Giáo án Ngữ văn 10 tiết 7: Làm văn Bài viết số 1

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 7: Làm văn Bài viết số 1

BÀI VIẾT SỐ 1

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1

(Cảm nghĩ về một hiện tượng trong đời sống hoặc một tác phẩm văn học)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS nhận thức được :

 Viết một bài văn phải bộc lộ được những cảm nghĩ chân thực của bản thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống ( hoặc một tác phẩm văn học).

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI :

 1.ổn định lớp : kiểm tra sĩ số có mặt

2. Tổ chức viết bài

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 7: Làm văn Bài viết số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Tiết 7
Phân môn : Làm văn
Ngày soạn : 18/7 /10
BAØI VIEÁT SOÁ 1
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1
(Cảm nghĩ về một hiện tượng trong đời sống hoặc một tác phẩm văn học)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS nhận thức được : 
 Viết một bài văn phải bộc lộ được những cảm nghĩ chân thực của bản thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống ( hoặc một tác phẩm văn học).
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI :
 1.ổn định lớp : kiểm tra sĩ số có mặt
2. Tổ chức viết bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Hướng dẫn chung cho học sinh về yêu cầu bài viết
Mục tiêu 
- Định hướng cho HS viết bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả cao
- Hiểu được công việc làm văn nghị luận và vận dụng đúng các thao tác trong văn nghị luận đã học
Biết cách sắp xếp và trình bày ý theo trật tự .
Tổ chức thực hiện 
- GV gọi HS đọc phần hướng dẫn chung trong SGK trang 26.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ nhập tâm để thực hiện tốt bài viết.
* Kết quả 
- GV : Hướng dẫn cách viết bài cho HS
- HS : theo dõi và chuẩn bị giấy bút viết bài
* Kết luận :
- GV chốt lại ý cơ bản cần thiết để viết bài
- HS theo dõi, ghi nhớ để làm bài
* Hoạt động 2: Định hướng, gợi ý cách thức làm bài cho học sinh.
Mục tiêu:
Định hướng cho HS viết bài có hiệu quả , viết văn nghị luận đúng hướng, mạch lac, trong sáng 
Tổ chức thực hiện
- GV gọi HS đọc các đề bài và phần gợi ý trong sgk.
- GV định hướng chung về yêu cầu của mỗi đề bài.
Kết quả :
 - GV định hướng chung
 - HS theo dõi từng kiểu và dạng đề để viết bài
Kết luận :
- GV chốt lại kiểu bài : nghị luận xã hội
* Hoạt động 3: Ra đề bài.
Mục tiêu 
Hướng HS biết cách viết bài nghị luận xã hội
Biết nhận thức về cảm xúc của bản thân trước những thay đổi về tình camt tư tưởng, thái độ , cách nhìn nhận đánh giá những sự việc diễn ra trong đời sống xã hội
Tổ chức thực hiện
- GV chọn một đề bài.
- HS ghi nhận đề bài.
* Kết luận
GV: Lưu ý học sinh về cách xây dựng dàn ý bài viết, bố cục đoạn văn và thời gian làm bài
Hoạt động 4: Xây dựng đáp án 
Mục tiêu 
Định hướng của GV để đánh giá năng lực viết bài của HS
Giúp HS viết văn nghị luận đúng hướng
Tổ chức thực hiện
GV và HS cùng xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài 
Kết quả:
GV chốt ý 
HS theo dõi để làm bài
Kết luận :
Dựa vào dàn ý chi tiết - HS viết bài
Chú ý cảm nhận phải chân thật bằng camt xúc của chính mình
Hoạt động 5: HS viết bài 
GV theo dõi HS - để kiịp thời nhắc nhở 
