Lý thuyết Tiến hóa

Lý thuyết Tiến hóa

Chữ Evolutio- tiến hóa có nghĩa là dãn ra hay mở ra, là sự chuyển một cách dần dần có quy luật từ

trạng thái này qua trạng thái khác theo một hướng nhất định ngày càng hoàn thiện hơn. Từ giữa thế kỷ

XVIII kéo theo hơn 100 năm đã diễn ra một cuộc cách mạng thực sự trong quan điểm của nhân loại rằng

con người không phải là trung tâm của vũ trụ, rằng thế giới vật chất bao quanh con người không

phải là bất biến, mà thay đổi dần dần với thời gian, tức trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài. Khái

niệm tiến hóa dần dần ngự trị trong khoa học và quan niệm hiện nay cho rằng toàn bộ thế giới vật chất

gồm vũ trụ, các Vì Sao, Quả Ðất và tất cả các sinh vật đều là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài

không theo một chương trình tiền định mà diễn ra theo các quy luật tự nhiên thông thường của vật chất.

Ðiều này đúng cho sự tiến hóa của vũ trụ và sự tiến hóa của sinh học.

 

pdf 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết Tiến hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI : TIẾN HÓA 
I. MỞ ĐẦU 
II. CÁC QUAN ĐIỂM DUY TÂM 
III. CÁC QUAN ĐIỂM DUY VẬT 
Chữ Evolutio- tiến hóa có nghĩa là dãn ra hay mở ra, là sự chuyển một cách dần dần có quy luật từ 
trạng thái này qua trạng thái khác theo một hướng nhất định ngày càng hoàn thiện hơn. Từ giữa thế kỷ 
XVIII kéo theo hơn 100 năm đã diễn ra một cuộc cách mạng thực sự trong quan điểm của nhân loại rằng 
con người không phải là trung tâm của vũ trụ, rằng thế giới vật chất bao quanh con người không 
phải là bất biến, mà thay đổi dần dần với thời gian, tức trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài. Khái 
niệm tiến hóa dần dần ngự trị trong khoa học và quan niệm hiện nay cho rằng toàn bộ thế giới vật chất 
gồm vũ trụ, các Vì Sao, Quả Ðất và tất cả các sinh vật đều là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài 
không theo một chương trình tiền định mà diễn ra theo các quy luật tự nhiên thông thường của vật chất. 
Ðiều này đúng cho sự tiến hóa của vũ trụ và sự tiến hóa của sinh học. 
1.Thần tạo luận ( creactionism): 
Platon (427 - 347 trước công nguyên) nhà triết học duy tâm cổ Hylạp được coi là người nêu 
ra quan điểm này. Theo Platon thì những ý niệm (edios), tức là nguyên hình của mọi sự vật, tồn tại một 
cách độc lập với những sự vật đó. Sự vật nhờ có ý niệm mới tồn tại được. Vật chất chỉ là bóng của ý 
niệm. Cây, ngựa, nước... là do ý niệm siêu tự nhiên về cây, ngựa, nước ... sinh ra. Sự vật chỉ là phản ánh 
của những ý niệm, là cái bóng của các hình chưa hoàn thiện. 
Khái niệm - ý niệm của Platon là cơ sở triết học cho quan niệm sai lầm lớn là quan niệm kiểu 
hình mẫu. Theo quan niệm này thì tính đa dạng quan sát được của thế giới không hiện thực gì hơn 
những hình ảnh của các đối tượng nào đó ở trên một bức vách hang động, như Platon diễn tả một cách 
hình ảnh. Chỉ những ý niệm cố định và bất biến mới là cơ sở của toàn bộ tính đa dạng quan sát được và 
đó là những ý niệm duy nhất và ổn định. 
2. Mục đích luận ( Theleogy ): 
