Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 8: Làm văn Thao tác lập luận phân tích

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 8: Làm văn Thao tác lập luận phân tích

TIẾT 8, LÀM VĂN LỚP 11D2

THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp học sinh nắm được khái niệm, yêu cầu, mục đích và cách phân tích từ đó áp dụng vào bài viết của mình.

- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị – xã hội hoặc văn học.

- Tích hợp với những kiến thức về văn và tiếng Việt đã học.

 2. GDTTTC: Có ý giữ gìn tiếng mẹ đẻ trong qúa trình sử dụng.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Đọc, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 8: Làm văn Thao tác lập luận phân tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/09/2007	Ngày dạy: 21/092007
Tiết 8, Làm văn	LớP 11D2
Thao tác Lập luận phân tích
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Giúp học sinh nắm được khái niệm, yêu cầu, mục đích và cách phân tích từ đó áp dụng vào bài viết của mình.
- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị – xã hội hoặc văn học.
- Tích hợp với những kiến thức về văn và tiếng Việt đã học.
	2. GDTTTC: Có ý giữ gìn tiếng mẹ đẻ trong qúa trình sử dụng.
II. Phương tiện thực hiện
Đọc, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận
III. Phương tiện
- GV: SGK + SGV; Thiết kế bài dạy
- HS: SGK và chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
B. Tiến trình lên lớp
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ:
II. bài mới
* Lời vào bài (1’)
T
hao lập luận phân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đọc hiểu tác phẩm văn học. Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, kết cấu và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta vào bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?) Thế nào là lập luận phân tích? 
(Học sinh đọc SGK) 
(?) ý cơ bản của đoạn trích là gì?
(?) Để làm rõ bản chất của Sở Khanh, Hoài Thanh đã phân tích khía cạnh nào?
(?) Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn văn của Hoài Thanh?
(?) Từ cách tìm hiểu trên hãy nêu lập luận phân tích là gì?
(?) Mục đích của lập luận phân tích là gì? Nêu ví dụ?
(?) Lập luận phân tích có những yêu cầu như thế nào?
(Học sinh đọc SGK)
(?) Hãy chỉ ra cách phân chia đối tượng trong các đoạn vừa đọc và mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp của các đoạn văn đó?
(?) Ngoài cách phân chia đối tượng rồi tổng hợp lại, ta thấy còn có cách nào nữa?
* Khái niệm (5’)
a. Ví dụ
- ý cơ bản của đoạn trích là: Bản chất vô liêm sỉ, tàn nhẫn của nhân vật Sở khanh trong Truyện Kiều.
Hoài Thanh đã phân tích các chi tiết.
+ Sở Khanh vờ làm nhà nho, làm hiệp khách
+ Sở Khanh vờ yêu để kiếm chác, để đánh lừa người con gái
+ Sở Khanh lừa Kiều để Kiều bị đánh đập tơi bời, bị ném vào lầu xanh không có cách gì cưỡng lại, Sở khanh bỏ trốn.
+ Sở Khanh còn dẫn mặt mo đến mắng át Kiều, toan đánh Kiều.
- “Cái trò bịp xong là trở mặt này lại không phải là chuyện ngẫu nhiên, chuyện một lần...Cái chuyện này hắn đã diễn ra không biết lần thứ mấy, hắn đã thành tay nổi tiếng bạc tình”.
- “Nhân vật Sở Khanh hoàn thành bức tranh về nhà chứa. Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này”.
- Ngay từ đoạn đầu, Hoài Thanh đã thể hiện sự kết hợp ấy: “Trong cái nghề bất chính ngày xưa, có một nghề rất tồi tàn là nghề sống bán các thanh lâu, nghề làm chồng hờ của gái điếm. Nhưng trong cái bọn tồn tài ấy cũng ít ai tồi tàn như Sở Khanh”.
b. Khái niệm: Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát phát hiện bản chất của đối tượng.
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích (12’)
1. Mục đích của thao tác lập luận phân tích
- Thấy được bản chất, mối quan hệ, giá trị của đối tượng phân tích.
