Giáo án Ngữ văn 10 tiết 24: Làm văn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 24: Làm văn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức :

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự

 - Biết kết hợp giữa miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự

2. Kĩ năng :

- Nhận diện và phân tích vai trò các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một số văn bản tự sự

Biết quan sát , liên tưởng, tưởng tượng trong khi trình bày các chi tiết , sự việc

Biết vận dụng các kiến thức trên để đọc hiểu các văn bản

Thực hành viết đoạn văn bản có sử dụng các yêu stố miêu tả , biểu cảm , vận dụng kĩ năng quan sát, liên tưởng , tưởng tượng

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 24: Làm văn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY 
 Tiết : 24
Phân môn : Làm văn	
Ngày soạn : 1/10/10
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1.Kiến thức :
 Giúp học sinh: 
 - Hiểu được vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự 
 - Biết kết hợp giữa miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự 
2. Kĩ năng :
- Nhận diện và phân tích vai trò các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một số văn bản tự sự
Biết quan sát , liên tưởng, tưởng tượng trong khi trình bày các chi tiết , sự việc
Biết vận dụng các kiến thức trên để đọc hiểu các văn bản 
Thực hành viết đoạn văn bản có sử dụng các yêu stố miêu tả , biểu cảm , vận dụng kĩ năng quan sát, liên tưởng , tưởng tượng
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
GV 
SGK, SGV . GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
2. HS : SGK , SBT , tư liệu và đọc bài trước
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Kiểm tra bài cũ: (5 p)
 Bài: Tấm Cám
Câu hỏi:
1. Cuộc đời và thân phận của Tấm được miêu tả như thế nào ?Công việc và thân phận đáng thương của Tấm như thế nào?
2. Chi tiết mẹ con Cám rắp tâm giết Tấm ngay cả những kiếp hồi sinh thể hiện điều gì ?
3. Kể những chi tiết hồi sinh của Tấm ? Những chi tiết đó cho ta biết điều gì về cuộc đời của Tấm ?
4. Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm ? Quá trình biến hoá của Tấm có ý nghĩa như thế nào ?
2. Bài mới: ( 2p)
Lời vào bài:Đọc đoạn thơ này của Tố Hữu:
	Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
	Một buổi trưa nắng dài bãi cát
	Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
	Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
	Trong thơ trữ tình cũng sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả. Ta cũng đặt ra vậy trong văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm không ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta tìm hiểu bài miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 
Tổ chức dạy học: (32 p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thưc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 
MỤC TIÊU 
- Nhận thức được yếu tổ trong văn tự sự là biểu cảm và miêu tả
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Thao tác 1: Cho học sinh đọc bài học và tìm hiểu khái niệm biểu cảm 
+ GV: Thế nào là miêu tả ?
- HS trả lời
* Kết quả :
- Gv định hướng 
-HS ghi bài
- Thao tác 2: Cho HS tìm hiểu khái niệm biểu cảm 
+ GV: Thế nào là biểu cảm?
- HS phát biểu
* Kết quả :
- GV chốt ý
- HS ghi bài 
- Thao tác 3: Tổ chức cho học sinh so sánh giữa miêu tả và biểu cảm 
- GV: cho học sinh tìm hiểu hai đoạn văn, một đoạn miêu tả và một đoạn biểu cảm. miêu tả và biểu cảm ở các văn bản này có gì giống và khác nhau?
: Trong văn miêu tả, yêu cầu cần phải miêu tả như thế nào? Trong văn biểu cảm, cần chú trọng điều gì? Yêu cầu miêu tả trong văn tự sự như thế nào? Trong văn tự sự, cần miêu tả như thế nào?
-HS lần lượt suy nghĩ và phát biểu
* Kết quả :
- GV định hướng chung
- HS ghi nhận
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh chỉ ra căn cứ để đánh giá hiệu quả của việc miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
+ GV: Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự? Cho HS tìm hiểu văn bản miêu tả và biểu cảm
Gọi học sinh đọc văn bản. Hãy xác định những câu văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản 
- HS lần lượt phát biểu ý kiến
GV gợi ý : 
+ GV: Hãy xác định những câu văn có yếu tố biểu cảm và biểu cảm trong văn bản ? Tác dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản trên ?
* kết quả :
- GV định hướng chung
- Hs ghi nhận 
I . Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự :
1. Khái niêm miêu tả:
Miêu tả là dùng các chi tết, hình ảnh giúp người đọc , người nghe hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người làm cho đối tượng được nói đến như hiện ra trước mắt người đọc 
2. Khái niệm biểu cảm 
Biểu cảm là bày tỏ tư tưởng, cảm xúc trực tiếp và gián tiếp, bày tỏ thái độ và đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói đến 
3. So sánh miêu tả và biểu cảm:
- Giống nhau: ở cách thức tiến hành.