Aristotle (384 -- 322 TCN) là học trò của Platon. Ông được đánh giá là nhà tư tưởng vĩ đại 
nhất của thời cổ. Ông đã phê phán lý luận duy tâm về các ý niệm của Palton. Ông có nhiều quan điểm 
duy vật và đóng góp nhiều cho sinh học. Quan điểm duy tâm của ông biểu hiện rõ ở mục đích luận. 
Theo Aristotle tất cả trong thiên nhiên đều tuân theo một hướng duy nhất là tiến tới đạt được 
hình thức lý tưởng. Tất cả đều thực hiện theo những mục đích cuối cùng 
I. MỞ ÐẦU TOP
I I. CÁC QUAN ÐIỂM DUY TÂM TOP
Page 1 of 10Tien hoa
7/16/2007
Ví dụ- Ở người hai mắt nằm phía trước và vận động thực hiện về phía trước và cần thấy sự vận 
động hướng tới đâu. Hai lỗ tai nằm ở hai bên đầu vì nghe từ mọi phía 
- Ở động vật môi tồn tại để bảo vệ răng, ở người mức độ cao hơn để tạo tiếng nói. Do có tứ chi 
nên con người có hai tay. 
Vật có giá trị được đặt ở chỗ có gía trị nên tim nằm ở giữa cơ thể. 
Ăng-Ghen mỉa mai rằng Theo các nhà mục đích luận thì mèo sinh ra là để ăn chuột, chuột 
sinh ra là để mèo ăn và toàn bộ giới tự nhiên sinh ra là để chứng minh trí tuệ của Chúa sáng tạo. 
Ða số các nhà triết học lớn ở các thế kỷ XVII, XVIII, và XIX đã bị ảnh hưởng của các triết học 
duy tâm của Platon và dạng cải biến của nó là do Aristotle nêu ra. 
3. Tiên hình luận ( Preformism) thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII. 
Thuyết này ra đời sau khi phát minh ra kính hiển vi. Cuối thế kỷ XVII, Malpighi đã công bố chi 
tiết sự phát triển của phôi gà. Tuy nhiên một quan sát sai lầm trứng gà chưa thụ tinh làm ông hướng 
về thuyết tiên hình luận cho rằng trong phôi đã chứa sẵn một cơ thể thu nhỏ và sự phát triển chỉ là tăng 
kích thước. Ông Malpighi và một số khác theo phái Ovism (chữ La tinh Ovum - trứng) cho rằng cơ 
thể thu nhỏ nằm trong trứng. 
Mặt khác, ông Leeuwenhuck, người có công phát hiện tinh trùng ở người cho rằng bào thai đã có 
sẵn trong tinh trùng gọi là phái animaculium (từ chữ Latinh animaculum -- động vật bé nhỏ). Hai phái 
đã tranh cãi với nhau trong một thời gian dài. 
Khó khăn lớn nhất mà những người theo tiên hình luận khó giải thích là các hiện tượng di truyền 
và biến dị. Theo tiên hình luận các cá thể mới không thể khác với bố mẹ được. Trong khi đó trong thời 
cổ đại người ta biết rằng con cái giống cả cha lẫn mẹ đôi khi chẳng giống ai. 
Ông Leibiiz một nhà triết học duy tâm và toán học và người kết tục ông là Charle Bonne người 
Thụy sĩ đã nêu lên thuyết thang sinh vật. 
Ông Bonne là người theo tiên hình luận nhưng thuyết thang sinh vật có biểu hiện quan điểm tiến 
hóa. 
 Người º 
 Orangutan º 
 Khỉ º 
 Thú º 
 Chim º 
 Cá º 
 Côn trùng º 
Page 2 of 10Tien hoa
7/16/2007
 Thực vật º 
 Tảo đá º 
 Ðá º 
 Ðất º 
 Nước º 
 Không khí º 
 Lửa º 
Nguyên tử º 
Hình: Các nấc thang chính trong thang sinh vật của Bonne . 
( Trích trong giáo trình: Tiến hóa - GS Phạm Thành Hỗ ) 
4. Thuyết tai biến: 
Thuyết này thể hiện quan điểm của nhà tự nhiên học Pháp Cuvier (1769 -- 1832). Dựa vào các 
mẫu xương thu được của các động vật cổ xưa thời đệ tam. Cuvier đã mô tả phục hồi được nhiều dạng 
như thằn lằn bay, các bò sát cổ ... Ông được coi là người sáng lập ra thuyết cổ sinh học ( Paleonthology ) 
