tim đa cảm của nt trước vẻ đẹp của màu xanh sự sống 
+ Từ "mướt" thật biểu cảm. Nó không chỉ gợi ra vẻ đẹp mượt mà còn gọi tên cả vẻ đẹp non tơ óng chuốt của khu vườn. Cả khu vườn như còn lóng lánh sương mai. 
+ Cả câu thơ và đặc biệt từ ngữ cực tả "mướt quá" thể hiện cảm xúc yêu thương, mê đắm chiêm bái vẻ đẹp trần gian, vẻ đẹp mới mẻ của bức tranh Vĩ Dạ. Đó cũng là cảm xúc chân thành của một con người yêu luyến sự sống và quê hương. Và đồng thời cũng là cảm xúc lãng mạn của một tâm hồn giàu có. 
- ẩn hiện trong bức tranh quê là vẻ đẹp “gương mặt chữ điền” thấp thoáng sau vòm trúc. Đó là hình ảnh chứa đựng nhiều tình ý, làm cho khung cảnh trở nên nên thơ hơn. 
+ Có thể đặt ra 2 cách hiểu về hình ảnh mặt chữ điền. 
	Có thể là hình ảnh mặt người thôn Vĩ. 
	Có thể là mặt của người trở về Thôn Vĩ. 
+ Có lẽ nên hiểu là mặt người thôn Vĩ thì hợp với mạch tả cảnh thôn Vĩ hơn.
- Nếu là hình ảnh mặt người Thôn Vĩ thì hình ảnh mặt chữ điều là gương mặt người thiếu nữ. Bởi một điều rất đơn giản một người đàn ông. HMT về quê của Huy Cận không lẽ gì lại để ngắm một gương mặt đàn ông. Hơn nữa ca dao vẫn thường nói mặt chữ điều không nhìn cũng thương, bao giờ cũng gợi vẻ phúc hậu. 
=> Không nên hiểu đây chỉ là gương mặt Hoàng Cúc. Song mặt khác cũng có thể hiểu là gương mặt tự hoạ của HMT một cách tự hoạ đầy kiểu hành về mình. Trong thơ Hàn vẫn tự khắc hoạ sau vòm lá, rào thưa, bờ liễu: 	 "Trong khóm vi lau rào rạt mãi 
Tấm lòng ai đó sao im đi" 
+ Cách miêu tả đầy tính cách điệu hoá, hình ảnh mặt chữ điều khuất sau lá trúc mảnh mai vừa thực vừa ảo, song vẫn toát lên một vẻ đẹp phúc hậu dịu dàng, con người như hoà mình vào thiên nhiên. 
* Tiểu kết: Bốn câu thơ gợi lên vẻ đẹp của cảnh, của người sứ Huế vừa trần thế vừa thành thiện: một khát vọng trở về Huế, về với cuộc sống trần thế với một tình yêu trinh nguyên. 
2. Khổ 2 (10') 
- Nếu khổ 1 nghiên về tả cảnh thực với cảm xúc náo nức thì sang khổ 2 dường như nghiêng về cảnh ảo với nhiều chi tiết. 
- Cảnh là cả một không gian mênh mông có đủ gió, mây, sông nước, trăng, hoa song không gợi vui, cảnh là cả một thế giới chia lìa phiêu tán. 
- Cảm giác phiên tán chia lìa của cảnh gợi tả tâm trạng khát khao về thôn Vĩ, về với cuộc sống trần thế với một tình yêu tuyệt vọng, đầy mặt cảm. 
=> Như vậy, cảnh buồn ấy có lẽ sinh ra từ hố sâu ngăn cách giữa mình với cuộc đời, giữa nhà thơ với người thôn Vĩ, với một vẻ đẹp e lệ mướt mát của "vườn ai" mà không thể chiếm lĩnh. Ta hiểu vì sao sau hình ảnh nắng mới vụt tắt sau niềm thôi thúc về thôn Vĩ là cả thế giới đau thương chia lìa hiện ra. 
- Cảnh chia lìa được gợi tả rất đậm nét qua hình ảnh gió, mây, chia cắt "gió theo lối gió, mây đường mây" cảnh gió, mây không còn là cảnh thực mà được nội tâm hoá. 
