Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 25: Đọc văn Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 25: Đọc văn Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

Tiết 25, Đọc văn 11D2

CHIẾU CẦU HIỀN

Ngô Thì Nhậm

A. PHẦN CHUẨN BỊ

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng: Giúp học sinh hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp trí thức.

- Nghệ thuật thuyết phục trong bãi Chiếu và cảm xúc của người viết.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích thể loại van nghị luận (chiếu)

2. GDTTTC: Nhận thức đúng đắn vai trò trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi, gợi tìm.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1998Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 25: Đọc văn Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17 /10/2007	Ngày dạy: 19/10/2007
Tiết 25, Đọc văn	11D2
Chiếu cầu hiền
Ngô Thì Nhậm
A. Phần chuẩn bị
 I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng: Giúp học sinh hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp trí thức. 
- Nghệ thuật thuyết phục trong bãi Chiếu và cảm xúc của người viết.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích thể loại van nghị luận (chiếu)
2. GDTTTC: Nhận thức đúng đắn vai trò trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. 
II. Cách thức tiến hành 
Đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi, gợi tìm. 
III. Phương tiện dạy học 
- GV: SGK + SGV + thiết kế bài dạy
- HS: SGK và chuẩn bị theo hướng dẫn của GV. 
B. Tiến trình bài dạy 
	* ổn định tổ chức
I. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và diễn cảm 3- 4 câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc khiến em xúc động nhất? Phân tích giá trị nội dung – nghệ thuật của những câu văn tế ấy?
Đáp án: Tuỳ HS lựa chọn
- Đọc thuộc và diễn cảm (3 điểm)
- Phân tích được giá trị nội và nghệ thuật của những câu văn tế ấy (7 điểm)
II. Giới thiệu bài mới:	
* Lời vào bài (1’)
C
húng ta hẳn còn nhớ một trong những bài nghị luận trung đại đầu tiên – bài Thiên đô chiếu (chiếu dời đô) của Thái Tổ Lí Công Uốn mở đầu triều đại nhà Lí ở thế kỉ X. Tám thế kỉ sau - cuối thế kỉ XVIII, sau khi đại thắng quân xâm lược Mãn Thanh, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã bắt đầu kế hoạch xây dựng đất nước, củng cố triều đại mới. Nhà vua sai quan Tả thị lang Ngô Thì Nhậm - một danh sĩ Bắc Hà - thảo tờ Chiếu cầu hiền với mục đích thuyết phục, mời gọi những người hiền tài ở khắp nơi, đặc biệt là giới nho sĩ – sĩ phu miền Bắc cởi bỏ mặc cảm, tị hiềm, đem hết tài sức cộng tác cùng triều đình và nhà vua chấn hưng đất nước. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(HS đọc SGK) 
(?) Em hãy giới thiệu vài nét về Ngô Thị Nhậm ? 
(?) Văn bản được viết ra trong hoàn cảnh nào? 
(?) Bài chiếu nhằm mục đích gì?
(?) Bài chiếu nên đọc như thế nào?
(?) Thế nào là thể chiếu? Đã học bài chiếu nào?
Bài chiếu chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
(?) Xác định nội dung của bài chiếu?
(HS đọc đoạn 1 SGK)
(?) Tác giả đặt ra vấn đề gì trong đoạn một?
(?) Người viết đã xác định vai trò và nhiệm vụ cao cả của người hiền tài là gì?
(?) Em có nhận xét gì cách nêu vấn đề và lập luận của người viết trong đoạn văn này?
(?) Từ đây, giải thích từ cầu? Tại sao nhà vua, người có quyền cao nhất không lệnh, gọi, mời, mà phải cầu?
(?) Em hãy nêu nhận xét của mình về cách lạp luận trong đoạn văn mở đầu và từ đó nêu luận điểm?
I. Tìm hiểu chung (24’)
1. Tác giả (6’)
+ Ngô Thì Nhậm (1746 - 1802). Người làng Tả Thanh Oai (tức làng Tó) thuộc huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây. Năm 1775 đỗ Tiến Sĩ (29 tuổi) từng được chúa Trịnh giao cho giữ chức Đốc đồng Trân Kinh Bắc (1788).
+ Khi nhà Lê Trịnh sụp đổ, Ngô Thị Nhậm đi theo phong trào Tây Sơn được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ thượng thư, có nhiều đóng góp cho triều đại Tây Sơn. Nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng của Tây Sơn do ông soạn thảo. Chiếu cầu hiền do Ngô Thị Nhậm viết theo lệnh của Quang Trung.
2. Hoàn cảnh sáng tác(8’)
(HS đọc SGK) 
Hoàn cảnh mục đích sáng tác