và giải phẫu so sánh. 
Nhờ công trình của Cuvier và nhiều nhà khoa học khác, thời đó có thể rút ra một số điểm như 
sau: 
- Một thời nào đó trên trái đất có sự sống. 
- Sự sống xuất hiện trên hành tinh vào thời gian xa xưa ở dạng sinh vật đơn giản 
- Các dạng sinh vật tìm thấy ở các lớp đất địa chất mới không thấy có ở các lớp cổ xưa hơn. 
Chứng tỏ cùng với thời gian có nhiều loài mới xuất hiện. 
- So sánh đối chiếu các dạng hóa thạch với nhau cho thấy những sinh vật xuất hiện về sau càng 
giống với các sinh vật ngày nay hơn. 
Mức tổ chức được nâng cao dần. 
Rõ ràng những số liệu thu được là bằng những chứng rất tốt cho học thuyết tiến hóa. Tuy nhiên 
Cuvier đã giải thích khác đi. 
Căn cứ theo một số dữ liệu địa chất, Cuvier cho rằng thế giới sinh vật biến đổi một cách đột ngột 
tức thời không có chuyển tiếp. Có các dấu vết với động vật cạn nằm dưới các lớp địa chất của biển, còn 
các dấu vết động vật biển có thể nằm trên cạn. Ông cho rằng có nhiều tai biến (Catastrophe) đã xảy ra 
như các sinh vật cạn bị chìm xuống nước, các sinh vật nước bị đưa lên cạn... Có học trò của Cuvier tính 
rằng có 26 tai biến 27 sáng tạo lại xảy ra trong lịch sử quả đất. 
Page 3 of 10Tien hoa
7/16/2007
5. Sinh lực luận (Vitalism): 
Ðây là thuyết duy tâm phổ biến ở thế kỷ XIX cho rằng không có lực sống (vitas thì không có hiện 
tượng sống không có sự tổng hợp chất hữu cơ. 
Vào thời gian này nhiều nghiên cứu sinh lý hóa giải thích các hiện tượng sống bằng các quan điểm vật 
lý hóa học thông thường. Như Lavoisier đã so sánh sự oxy hóa với thở trong cơ thể sinh vật. Công trình 
tổng hợp nhân tạo chất urea cho thấy chất hữu cơ có thể tổng hợp ngoài cơ thể sinh vật. 
Tóm lại, các quan điểm duy tâm vì cho rằng thế giới sinh vật có được do những nhân tố siêu nhiên như 
Tạo hóa..., các quan điểm này cũng siêu hình vì chưa thể hiện mối liên hệ biện chứng giữa các sinh vật. 
1. Thuyết âm dương: 
Các quan điểm duy vật về sự phát triển của tự nhiên cũng đã có tự lâu đời. Ở Ấn Ðộ cổ đại, Trung Quốc 
cổ đại, cổ Hy Lạp - La mã... nhiều nhà triết học cũng đã có những quan điểm duy vật về sự phát triển 
của thiên nhiên. 
Thời cổ Trung Quốc thuyết âm dương ghi trong sách Nội kinh (2.700 năm TCN) đã giải thích nguồn gốc 
phát sinh và nguyên nhân phát triển của vạn vật, hiện tượng tự nhiên kể cả các biểu hiện sinh lý trong cơ 
thể con người bằng sự tương tác giữa hai nguyên lý độc lập là âm và dương. Âm dương tương tác ra ngũ 
hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngũ hành tương tác sinh ra vạn vật ( Tài thiên đại thánh). 
2. Thuyết đạo: 
Thuyết đạo của Lão tử ( thế kỷ thứ III trước công nguyên) quan niệm sự vận động của giới tự 
nhiên, và sinh hoạt của con người đi theo một con đường nhất định gọi là đạo, không cần đến bất cứ 
một lực lượng siêu hình tự nhiên nào. Trang tử ( 399 - 186 trước công nguyên ) đã nêu lên những 
phỏng đoán về sự phát triển của giới động vật từ những thể hữu cơ nhỏ nhất đến con người. 
3. Các quan điểm thời cổ Hy-Lạp: 
Các nhà triết học cổ Hy-Lạp như Heraclite (530 - 470 TCN) Democrite (460 - 370 TCN), Empedocle 