+ Câu thơ tự ngắt làm đôi, ngăn cách bởi một dấu phẩy không đơn giản là tả sự chia cắt đôi ngả của gió, mây mà còn gợi lên sự chia li đôi ngả của tình đời tình người. 
+ Cảnh diễn đạt lặp cấu trúc ở 2 vế câu tạo ra một không gian đóng kín, nó càng rạch vào nỗi đau thân phận của nhà thơ. Bao bọc nhà thơ là một mặc cảm chia lìa, là cả một thế giới đau thương. 
- Dòng nước, hoa bắp cũng vừa được tả thực vừa được tâm trạng hoá. Thực ở chỗ đó đúng là cảnh sông Hương xứ Huế, buồn lặng, ngang Vĩ Dạ là cồn Hến đầy lau vi rút. áo, bởi nó gợi lên nỗi buồn con người, nỗi buồn của kiếp người trần duyên. Cảnh như tâm trạng con người.
=> Tất cả cảnh vật đều ở 1 trạng thái ngưng đọng, hờ hững với con người. Cái lay đọng tinh tường của hoa bắp cũng chẳng đủ làm xao xuyến lòng người.
- Nếu khổ thôn vĩ là 1 biểu tượng của cõi nhân gian ăm ắp sự sống, mướt mát màu sắc, rưng rưng một vẻ e ấp thì đến cảnh gió mây sông nước lại gợi lên cả 1 thế giới điều hiu lạc điệu, vô sắc vô hương.
=> Cảnh chia lìa đôi ngả ấy của gió mây sông nước cũng nói lên tâm trạng u tối, mặc cảm chia cắt của Nhà thơ với cđ. Tiếng nói rạo rực say mê giờ đã lắng xuống chỉ còn lại tiếng nói u buồn.
+ Cảnh càng trở lên hư ảo, đượm buồn với hình ảnh "Thuyền ai..." Đó là hình ảnh bến sông, 1 con thuyền và bóng ai thấp thoáng trong đêm trăng.
-> Cảm giác hư ảo ấy gợi lên từ hình ảnh không xác định "Thuyền ai..."; từ hình ảnh mơ hồ huyền hặc sông trăng.
- H/ả sông trăng như là sự hiện diện của cõi mộng, cõi đêm. Nó xuất hiện thay thế thứ nắng ban mai “mới lên” của dương gian. Nó tắm vạn vật trong ánh sáng hư ảo, khiến vạn vật như thoát khỏi xác phàm, sông trở thành sông trăng, thuyền trở thành thuyền trở trăng và “ai” bỗng trở thành người trong mộng tưởng của thi nhân. 
=> Lời thơ phiêu lãng trong mộng mị, bị xoá nhoà những nét nghĩa thông thường, nhờ hình ảnh không xác định và hư ảo ấy trở nên miên man chỉ còn lại là một màu bạc bạc của trăng. 
- Tâm trạng nhà thơ trong cõi mộng dường như rất đa thanh vừa mong chờ tha thiết vừa phấp phỏng lo âu, hoài nghi. 
+ Tâm trạng ấy được thể hiện rõ nhất ở câu thơ "Có chở trăng về kịp tối nay" rõ nhất là chữ "kịp". Một chữ kịp nhưng chất chứa bao nhiêu khát khao, hoài vọng, có gì đó như thật khẩn thiết mà cũng đầy bất trắc lo âu. 
=> Đây là một câu thơ thoát hoàn toàn khỏi cảnh thực, chỉ còn là tiếng nói vẳng lên từ tâm thức nhà thơ, là câu thơ của cõi mộng. 
* Tiểu kết: Toàn bộ khổ thơ là cái tam trạng, xa cách, ngóng đợi, vắng vẻ. Từ cảnh gió mây, sông nước Thôn Vĩ gợi niềm man mác vắng xa nào đó mà tâm hồn nhà thơ cứ hẳn lên một mặc cảm chia lìa, muốn níu kéo, nương tựa vào vẻ đẹp tình đời Thôn Vĩ nhưng càng KK nhà thơ càng không tránh khỏi nghi ngại. 
=> Như vậy nhìn bề ngoài hình ảnh thơ không kết dính nhưng cảm xúc vẫn chung một dòng chảy: khát khao tình người nhưng mặc cảm xa cách ... 