HS viết bài nghiêm túc và tự giác.
I.HƯỚNG DẪN CHUNG:
SGK TRANG 26 ( Yêu cầu 1, 2, 3, 4 )
II. GỢI Ý CÁC ĐỀ BÀI:
1. Ghi lại cảm nghĩ chân thực của em trước sự việc, hiện tượng hoặc con người, ngày đầu tiên bước vào lớp 10, thiên nhiên và con người trong chuyển mùa, . . .
2. Cảm xúc của em khi đến thăm người thân lâu ngày mơí gặp lại.
3/. Nêu cảm nghĩ về một câu chuyện đã học không thể nào quên.
4/. Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ, một nhà thơ mà em yêu thích nhất.
III. ĐỀ BÀI: 
Ghi lại cảm nghĩ chân thực của em về ngày đầu tiên bước vào trường THPT
IV. Đáp án
1. Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về ngôi trường THPT mà em được theo học
- Khái quát ấn tượng, cảm xúc của bản thân về những ngày đầu tiên đến mái trường này.
2. Thân bài:
Lần lượt trình bày những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân thep trình tự diễn biến như sau:
a. Cảm nghĩ về ngày đầu tiên đến tựu trường:
- Lần tựu trường này có gì khác so với những lần tựu trường ở những năm học trước (lớp 6, 7, 8 và 9)?
- Cảm nghĩ như thế nào khi lần đầu tiên bước vào cổng trường và quan sát chung về ngôi trường?
- Cảm nghĩ như thế nào khi nhìn thấy bạn mới, thầy cô giáo mới?
b. Cảm nghĩ lần đầu tiên đến tập hợp lớp, tiếp xúc với bạn bè trong lớp và giáo viên chủ nhiệm?
c. Được học ở ngôi trường phổ thông có bề dày thành tích và truyền thống dạy học, bản thân có suy nghĩ gì?
- Niềm vinh dự và tự hào
- Nỗi vui mừng xen lẫn nỗi lo
- Mong muốn quyết tâm học tập và rèn luyện để xứng đáng với truyền thống của trường.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại cảm nghĩ, ấn tượng chung của bản thân về những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.
- Dấu ấn của những ngày này đối với bản thân nói riêng và trong cuộc đời mỗi con người nói chung.
Yêu cầu:
 a. Hình thức:
 - Viết bài văn nghị luận có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng.
 - Biết sử dụng các thao tác hợp lí ( kể, bình luận,...).
 - Lời văn trong sáng, diễn đạt rõ ràng,mạch lạc, giàu cảm xúc.
 - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 b. Biểu điểm:
 - Mở bài: ( 1 điểm ).
 - Thân bài: ( 9 điểm. Mỗi ý 3 điểm ).
 - Kết bài: ( 1 điểm ).
 * Chú ý: Hướng dẫn chấm chỉ gợi ra những ý chính, chung nhất. Khi chấm cần lưu ý những bài làm sáng tạo, có những khám phá mới mẻ, độc đáo, có những lập luận chặt chẽ bảo vệ ý kiến của mình ( có thể nêu những ý khác trong đáp án vẫn cho điểm tối đa ).
* Chú ý: Cần kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm để làm nổi rõ hơn cảm nghĩ.
V. LÀM BÀI VIẾT
HS viết bài
3.Thu bài viết :
GV yêu cầu HS đặt bút khi trống báo giờ hết tiết
HS nộp bài ra đầu bàn - GV đến thu bài, kiểm tra lại số bài 
4 . Dặn dò
 Soạn bài mới: “CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY”
Câu hỏi:
Nêu định nghĩa về sử thi và sử thi anh hùng?
Tóm tắt nội dung sử thi “Đăm Săn”? Xác định vị trí và bố cục đọan trích?
Cảnh đánh nhau giữa hai tù trưởng được miêu tả như thế nào?
Thái độ của mọi người như thế nào đối với chiến thắng của vị tù trưởng Đăm Săn?
Hình tượng người anh hùng Đăm Săn được miêu tả như thế nào? Nói lên được ước mơ gì của cộng đồng?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet7 - viết bài số 1- in-R.doc