- Nhờ phân tích người ta còn phát hiện ra mâu thuẫn hay đồng nhất của sự việc, sự vật, giữa lời nói và việc làm, giữa hình thức và nội dung, giữa bên trong và bên ngoài...
Ví dụ: 
Phân tích nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Những chi tiết và mối quan hệ cũng như giá trị của nhân vật Từ Hải cần phân tích.
- Từ Hải xuất hiện lúc nào trong Truyện Kiều (Từ Hải xuất hiện khi đời Kiều rơi vào sự tuyệt vọng. Nàng phải vào lầu xanh lần thứ hai).
- Từ Hải được miêu tả như thế nào (Không gốc tích, không gia đình, mang vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng. “Đường đường một đấng anh hào, côn quyền hơn sức lược thao gồm tài” và “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”). 
- Mối quan hệ giữa Từ Hải với Kiều là mối quan hệ của những người có nhận thức đẹp của những người 
tri kỉ, biết người như biết mình, hiểu người, hiểu mình. Đó là mối quan hệ của trai anh hùng gái thuyền quyên.
- Lí tưởng của Từ Hải là xây dựng được triều đình: “Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà” nghĩa là chống lại triều đình của Gia Tĩnh triều Minh. Vì thế Từ Thoắt đến rồi lại thoắt đi. Chỉ nửa năm chăn êm gối ấm, “Trượng phu phút đã động lòng bốn phương”. Từ đã dứt áo ra đi. 
- Nhưng triều đình của Từ Hải rồi sẽ đi đến đâu sau khi đã làm trọn lời hứa với Thúy Kiều? Nguyễn Du không thể ý thức được. Thế giới quan của nhà thơ đầy mâu thuẫn và lúng túng. Một mặt muốn đồng cảm với ước mơ công lí. Mặt khác lại không thể để triều đình Từ Hải tồn tại. Nếu tồn tại nó sẽ đi đến đâu sau khi đã thực hiện mục đích riêng của đời Kiều. Đấy là mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Từ Hải.
2. Yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
- Phân tích cụ thể bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp và khái quát (ví dụ của Hoài Thanh) SGK
- Khi phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung và hình thức. Bởi không có nội dung nào tồn tại ngoài hình thức. Nội dung nào cũng được chở bằng hình thức nhất định. Ví dụ phân tích câu thơ sau của Viễn Phương trong bài Viếng lăng Bác 
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Mấy tiếng “Con ở miền Nam” nếu không chú ý sẽ bị lướt qua. Vì đó chỉ là ngôn ngữ có tính thông báo về không gian, địa điểm. Song càng nghĩ ta càng nhận ra sự xúc động, rung cảm sâu sắc của một tấm lòng thành kính. Sinh thời Bác khẳng định: “Miền Nam là máu của Việt Nam là thịt của Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” và “Một ngày mà tổ quốc ta chưa được thống nhất, đồng bào Nam Bắc chưa được xum họp một nhà là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”. Đồng bào miền Nam tha thiết mong mỏi đến ngày thống nhất được đón Bác vào thăm. Nhưng Người đã ra đi khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang tới gần thắng lợi. Đặt câu thơ vào trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy hết giá trị biểu cảm của mấy từ “con ở miền Nam”. Mấy tiếng thật giản dị mà xúc động sâu xa.
II. Cách phân tích (12’)
Đoạn văn phân tích: “Bọn quan lại.... Tụng kì cũng xong” Hoài Thanh đã phân chia đối tượng (thế lực của đồng tiền) thành những phần cụ thể:
- Tác dụng tốt của đồng tiền (có tiền Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha, và sau này mới báo được ơn cho người này người nọ. Đó là khi đồng tiền nằm trong tay người tốt. 
- Tác hại của đồng tiền (Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí. Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con vương ông. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm. Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ác. Cả xã hội chạy theo đồng tiền). Tác giả đã tổng hợp lại:
+ Đồng tiền cơ hồ đã trở thành một thế lực vạn năng (tài hoa, nhan sắc, tình nghĩa, nhân phẩm Công lí đều không còn có nghĩa gì trước thế lực của đồng tiền). Sau đó Hoài Thanh lại phân tích.
