Giáo án Ngữ văn 11: Xúc cảnh (Trích ″Ngư tiều y thuật vấn đáp″ - Nguyễn Đình Chiểu)

Giáo án Ngữ văn 11: Xúc cảnh (Trích ″Ngư tiều y thuật vấn đáp″ - Nguyễn Đình Chiểu)

Xúc cảnh

(Trích ″Ngư tiều y thuật vấn đáp″ - Nguyễn Đình Chiểu)

A/ Mục tiêu bài học

Giúp học sinh nắm được :

-Tấm lòng cao đẹp của nhà thơ NĐC trong cảnh ngộ đau thương tăm tối của quê hương Đất Nước

-Bài thơ là một trường hợp thành công đáng kể trong nghệ thuật thơ thất ngôn bát cú

B/ Thiết kế bài học

I.Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên:

- Tìm hiểu hoàn cảnh sống của NĐC trong hoàn cảnh bị chiếm

- Đọc thơ văn NĐC + SGK +SGV

2. Học sinh

- Tìm đọc thơ văn NĐC + SGK +Trả lời câu hỏi cuối bài

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 4518Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Xúc cảnh (Trích ″Ngư tiều y thuật vấn đáp″ - Nguyễn Đình Chiểu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .
Xúc cảnh
(Trích ″Ngư tiều y thuật vấn đáp″ - Nguyễn Đình Chiểu)
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh nắm được :
-Tấm lòng cao đẹp của nhà thơ NĐC trong cảnh ngộ đau thương tăm tối của quê hương Đất Nước
-Bài thơ là một trường hợp thành công đáng kể trong nghệ thuật thơ thất ngôn bát cú
B/ Thiết kế bài học
I.Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên:
- Tìm hiểu hoàn cảnh sống của NĐC trong hoàn cảnh bị chiếm
- Đọc thơ văn NĐC + SGK +SGV
2. Học sinh
- Tìm đọc thơ văn NĐC + SGK +Trả lời câu hỏi cuối bài
II) Tổ chức hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tác phẩm″Ngư tiều y thuật vấn đáp và Tp″
GV thuyết trình,
 HS ghi những ý cơ bản
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
GV đặt câu hỏi: Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai câu thơ dầu?
HS : Trả lời
GV hỏi: Tâm trạng của tác giả?
HS: trả lời
GV hỏi: 
- Xác định kiểu câu của câu 2?
- Tâm trạng của nhà thơ?
GV hỏi: 
-Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ này?
HS: Trả lời
GV hỏi:
Tâm trạng của tác giả?
HS:Trả lời
GV hỏi:
Câu thơ 5, 6 miêu tả hiện thực gì ?
HS trả lời
GV hỏi:
Tâm trạng của NĐC?
HS trả lời
GV hỏi:
Hiểu 2 câu kết như thế nào?
HS trả lời
GV hỏi:
Cảm nhận chung của em về bài thơ?
HS trả lời
I. TIỂU DẪN
1. Vài nét về tác phẩm″Ngư tiều y thuật vấn đáp″
- Tác giả viết vào lúc cuối đời khi thực dân Pháp đã chiếm được NB
-Là truyện thơ viết theo thể lục bát xen kẽ một số bài thất ngôn bát cú vừa có tính chất y học vừa có tính chất văn học
2. Xuất xứ bài ″Xúc cảnh″
-″Xúc cảnh″ là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật do nhân vật Đường Nhập Môn đọc lên trong tác phẩm″Ngư tiều y thuật vân đáp″
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1.Hai câu đề
-Biện pháp tu từ ẩn dụ nhân hóa:
Hoa cỏ mùa đông đang tàn lụi héo úa ngóng chờ ngọn gió của mùa xuân ấm áp tốt lành
- Hình ảnh nhân dân lục tỉnh Nam Kỳ mong chờ sự cứu giúp , mong chờ tin độc lập
