Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 7: Làm văn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 7: Làm văn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

TIẾT 7, LÀM VĂN LỚP 11D2

PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

Giúp học sinh hiểu được cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận từ đó áp dụng vào bài tự luận của mình.

- Rèn luyện kĩ năng thuần thục phân tích đề, lập dàn ý

2. GDTTTC: có ý thức giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3038Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 7: Làm văn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/09/2007	Ngày giảng: 17/09/2007
Tiết 7, Làm văn	Lớp 11D2
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
A. Phần chuẩn bị 
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng:
Giúp học sinh hiểu được cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận từ đó áp dụng vào bài tự luận của mình.
- Rèn luyện kĩ năng thuần thục phân tích đề, lập dàn ý
2. GDTTTC: có ý thức giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt.
II. Cách thức tiến hành
Đọc, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận 
III. Phương tiện thực hiện
- GV: SGK + SGV; Thiết kế bài giảng.
- HS: SGK, chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
B. Tiến trình bài dạy
* ổn định tổ chức (1’)	D2: 
I. Kiểm tra bài cũ: Không
II. Bài mới:
* Lời vào bài (1’)
T
rong bài văn tự luận việc phân tích đề và lập dàn ý vô cùng quan trọng. Để hoàn thành tốt bài tự luận, tiết học này
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(?) Thế nào là phân tích đề văn? Cho ví dụ cụ thể.
(?) Phân tích đề có những yêu cầu gì?
(?) Thế nào là lập ý?
(?) Nêu yêu cầu của lập dàn ý?
(?) Phần đặt vấn đề có nhiệm vụ gì?
(?) Nêu nhiệm vụ của giải quyết vấn đề?
(?) Phần kết thúc vấn đề có nhiệm vụ gì?
(?) Phân tích và lập dàn ý về đề sau: Giá trị hiện thực của đoạn trích “Vào Trịnh phủ” (trích) Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác?
(?) Đặt vấn đề như thế nào?
(?) Giải quyết vấn đề cần triển khai như thế nào?
(?) Kết thúc vấn đề cần đề cập những ý nào?
I. Phân tích đề (14’)
1. Khái niệm (6’)
- Phân tích đề văn là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác chính và phạm vi dẫn chứng của đề.
- Ví dụ đề: Truyện Kiều là tiếng khóc của nhiều cung bậc
+ Qua phân tích ta chỉ ra những nội dung mà đề yêu cầu.
+ Tiếng khóc của thân phận đàn bà 
+ Tiếng khóc của thân xác bị đày đoạ
+ Tiếng khóc của tình yêu bị tan vỡ
+ Về hình thức ta chỉ ra thao tác chính của đề là phân tích + chứng minh ngoài ra còn có thao tác phụ như bình giảng, bình luận. 
+ Về phạm vi dẫn chứng của đề bài. Truyện Kiều của Nguyễn Du.
2. Yêu cầu phân tích đề (8’)
a. Trước khi phân tích đề phải tiến hành ba thao tác
+ Một là đọc kĩ đề
+ Hai là gạch chân các từ quan trọng (những từ đó chứa đựng ý của đề bài).
+ Ba là ngăn vế (nếu có). Ngăn vế khi đề ra có các cặp quan hệ từ. 
Ví dụ: Tuy còn hạn chế bởi ý thức hệ phong kiến nhưng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc cao cả, bộc lộ tấm lòng yêu nước thương dân. Phần một tuy còn hạn chế bởi ý thức hệ phong kiến chỉ trình bày vài nét, còn tập trung giải quyết vế thứ hai. Ta có sơ đồ:
 Tuy, không những, vì C1V1 Nhưng, mà còn, nên C2V2
 Sơ qua Tập trung giải quyết
b. Phải xác định được đây là đề có định hướng cụ thể hay mở rộng 
Ví dụ: Đề về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trên đây là đề có định hướng. Đề về Truyện Kiều là tiếng khóc của nhiều cung bậc là đề mở rộng. Đối với đề mở rộng cần phải xác định cụ thể yêu cầu về nội dung và thao tác của đề. 
Ví dụ:Đề số 3 (SGK): Về bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Đây là đề không có định hướng. Vậy ta phải xác định đúng nội dung của đề gồm những vấn đề nào cho phù hợp, người đọc, người nghe có thể chấp nhận được. Ta xác định:
- Bức tranh thu ở làng quê Việt Nam nhất là đồng bằng Bắc bộ.
- Tấm lòng gắn bó với quê hương, đất nước. 
- Một nỗi buồn thầm lặng.
Về thao tác chính là phân tích + chứng minh. Có thể dùng so sánh đối chiếu với chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Khi chứng minh bằng dẫn chứng thơ có thể kết hợp giữa phân tích thơ + bình giảng. Đồng thời có thể bình luận ý nghĩa khi tìm hiểu bài thơ Thu điếu.
II. Lập dàn ý (15’)
1. Thế nào là lập dàn ý (2’)
Lập dàn ý của bài văn nghị luận là nhằm thiết kế bố cục văn bản cho một bài tự luận. Nó gồm 3 phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.
2. Yêu cầu của lập dàn ý (5’) 