 -Khác nhau:
- Miêu tả:
 + trong văn miêu tả: phải miêu tả chi tiết, cụ thể
 + trong văn tự sự: chỉ càn khái quát để câu chuyện có sức hấp dẫn
- Biểu cảm:
 + trong văn biểu cảm: chú trọng bộc lộ cảm xúc của người viết
 + trong văn tự sự: đan xen vào sự việc, chi tiết để tác động vào cảm xúc của người đọc
4. Căn cứ để đánh giá hiệu quả miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:
 - Sự hấp dẫn qua hình ảnh miêu tả để hướng đến yếu tố bất ngờ trong truyện 
 - Sự truyền cảm mạnh mẽ nơi người đọc và bày tỏ tư tưởng tình cảm của tác giả
 - Ví dụ: Đoạn trích Sgk
+ Yếu tố miêu tả 
1. “Suối reo rõ hơn , đầm nhen lên những đốm lửa nhỏ văng vẳng non đang mọc” 
2. “Một lần từ phía một luồng ánh sáng”
3. “Nàng vẫn ngước mắt lên nhà trời” 
+ Yếu tố biểu cảm 
1. “Tôi bỗng thấy cái gì mát rượi dưới mắt tôi” 
2. “Còn tôi nhìn nàng ngủ ý nghĩ cao đẹp” 
3. “Tôi tưởng đâu  thiêm thiếp ngủ” 
+ Tác dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản trên
 1. Yếu tố miêu tả : mang lại không gian yên tỉnh của một đêm đầy sao trên trời 
 2. Yếu tố miêu tả và biểu cảm: làm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên cuả cảnh vật của lòng người 
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan sát liên tưởng , tưởng tượng đối với miêu tả và biểu cảm 
Mục tiêu :
Tìm hiểu các khái niệm : liên tưởng.Quan sát, tưởng tượng
Vận dụng có hiểu quả đọc avưn bản
Viết văn bản có ứng dụng các yếu tố này
Tổ chức thực hiện
- Thao tác 1 : Hướng dẫn học sinh chọn cách điền từ thích hợp vào chỗ trống 
- HS thực hiện
* Kết quả :
- GV chốt 
-HS điền
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các yêu cầu khi miêu tả trong văn tự sự.
+ GV: Để làm tốt việc miêu tả trong văn bản tự sự ta phải làm gì? Em hãy tìm các câu văn miêu tả có sử dụng các thao tác trên?
- HS phát biểu
* Gv định hướng chung
- HS ghi nhận
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh chọn ý chính xác
+ GV: Em hãy tìm các khái niệm đúng? Em thử giải thích điều không chính xác của câu d 
- HS thực hiện
* GV: giải thích và định hướng
II . Quan sát liên tưởng và tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
1. Khái niệm:
Liên tưởng 
Quan sát
Tưởng tượng
2. Yêu cầu khi miêu tả trong văn tự sự:
- Ta không chỉ quan sát mà phải liên tưởng & tưởng tượng mới gây được cảm xúc 
- Ví dụ từ đoạn trích:
+ Phải quan sát để nhận ra: “Trong đêm, tiếng suối  không gian”
+ Phải tưởng tượng: “Cô gái nom như  đám cưới sao”
+ Phải liên tưởng: “Cuộc hành trình thầm lặng ngoan ngoãn của dàn sao gợi nghĩ đến một đàn cừu lớn”
3. Yêu cầu khi biểu cảm:
a. Từ sự quan sát chăm chú kĩ càng tinh tế (Đúng )
b. Từ sự vận dụng lên tưởng , tưởng tượng hồi ức ? (Đúng )
c. Từ những sự vật , sự việc khách quan đã hoặc đang lay động trái tim người kể (Đúng )
d. Từ (và chỉ từ) bên trong trái tim người kể (Không chính xác )
à Giải thích:
Biểu cảm nếu chỉ từ tiếng nói của trái tim thì chưa đủ, nó mang tính chủ quan
Những suy nghĩ chân thành chỉ có từ quan sát đến liên tưởng và tưởng tượng các sự vật, sự việc xung quanh
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học 
Mục tiêu :
 Ghi nhơ bài 
 ứng dụng viết văn đọc văn
Tổ chức thực hiện
+ GV yêu cầu : Đọc to phần ghi nhớ của SGK
- HS đọc ghi nhớ - SGK
III. Tổng kết:
Ghi nhớ, SGK.
Bài tập về nhà.
4. Củng cố (2 p)
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
Vieát moät baøi vaên töï söï coù söû duïng caùc yeáu toá mieâu taû vaø bieåu caûm keå veà moät chuyeán ñi ñaõ ñem laïi cho em nhieàu caûm xuùc ( moät laàn veà queâ, moät chuyeán tham quan du lòch  )
-Söu taàm nhöõng vaên baûn töï söï,ôû ñoù, taùc giaû ñaõ söû duïng thaønh coâng caùc yeáu toá mieâu taû vaø bieåu caûm trong quaù trình keå chuyeän.
5- Dặn dò (3 p)
 - Soạn bài mới : Tam đại con gà; Nhưng nó phải bằng hai mày
Câu hỏi:
1. Tam đại con gà:
- Nhắc lại khái niệm về thể loại truyện cười? Có mấy loại truyện cười? Hai văn bản này thuộc thể loại truyện cười nào? Thử nêu bố cục chung cho hai câu chuyện? 
- Tình huống mâu thuẫn đầu tiên trong truyện là tình huống nào? em có nhận xét gì về nhân vật thầy đồ? Khi học trò hỏi gấp, thầy đồ đã có cách xử lí như thế nào?
- Ông chủ nhà đã có phản ứng như thế nào khi thầy đồ dạy như vậy? Lời trách của ông chủ nhà cho thầy đồ biết điều gì? Thầy đồ đã giải quyết tình huống trớ trêu này như thế nào?
- Truyện muốn phê phán những gì?
2. Nhưng nó phải bằng hai mày
- Mở đầu truyện, tác giả dân gian đã giới thiệu cho ta biết điều gì?Buổi xử kiện diễn ra như thế nào?
- Lời nói và hành động của Cải có những ý nghĩa gì?Viên lí trưởng đã có cách xử lí như thế nào trước hành động và phản ứng của nhân vật Cải?
- Phân tích ý nghĩa những cử chỉ của viên lí trưởng? Phân tích ý nghĩa câu trả lời của viên lí trưởng? 
- Tiếng cười mà tác giả dân gian muốn phê phán trong cách xử kiện này là gì?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 24 - -IN- r.doc