- Ngùi ngùi: Buồn, ngậm ngùi
- Ngóng: đợi chờ đến mòn mỏi
→Tâm trạng của hoa cỏ mùa đông ngóng chờ ngọn gió ấm áp của mùa xuân chính là sự hình tượng hóa tâm trạng của tác giả. Tấm lòng tác giả đang buồn rầu hướng về quê hương, Đất nước với ước mong độc lập, thống nhất
- Câu thứ 2 là một câu hỏi " có hay không ?"
- Là câu thừa đề phụ trợ làm sáng tỏ nỗi mong đợi của tác giả ở câu trên. Câu thơ là nỗi mong ngóng có ngụ ý hoài nghi ,không tin, hỏi mà không có lời đáp, hỏi vào chỗ trống không, nghe thật chua xót
» Vậy là mượn cỏ cây, nói cỏ cây để nói về Đất nước và con người quê hươngbộc lộ tấm chân tình sâu nặng của Đồ Chiểu với quê hương
2. Hai câu thực
- Tiếp tục những hình ảnh tượng trưng để khắc họa hình ảnh Đất nước và tâm trạng của nhà thơ
- Mây giăng mịt mờ nơi ải Bắc hay cũng chính là hình ảnh tang thương của Đất nước , tâm trạng ngóng chờ trong vô vọng của nhân dân
- "Chim nhạn"," Chim hồng" là những loài chim đưa tin vui đều vắng bóng
=> Khắc họa tâm trạng ngóng trông đến mòn mỏi , đồng thời hé mở hiện thực đau thương của Đất nước; ải Bắc, non Nam 2 miền của một đất nước đã trở nên xa cách và chìm đắm trong loạn lạc, chiến tranh mà không hề có ai cứu giúp, Đất nước, Quê hương như những đứa con bị bỏ rơi không biết bấu víu vào đâu, trông ra bốn phía đều tăm tối mịt mù.
3. Hai câu luận
- Đất nước bị chia cắt Nam Bộ bị tách khỏi cơ thể củaTổ Quốc
- Lời tâm sự thầm kín, lời thề trước hiện thực đau thương của Quê hương ,Đất nước, khẳng định đanh thép sự kiên quyết không hợp tác với giặc bằng câu hỏi tu từ "Nắng sương nay há đội trời chung?"
- 2 câu thơ có sự đối lập: "Bờ cõi xưa" với "Nắng sương nay" => hoàn cảnh của Đất nước trong 2 thời điểm khác nhau => sự xót xa ,đớn đau trong tâm hồn Đồ Chiểu, khẳng định ý chí diệt thù của người con trung hiếu với đất nước, non sông
4. Hai câu kết
- Tiếp tục sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ bộc lộ một niềm hy vọng nhẹ nhàng mà vô cùng cao đẹp: Hy vọng có thánh đế xuất hiện để soi tỏ lòng dân, để đem lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong độc lập tự do, quét sạch bè lũ cướp nước và bán nước ra khỏi bờ cõi của quê hương
III) Tổng kết
Bài thơ thể hiện tâm trạng của NĐC trong hoàn cảnh Đất nước bị giặc xâm lược đó là một tâm trạng buồn thương cho đất nước bị quân giặc giày xéo.Song ở đó vẫn ánh lên tia hy vọng vào một ngày mai tươi sáng. Qua bài thơ ta thấy được tấm lòng yêu nước thiết tha, thái độ kiên quyết bất hợp tác với giặc của NĐC . Nghệ thuật dùng từ, xây dựng hình ảnh đã tạo nên chất chữ tình sâu lawngscuar bài thơ./
III. Củng cố luyện tập
-Thái độ của NĐC trong bài thơ
- Em thích một câu thơ nào trong bài thơ? Vì sao?
IV. Hướng dẫn HS tự học
-Phân tích bài thơ
- Soạn "Nguyễn Khuyến"
V. Tài liệu tham khảo
Sách Ngữ văn 11

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon 11.doc