- "Có chở trăng về kịp tối nay" 
3. Khổ thơ thứ 3 : Ai biết tình ai có đậm đà (10') 
- Không còn ngắm cảnh mà lặng đi trong mơ tưởng: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. 
- “Khách đường xa” xuất hiện dường như không liên quan gì đến nhân vật “anh” ở đầu, hay “ai” đó trong đêm trăng, gợi liên tưởng tới một khách má hồng, một bóng giai nhân, thoáng gặp mà nhớ mãi. 
+ Chữ “Khách” vang lên 2 lần trong câu thơ tạo nên âm thanh khô lạnh, chói gắt, xa vắng. ánh nắng đã xa xôi, ánh trăng đã vụt tắt, người trong mộng hiện lên xa xôi như một ảo ảnh. 
+ Hình ảnh "khách đường xa" hiện lên trong tâm trạng khát khao tình người của thi sĩ, hiển hiện thành lời gọi khẩn thiết, đau đáu: "Khách đường xa". 
- Bóng giai nhân được gợi tả trong mộng tác giả, trong niềm KK tình người là một ảo ảnh lồ lộ trắng lạnh, không rõ ràng, cứ nhạt nhoà, xa dần, "áo em trắng quá nhìn không ra" Một màu áo đầy ám ảnh, choán hết tâm tưởng nhà thơ. 
+ Câu thơ chứa đựng cảm giác hồi hộp, đam mê, đầy ngưỡng vọng (áo em trắng quá) song có cả nỗi niềm hụt hẫng xót xa "Nhín không ra". Vẻ đẹp của thiên thần áo trắng cứ dần vuột khỏi tầm tay thi sĩ, xa xôi thế? Nhạt nhoà thế. 
+ Bóng giai nhân cứ nhạt nhoà, "nhìn không ra" có lẽ là vì sương khói mờ nhân ảnh, vì xứ Huế bảng lảng sương khói, mơ màng làm mờ ảo bóng giai nhân. 
Nhưng cũng còn vì "ai biết tình ai có đậm đà" Vì trong trái tim trong tà áo trắng kia cũng đâỳ hư ảo bí mật. 
=> Mối tình mới nhen trong lòng tác giả thì đậm đà lắm nhưng ai biết được từ phía đẹp kia tình cảm của họ có tha thiết không? ý thơ vì thế mà gợi mở, chơi vơi, thật khó cắt nghĩa. 
- Câu thơ kết thúc với hình thức nghi vấn, đại từ : "ai" không xác định xuất hiện trong câu thơ để lại như một lời để ngỏ, một dư vị xót xa mênh mông. Tiếng nói nội tâm của cá nhân nhà thơ đã trở thành một câu hỏi ngàn đời, dành cho tất cả những ai đang khao khát yêu thương, khát khao đồng cảm như thi sĩ. 
* Tiểu kết: Cảnh ngập trong cõi mộng, trong tâm trạng nhà thơ. Nhưng khổ thơ rung lên một âm điệu day dứt tình người. 
III. Tổng kết (2') 
1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ trong sáng, nhịp thơ nhẹ nhàng, trầm buồn. Điệp từ, so sánh
2. Nội dung
- Qua tình yêu thiên nhiên, con người đằm thắm thể hiện tình yêu, tình quê trong trẻo kín đáo
IV. Luyện tập (3') 
1. Tuỳ học sinh 
- Định hướng: Cảm động, thông cảm, cảm thương, khâm phục một thi sĩ tài hoa, đa tình mà bất hạnh, vượt lên hoàn cảnh để sáng tạo nghệ thuật. 
2. Đây là bài thơ nói về tình yêu, nói len nỗi nuối tiếc, nỗi đau và cả sự bất lực của nhà thơ trước mỗi tình xa xăm, vô vọng; nhưng vẫn hiện rõ một tấm lòng tha thiết yêu đời, yêu người. Chính điều này đã tạo nên sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn bao thế hệ bạn đọc.
	C. Hướng dẫn học bài , chuẩn bị bài (2')
	 1. Học bài:
	- Học thuộc bài thơ. 
	- Phân tích được cảnh thơ, tâm trạng thơ của Hàn qua bức tranh. 
	- Bình giảng khổ thơ đầu.
2. Bài mới: chuẩn bị bài Chiều tối
	- Đọc SGK soạn bài theo câu hỏi SGK, tr.39.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 86 - CB 11.doc