(490 - 43 TCN) đều có những quan điểm tiến hóa. Họ theo quan điểm nguyên tử luận (atomism) cho 
rằng toàn bộ thiên nhiên, bắt đầu từ những phân tử nhỏ nhất đến những vật thể vĩ đại nhất. Từ hạt 
cát đến con người đều trong sự xuất hiện và tiêu diệt vĩnh viễn, trong quá trình liên tục vận động 
biến đổi không ngừng. Họ cho rằng sự thống nhất của thế giới vật chất biểu hiện trong sự thống nhất 
cấu tạo của giới vô cơ và hữu cơ từ những phân tử nhỏ nhất đó là các nguyên tử.. Sự sống là sản phẩm 
tự nhiên của sự vận động các nguyên tử. 
Theo Heraclite tất cả thế giới sinh vật kể cả con người là sản phẩm biến thể của của lửa. Anaximandre 
de Milet (TK VI TCN) đã có suy nghĩ rằng con người có nguồn gốc từ động vật Empedocle 
dAgrigente có quan điểm kỳ lạ về sự hình thành các sinh vật. Những cái đầu không cổ xuất hiện trên 
trái đất, những cánh tay không vai, những con mắt di chuyển đó đây không có trán ... Những cơ quan rời 
rạc đó nhờ tác động của tình yêu đã gắn lại với nhau. Những cá thể không tốt bị loại bỏ (ví dụ: bò mang 
đầu người), còn những sinh vật hợp lý sẽ chiến thắng. Ở đây đã xuất hiện quan điểm chọn lọc tự nhiên 
sơ khai. 
III. CÁC QUAN ÐIỂM DUY VẬT TOP
Page 4 of 10Tien hoa
7/16/2007
Lucrece, ởTK I TCN, cũng đã có đề cập tới đấu tranh sinh tồn ở thế giới sinh vật. Ông đã giải thích 
sự sinh sản của động vật chỉ bằng các quy luật tự nhiên. 
Tuy nhiên do trình độ khoa học thời cổ này còn hạn chế, số liệu còn ít nên thường là các suy diễn ngây 
thơ. 
4. Biến hình luận: ( Transformism). 
 Sau thời kỳ trung cổ và từ nưả sau thế kỷ XVIII sự ra đời của phương pháp so sánh trong sinh học đã 
hình thành nên các bộ môn hình thái học so sánh, phôi sinh học so sánh và sự phát triển của các bộ 
môn này đã tích lũy nhiều sự kiện mâu thuẫn với quan niệm sinh vật bất biến tạo điều kiện cho sự xuất 
hiện tư tưởng biến hình luận. 
Biến hình luận là lý do cho rằng dưới tác dụng của ngoại cảnh sinh vật đã biến đổi hình dạng, 
loài này có thể biến đổi thành loài khác. Biến hình luận đã ra đời trong trào lưu triết học duy vật Pháp là 
triết học tiên tiến nhất trong thế kỷ XVIII ở Châu Âu. 
Denis Diderot (1713 -- 1784) là người đặt cơ sở triết học cho biến hình luận ở Pháp. Ông 
cho rằng vật chất không đồng nhất tạo ra khoáng vật, khoáng vật là cơ sở hình thành thực vật và thực 
vật là nguồn gốc sản sinh ra động vật. Ông còn cho rằng ảnh hưởng của ngoại cảnh đối với sự biến 
đổi tổ chức cơ thể sinh vật có thể lớn đến mức làm nẩy sinh các cơ quan mới và luôn luôn biến đổi 
chúng. 
Khác với tiến hóa luận, biến hình luận cho rằng các biến đổi diễn ra theo mọi hướng bất kỳ. G.L. 
Buffon là người đầu tiên công khai trình bày các quan niệm về biến hình luận. Buffon đã nêu lên khả 
năng biến đổi của các loài sinh vật và nguồn gốc động vật từ một số ít dạng nguyên thủy ông đã gắn lịch 
sử giới sinh vật và lịch  ... tiên chung của chúng. Có thể cho rằng chính thiên nhiên đã 
thực hiện việc lựa chọn những cá thể có sức chịu đựng dẻo dai hơn và thông qua con đường chọn lọc tự 
nhiên sự sống đã được phân nhánh thành vô số dạng sinh vật. 