- Tài tình hiếu hạnh như Kiều cũng chỉ còn là một món hàng, không hơn không kém. 
- Ngay Kiều nữa, cái việc dạt dột nhất, tội lỗi nhất trong đời nàng là nghe lời Hồ Tôn Hiến khuyên Từ Hải ra hàng (cũng bởi xuôi lòng vì ngọc vàng của Hồ Tôn Hiến).
Đồng tiền đã thu xếp ổn vụ án Vương Ông. Nguyễn Du vẫn mỉa mai chua chát:
“Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì
Họ chung ra sức góp vì
Lễ tâm đã đặt, tụng kì cũng xong”.
- Cách lập luận của Hoài Thanh là phân tích - tổng hợp - phân tích.
Ngoài phân chia đối tượng để phân tích rồi tổng hợp, người viết còn có thể:
- Mô tả đối tượng từ nhiều góc độ khác nhau: đồng tiền phát huy tác dụng khi ở tay người tốt. Nó trở thành thế lực tàn bạo khi trong tay kẻ xấu. Nó đối tốt với Kiều và cũng có thể hại Kiều.
- Liên hệ đối chiếu 
Ví dụ: Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến chúng ta so sánh với chùm thơ thu của ông. Phân tích bài Tự tình I, chúng ta so sánh liên hệ với bài Tự tình II và Tự tình III của Hồ Xuân Hương...
- Chỉ ra nguyên nhân và kết quả.
Ví dụ: “Nếu cứ theo tốc độ gia tăng của những năm 80 thế kỉ XX (4,4 tỉ) thì đến giữa thế kỉ XXI (2050) dân số thế giới sẽ đạt con số gần 9 tỉ người. 
Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng; không đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày. Từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến sự suy thoái sức khoẻ. Giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hoá. Dân số tăng trong khi việc làm, cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống của cộng đồng, cá nhân sẽ giảm sút.
- Bình giảng để làm cho phân tích trở nên sâu sắc, tế nhị sau khi đã phân tích ba bài thơ Tự tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, một tác giả viết:
“Đọc ba bài thơ ta như có cảm nhận bước vào Cổ Nguyệt Đường mà vẫn lạnh tanh không hương sắc, không hơi ấm. Một nỗi cô đơn tràn ngập cả căn phòng. Chỉ có lửa lòng của Xuân Hương vẫn le lói, muốn bốc lên, khi thì “những tấp tênh”, lúc “xiên ngang mặt đất”, đâm toạc chân mây” và “thân này đâu đã chịu”. Nhưng tất cả chỉ còn là số không. Nỗi “lênh đênh”, “gập ghềnh”, “trơ cái hồng nhan”, “duyên để mõm mòm” vẫn là sự thật trớ trêu. Ta thật thương cho bà. Nguyễn Du hỏi Đỗ Phủ khi nhà thơ đi qua mộ thi sĩ họ Đỗ: “Có phải khổ thế mà thơ hay không”. Mạn phép, chúng ta cũng hỏi như thế với nữ sĩ họ Hồ”. (Trái tim lớn của những nghệ sĩ lớn - NKĐ)
* Ghi nhớ: Tham khảo phần ghi nhớ (SGK, tr.27).
III. Luyện tập (12’)
Câu 1 (SGK, tr. 28)
- Đoạn “Nỗi riêng riêng những.... Bế tắc”
Đây là đoạn văn phân tích theo cách giảng bình. Cụ thể là cắt nghĩa và bình giảng.
- Đoạn “Còn gì đáng buồn hơn... dễ hư hỏng”
Đây là đoạn văn phân tích chỉ ra nguyên nhân và kết quả.
- Đoạn văn “Còn rất nhiều câu thơ... suốt xương da”.
Đây là đoạn văn phân tích theo cách liên hệ đối chiếu giữa các sự vật, hiện tượng.
Câu 2 (SGK, tr. 28)
Phân tích giá trị hiện thực của Truyện Kiều, ta phân tích các ý 
 - Hiện thực về số phận bất hạnh của người phụ nữ
 + Đạm Tiên số mệnh tiền kiếp của Thúy Kiều 
 + Cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều 
- Hiện thực về bộ mặt tàn bạo của bọn quan lại 
 + Từ vụ án vu vơ mà làm cho gia đình Kiều tan nát
 + Xử kiện trắng trợn bằng tiền
 + Hồ Tôn Hiến điển hình cho bọn quan lại: dâm ô, đểu cáng. 
- Thế lực của đồng tiền
 + Đồng tiền len lỏi vào cán cân công lí
 + Đồng tiền làm cho bọn buôn thịt bán người trở nên táng tận lương tâm. 
 + Đồng tiền hại cả một đời Kiều.
- Cả xã hội phong kiến vạn ác đầy đoạ Kiều
Khi viết tùy từng văn cảnh mà áp dụng các cách phân tích đã học.
	C. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập (2’)
Bài cũ: - Học và nắm nội dung bài học
Hoàn thành các bài trong SGK, tr.28
2. Bài mới: chuẩn bị bài Thương vợ

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 8 - CB 11.doc