Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 68: Đọc văn Ôn tập văn học kỳ I

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 68: Đọc văn Ôn tập văn học kỳ I

TIẾT 68, ĐỌC VĂN LỚP 11 D2

ÔN TẬP VĂN HỌC KỲ I

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp học sinh nắm vững và hệ thống hoá những trí thức, cơ bản về Văn học Việt Nam hiện đại và Văn học nước ngoài trên hai phương diện lịch sử và thể loại.

- Có kĩ năng phận tích văn học trên những cấp độ: Sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.

2. Giáo dục TTTC: tình cảm trân trọng đối với nền văn học dân tộc.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc sáng tạo, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: Đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy

+ Thiết kế bài dạy

 2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 68: Đọc văn Ôn tập văn học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/12/2007 Ngày giảng: 26/12/2007
Tiết 68, Đọc văn Lớp 11 D2
Ôn tập văn học kỳ I
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp học sinh nắm vững và hệ thống hoá những trí thức, cơ bản về Văn học Việt Nam hiện đại và Văn học nước ngoài trên hai phương diện lịch sử và thể loại.
- Có kĩ năng phận tích văn học trên những cấp độ: Sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.
2. Giáo dục TTTC: tình cảm trân trọng đối với nền văn học dân tộc.
II. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc sáng tạo, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
Giáo viên: Đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy
+ Thiết kế bài dạy
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
B. bài mới 
* Lời vào bài (1’) 
Để giúp các em nắm vững và hệ thống hoá những trí thức, cơ bản về Văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta tiếp tục ôn tập văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX -> 1945, 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Nêu những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội tư sản đương thời?
? Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô)?
? Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: “Văn chương không cần ...sáng tạo những gì chưa có...” (Đời thừa)
? Phân tích khát vọng hạnh phúc của rô-mê-ô và giu-li-ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận?
Câu 5 (SGK, tr. 204) (12’)
- Những nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc của một tang gia.
+ Cách đặt tên nhân vật (Phán mọc sừng, Typn, Min Đơ, Min Toa...)
+ Cách dùng từ (gọi tên sự vật như lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng...)
+ Cách diễn đạt vừa vô lý vừa có lý “Phải chết một cách bình tĩnh”,“hai cái tội nhỏ một cái ơn to”, “vô tình gây ra cái chết của một ông già đáng chết”.
+ Cách so sánh “buồn như nhà buôn vỡ nợ”.
+ Cách đặt câu: Câu văn chứa đựng những mâu thuẫn “Họ chim nhau, cười tình với nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”.
+ Tạo giọng văn: Đó là lối xen vào những nhận xét bình luận hài hước, lời nói ngược thâm thuý “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, “tang gia ai cũng vui vẻ cả”.
Câu 6 (SGK, tr.204) (10’)
- Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai giải quyết mâu thuẫn trong đoạn kịch “Vĩnh biệt Cửa Trùng Đài”.
+ Trong vở kịch và đoạn trích, Nguyễn Huy Tưởng đặt những vấn đề sâu xa liên quan tới nhiều mối quan hệ. Đó là: 
* Lợi ích của bản thân nghệ thuật và lợi ích của đời sống.
* Nghệ sĩ và nhân dân.
* Đam mê và tội lỗi
+ Trong bài tựa viết một năm sau khi viết xong vở kịch. Nguyễn Huy Tưởng bày tỏ nỗi băn khoăn của mình: “Đài Cửu Trùng không thành, nên buồn hay nên vui”, “Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay kẻ giết Vũ Như Tô phải”, “ta chẳng biết”, “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” Với một đề tựa như thế đủ biết từ trong ý đồ nghệ thuật đến thể hiện ý đồ ấy, Nguyễn Huy Tưởng đã tạo ra một suy tư lơ lửng. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân chưa được giải quyết triệt để. Muốn giải quyết mâu thuẫn này phải nhờ vào lịch sử và sự giác ngộ của nghệ sĩ và nhân dân.
Câu 7 (SGK, tr. 204) (10’)
- Vấn đề cần bình luận là:
Nhà văn coi trọng ý thức trách nhiệm và sự sáng tạo không ngừng của người cầm bút. Nghệ thuật không phải là cái khuôn đúc sẵn để nhồi nhét tư tưởng và tình cảm của người viết. Nghệ thuật là sự sáng tạo.
- Khẳng định vấn đề đúng.
- Mở rộng vấn đề bằng ba cách.
+ Giải thích và chứng minh tại sao người nghệ sĩ đòi hỏi phải sáng tạo và được thể hiện như thế nào qua Nam Cao và một số cây bút tiêu biểu khác.
+ Mở rộng vấn đề bằng cách đào sâu.
* Quan niệm về sự sáng tạo.
* Làm thế nào để đạt được sự sáng tạo.
+ Lật ngược vấn đề.
* Có tác phẩm nào không cần phải sáng tạo mà trở thành văn chương đích thực không? (lý giải, phân tích, chứng minh để bác bỏ).
- Nêu ý nghĩa tác dụng của câu nói.
+ Thúc đẩy sự sáng tạo của nhà văn.
+ Lấy sự sáng tạo để đánh giá tác phẩm.
Câu 8 (SGK, tr. 204) (8’)
- Xung đột giữa khát vọng hạnh phúc và hoàn cảnh thù địch vây hãm con người trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia.
+ Không gian của màn đêm trong vườn nhà Ca-pui-lét. Đó là đêm trăng đẹp hiện diện của tình yêu nhưng nó như bóng đêm ngăn cách để họ không thể cầm tay nhau mặc dù đang hướng về nhau. Họ chỉ được gặp nhau trong bóng đêm. Ban ngày là của sự đối đầu, của thù địch.
+ Không gian còn thể hiện qua bức tường của nhà Ca-pui-lét. Bức tường ấy bao vây chỗ đứng của Rô-mê-ô. Bức tường kiên cố bảo vệ nhà Ca-pui-lét nghĩa là cho thế lực hận thù đang đe doạ tính mạng của Rô-mê-ô. Bức tường ấy cũng chính là sự dàng buộc của lễ giáo đối với cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (3’)
 1. Bài cũ: - Đọc lại các tác phẩm đã học và nắm chắc kiến thức cơ bản. 
 - Ôn tập theo từng thể loại và nắm chắc nội dung và nghệ thuật từng văn bản văn học.
 2. Bài mới: Ôn tập các kiến thức đã học tiết sau viết bài số 4 (Kiểm tra học kì I).

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 68 - CB 11.doc