Darwin chú ý tới sự chọn lọc giới tính: những con vật cái thích những con đực có màu sắc rực rỡ 
nhất. Có lẽ bằng con đường này xuất hiện những con công đẹp mã và kỳ lạ. Darwin còn chú ý đến các 
cơ quan thoái hóa mà trước kia có lẽ hoàn toàn không phải là vô ích cho động vật. Chẳng hạn những 
mẩu xương còn lại của cá voi và rắn, xưa kia dùng làm những bộ phận của đai chậu và chân sau. Ðiều 
đó buộc người ta phải giả thiết cá voi và rắn là con cháu của các loài động vật đi bằng bốn chân. 
Darwin là nhà nghiên cứu đặc biệt có lương tâm, ông đã thu nhập và phân loại các sự kiện rất lâu 
và rất thận trọng. Chỉ đến năm 1844, ông mới bắt đầu cầm bút, nhưng suốt 10 năm ông vẫn chưa trình 
bày công khai học thuyết của mình. 
Cùng thời đó có nhà nghiên cứu người Anh khác là Anfret Ratxen Oalax (1823 -- 1913) cũng 
nghiên cứu vấn đề ấy. Giống như Darwin, ông đã dành một phần lớn cuộc đời vào các cuộc du lịch. 
Năm 1848 -- 1852 ông đã đến Nam Mỹ và năm 1854 ông đã tới quần đảo Mã Lai. Ông chú ý tới những 
sai khác giữa các loài thú Châu Á, và Châu Úïïc. Tiếp đó , khi nghiên cứu phân bố địa lý của các loài, 
Oalax chứng minh là dọc theo quần đảo Mã Lai - eo biển giữa các đảo Bocneo và Senlecde cũng như 
Bali và Lomber có đường ranh giới (đến nay được gọi là đường ranh giới Oalax) chia khu hệ động vật 
của vùng này ra làm hai phần: Châu Á và Châu Úïc. Từ đó xuất hiện sự phân chia động vật thành nhóm 
động vật lục địa và á lục địa. 
Page 7 of 10Tien hoa
7/16/2007
Oalax nhận thấy thú của Châu Úïc giữ tính nguyên thủy hơn nhiều và khả năng sinh sống thấp 
kém hơn thú châu Á, và cho rằng trong bất cứ sự cạnh tranh nào cái chết cũng rình mò chúng. Lý do mà 
các loài thú châu Úïc vẫn tồn tại, có lẽ, là ở châu Úïc và các hòn đảo gần đó đã tách khỏi lục địa châu Á 
trước khi những loài thú Châu Á hiện nay hình thành bằng con đường chọn lọc tự nhiên và gửi cho 
Darwin bài báo trình bày những cơ sở của học thuyết chọn lọc (khi đó ông chưa hề biết Darwin cũng 
đang nghiên cứu vấn đề này). 
Sự trùng hợp về quan điểm đó làm cho Darwin sửng sốt. Theo đề nghị của Laien và các nhà bác 
học khác, người ta xuất bản cùng một lúc công trình của Darwin và Oalax vào năm 1858 trong tạp chí 
khoa học của hội Linnaeus ở LonDon. Ðến năm sau, cuối cùng, Darwin đã xuất bản cuốn sách Nguồn 
gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên, hay là Sự bảo tồn những loài có ích trong cuộc đấu tranh 
sinh tồn, gọi tắt là Nguồn gốc các loài . 
Giới khoa học chào đón cuốn sách ấy ra đời. Số sách in ra lần đầu 1.250 cuốn đã bán hết trong 
vòng một ngày. Cuốn sách được tái bản nhiều lần và đến nay, một trăm năm trôi qua, yêu cầu đối với 
cuốn sách đó hãy còn. 
II. CUỘC ÐẤU TRANH SINH TỒN: 
Chắc chắn Nguồn gốc các loài chiếm vị trí quan trọng nhất trong lịch sử sinh học. Nhờ qua điểm 
tiến hóa về chọn lọc tự nhiên của học thuyết Darwin mà nhiều ngành khoa học đã có suy nghĩ mới để 
giải thích hợp lý những tài liệu tích lũy được về phân loại học, phôi sinh học, giải phẩu học so sánh, cổ 
sinh vật học. Thế là sinh học đã có cơ sở lý luận khoa học. 