- Chiếu cầu hiền được viết vào khoảng 1788 và 1789, sau đại thắng quân Thanh, một trang sử mới đã bắt đầu được mở ra trên đất nước ta. Miền Bắc được giải phóng, một triều đại mới – Tây Sơn – Quang Trung – ra đời. Nhà vua quyết tâm thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển đất nước; rất cần sự đống gípp của giới nho sĩ – trí thức và tất cả những hiền tài. Một số sĩ phu, trí thức của triều đại cũ, kẻ thì ở ẩn giữ lòng trung quân của một bề tôi, kẻ thì tự vẫn, người thì hoang mang chưa tin vào tân triều. Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh ấy. 
b. Mục đích sáng tác
- Bài Chiếu nhằm mục đích thuyết phục đội ngũ trí thức trong làng quan lại của triều đại cũ ra cộng tác với Tây Sơn. Bài chiếu nhằm thể hiện quan điểm đúng đắn, tấm lòng yêu nước thương dân của người đứng đầu đất nước.
Đọc – giải nghĩa từ khó (5’)
- Đọc chậm rãi, khúc triết nhưng mềm mòng, ngắt giọng theo đúng các dấu câu, đoạn.
- Đọc chú thích dưới các chân trang về giải thích các từ khó.
Thể loại và bố cục (5’)
Thể loại
- Chiếu văn bản do vua, chúa (chế) ban ra để triều đình hoặc toàn dân đọc và thực hiện một mệnh lệnh,hoặc yêu cầu trọng đại nào đó của đất nước hoặc hoàng tộc, bản thân nhà vua.
- Chiếu có thể do đích thân vua viết, nhưng thường do các đại thần văn tài võ lược thay vua, theo lệnh vua viết (ví dụ Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi). ở đây Ngô Thì Nhậm – quan Tả thị lang binh bộ Thượng thư theo lệnh vua Quang Trung viết. Như vậy nội dung tư tưởng của vua Quang Trung, nghệ thuật biểu hiện, lập luận, lời văn là của Ngô Thì Nhậm.
- Bài Chiếu chia làm 3 đoạn
- Từ đầu đến “... Sinh ra người hiền” 
Tác giả đưa ra mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử.
- Tiếp đó đến “Chính sự buổi đầu cho trẫm”: Thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh và tấm lòng khiêm nhường nhưng cương quyết trong việc cầu hiền.
- Còn lại: Con đường cầu hiền của Nguyễn Huệ.
=> Tác giả khẳng định mối quan hệ người hiền tài và thiên tử nêu rõ tình trạng thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước sự kiện Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Trịnh đồng thời nêu rõ tấm lòng rộng mở đón chào người hiền ra giúp nước.
II. Đọc - hiểu 
Vai trò và sữ mệnh của người hiền tài đối với nhà vua và đất nước (9’)
- Đoạn một, tác giả đặt ra vấn đề: Mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử 
- Vai trò và vị trĩ cảu người hiền tài đối với đất nước, ngay từ đầu bài chiếu đã được đề cao hết mức với: 
+ Bằng cách sử dụng câu nói của Khổng tử (lấy ý) từ sách luận ngữ. 
+ Với so sánh: người hiền cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần (chòm sao Bắc đẩu). Sao Bắc Thần là hình ảnh của thiên tử (nhà vua). Các quần thần như các vì sao khác chầu về. Nói một cách khác người hiền tài phải quy thuận về với nhà vua. 
=> Đó chính là mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử, là sứ mệnh thiêng liêng của người hiền – nói chung.
- Nêu ra tư tưởng có tính quy luật trong triều đình phong kiến xưa nay để làm cơ sở chi việc chiêu hiền cầu hiền của nhà vua là có cơ sở, có căn cứ, là hợp lòng trời, lòng người vậy. 
- Người hiền vì thế không nên giấu mình ẩn tiếng, không để đời dùng thì không đúng với ý trời và phụ lòng người. Phần mở đầu ngắn gọn, cách nói có hình ảnh, tác giả đã đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được. Lời lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc của đất nước. Đặc biệt dẫn lời của Khổng Tử.
-> Cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, đặc biệt là cách dẫn lời nói của Khổng Tử .
- Vì đây là những người tài giỏi, các bậc hiền tài, đại hiền đầy tài năng và tự trọng nên cả cácbậc vua chúa không thể gọi, mời, càng không thể ra lệnh mà phải thể hiện tấm lòng chân thành, khao khát đó là cầu, thỉnh. Ví dụ: Lưu Bị 3 lần cầu Khổng Minh, Quang Trung mấy lần cầu La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
* Luyện tập (4’)
- Cách lập luận rất chặt chẽ. Lời văn ngắn gọn đủ thuyết phục vừa đề cao người hiền, vừa châm biếm, vừa ràng buộc vừa mở con đường cho người hiền.
- Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng.
+ Biết trân trọng những kẻ sĩ, người hiền, biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh. 
- Quang Trung là vị vua hết lòng vì dân vì nước
- Quang Trung là vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ.
C. Hướng dẫn học và làm bài tập (2’)
Bài cũ: - Học và nắm chắc nội dung bài học
- Tìm đọc các văn bản nghị luận khác của Ngô Thì Nhậm.
2. Bài mới: Chuẩn bị bài tiết 2 của bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 25 - CB 11.doc