- Cần sử dụng triệt để kết quả của phân tích đề. Nhất là phần nội dung đã xác định.
- Huy động vốn hiểu biết về cuộc sống, về văn học để có các ý cụ thể, phong phú. 
- Kết hợp với những thao tác của văn nghị luận để trình bày các ý theo một trật tự lôgíc và thành những luận điểm, luận cứ và luận chứng.
3. Nhiệm vụ của mỗi phần trong lập dàn ý (8’) 
a. Đặt vấn đề có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng (bài thơ, đoạn trích, câu nói, nhân vật...) mà đề yêu cầu. Cách giới thiệu phải hết sức tự nhiên. Đồng thời sơ bộ nêu khái quát nhận định cơ bản về đối tượng ấy. Đó là:
- Cảm xúc chủ đạo về bài thơ, đoạn thơ
- Bản chất của nhân vật.
- Nội dung cơ bản của đoạn trích 
- Vấn đề then chốt của lời nhận định 
- Cái hay, cái đẹp của một tác phẩm.
b. Giải quyết vấn đề
- Nhiệm vụ của giải quyết vấn đề căn cứ vào thao tác chính của bài viết để sắp xếp các ý theo trật tự suy nghĩ. Ví dụ: 
Chứng minh: đ sắp xếp hệ thống các dẫn chứng + lí lẽ (dẫn chứng là chủ yếu).
Giải thích đ Sắp xếp hệ thống các lí lẽ + dẫn chứng (lí lẽ là chủ yếu).
So sánh đ Trình bày những vấn đề giống và khác nhau, nguyên nhân của giống và khác nhau đó.
Bình luận đ Trình bày các ý theo từng phần 
- Vấn đề cần bình luận 
- Khẳng định vấn đề
- Mở rộng vấn đề
- Nêu ý nghĩa tác dụng
Phản bác đ Dựa trên những quan điểm, những hành động sai lầm để đưa ra những quan điểm và hành động đúng đắn qua hệ thống lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ thuyết phục. 
Bình giảng đ Nêu được cái hay, cái đẹp của đối tượng bình giảng qua lời văn xuất phát từ sự rung động thẩm mĩ.
c. Kết thúc vấn đề
- Có hai bước. 
+ Bước một là nhìn lại một cách hệ thống, cơ bản quy trình làm việc ở giải quyết vấn đề. 
+ Bước hai nêu những suy nghĩ về bài học rút ra. Nó có thể là bài học về tư tưởng, tình cảm. Cũng có thể là sáng tạo nghệ thuật.
III. Kết luận (ghi nhớ) (2’)
Tham khảo phần ghi nhớ (SGK).
III. Luyện tập (10’) 
1. Phân tích đề
a. Nội dung
- Cuộc sống sa hoa, phù phiếm của chúa Trịnh 
- Trịnh Cán điển hình cho sự suy đồi, ốm yếu của tập đoàn phong kiến đằng ngoài. 
b. Thao tác: Phân tích + chứng minh. Ngoài ra sử dụng thao tác bình luận.
Phạm vi dẫn chứng: Đoạn trích Vào Trịnh phủ.
2. Lập dàn ý
a. Đặt vấn đề: Giới thiệu được đoạn trích một cách tự nhiên và sơ bộ nêu giá trị của nó trên hai phương diện: Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiến đầy giả tạo của chúa Trịnh. Đồng thời khắc hoạ rõ nét bức chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán điển hình sự suy đồi của tập đoàn phong kiến đằng ngoài.
b. Giải quyết vấn đề
b1. Cuộc sống giàu sang, sa hoa, phù phiếm của chúa Trịnh 
+ Cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn đời thường.
+ Đồ đạc nhân dân chưa từng thấy
+ Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng 
+ Đồ ăn toàn của ngon vật lạ
+ Bài trí cảnh sắc “cây lạ lùng”, hòn đá kì lạ
- Chúa Trịnh Sâm 
+ Thánh tượng đang ngự ở đấy, xung quanh có phi tần chầu chực.
+ Đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và áo đỏ. Xung quanh lấp lánh hương hoa ngào ngạt.
b2. Bức chân dung Trịnh Cán 
+ Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng 
(gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa màn trướng). 
+ Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc trực ở xa. Tất cả chỉ là cái bóng vật vờ, mờ ảo, thiếu sinh khí.
+ Trịnh Cán bị bọc kín trong cái tổ kén vàng đẹp áo quần, oai tư thế (...) 
+ Đó là con người ốm yếu, bệnh hoạn (tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gò. Nguyễn khí đã hao mòn, thương tổn quá mức. Mạch lại tế xác. Âm dương đều bị tổn hại) toàn những đường nét chết.
b3. ý nghĩa của đoạn trích
+ Phê phán cuộc sống ích kỉ giàu sang, phè phỡn của nhà chúa. Đặt cuộc sống sa hoa ấy và thảm cảnh của người dân thường.
+ Bức chân dung Trịnh Cán thể hiện rõ sự ốm yếu, suy đồi của cả xã hội phong kiến đằng ngoài (Lê - Trịnh). Điều đúng, việc thiện, sự sống không còn. Cái ác, hoành hành, cái chết đe doạ. 
+ Cuộc sống vật chất quá mức giàu sang, phú quý. Trái lại tinh thần thì rỗng tuếch, đạo đức bị sói mòn.
+ Đó là điển hình của giai cấp thống trị trên bước đường suy tàn của chúng.
C. Kết thúc vấn đề
C1. Nhìn lại một cách khái quát
C2. Bài học rút ra qua đoạn trích.
C. Hướng dẫn học và làm bài tập (3’)
1. Bài cũ: - Học và nắm chắc nội dung bài học.
- Hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Lập dàn ý phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.
2. Bài mới: chuẩn bị bài Thao tác lập luận phân tích theo hướng dẫn SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 7 - CB 11.doc