Học thuyết này lật đổ những khái niệm được người xưa rất tôn trọng và đặc biệt đánh đổ quan 
niệm thượng đế sáng tạo ra thế giới và loài người. Thậm chí những người vô thần cũng không có cảm 
tình với ý nghĩ cho rằng vương quốc tươi đẹp của sự sống và bản thân của con người phải mù quáng 
chịu ơn Thương Ðế về sự tồn tại của mình trên trái đất này. Nhưng học thuyết Darwin còn nhiều điểm 
khác khó giải thích được. 
Ở nước Anh, học trò của Cuvie là nhà động vật học Risa Oen (1804 -- 1892) đã đứng về phía đối 
lập với thuyết Darwin. Cũng như thầy của mình, Oen là chuyên gia cỡ lớn về việc dựng lại những động 
vật đã chết dựa vào những di tích hóa thạch. Oen không chống lại những quan điểm tiến hóa, nhưng 
chống lại tính ngẫu nhiên trong quá trình tiến hóa. Ông hiểu sự tiến hóa là biểu hiện một số kích 
thích bên trong.. 
Ở Pháp, tại đây uy tín của Civie bao trùm lên các nhà sinh học hàng mấy chục năm, lúc đầu chủ 
nghĩa Darwin không có tiếng vang lớn. Nhưng ở Ðức nó đã tìm được mãnh đất tốt, nhà nghiên cứu tự 
nhiên học Erns Henric Hecken (1834 -- 1919) chẳng những là người kế tục Darwin mà trong một số 
mặt còn đi xa hơn Darwin. 
Ở Mỹ có Axa Gray, nhà thực vật học kiêm hoạt động tôn giáo nổi tiếng là người theo học thuyết 
Darwin. Người chống lại Gray là nhà nghiên cứu tự nhiên Thụy sĩ Jean Louis Rudonf Agssiz (1807 -- 
1873). Ông là người rất nổi tiếng nghiên cứu toàn diện nhũng loài cá hóa thạch. Agssiz đã nghiên 
cứu nhiều về băng hà và chứng minh sự có mặt của thời kỳ băng hà trong lịch sử trái đất. 
Năm 1846, Agssiz sang Mỹ để giảng bài, nhưng rồi lưu lại đó vì say mê với thiên nhiên Bắc Mỹ. 
Agssiz đã tìm thấy ở tất cả mọi nơi trên nước Mỹ những dấu vết của thời kỳ băng hà cổ xưa. Ông đã đi 
đến kết luận rằng hàng nghìn năm trước đây, những vùng rộng lớn trên bề mặt của Trái đất đã bị một lớp 
băng bao phủ. 
Page 8 of 10Tien hoa
7/16/2007
Thời kỳ băng hà (hiện nay người ta đã biết có bốn thời kỳ băng hà, kéo dài khoảng nữa triệu năm 
trước đây) đã phủ nhận thuyết đồng điệu của Hietance và Laience. Trong khi giải thích những thời kỳ 
băng hà cổ, Agssiz tỏ ra là người theo thuyết tai biến của Cuvie. Cho đến tận cuối đời, ông vẫn không 
thừa nhận học thuyết Darwin và là người bảo vệ tích cực cho quan niệm Thượng Ðế sáng tạo ra thế giới. 
III . NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI: 
Tất nhiên chỗ yếu nhất của học thuyết Darwin là khâu áp dụng vào việc giải thích loài người. 
Darwin đã bỏ qua vấn đề ấy trong Nguồn gốc các loài, còn Oalas, đồng tác giả của thuyết chọn lọc tự 
nhiên đã kiên quyết khẳng định rằng loài người không phụ thuộc vào những biến đổi tiến hóa (về 
sau ông theo thuyết duy tâm). Tuy hoàn toàn không logic nếu cho rằng tất cả các loài đều tiến hóa trừ 
loài người. Và thật vậy, dần dần tích lũy được nhiều sự kiện xác nhận rằng loài người cũng bị lôi cuốn 
vào trong quá trình tiến hóa. 
Năm 1846, nhà khảo cổ học Pháp Jac Buse de Pecto (1788 -- 1868) đã phát hiện ra những cái rìu 
ở miền Bắc nước Pháp trong lớp đất có tuổi ước tính hàng nghìn năm. Hiển nhiên là những cái rìu 
đó không phải là vật có nguồn gốc tự nhiên mà chỉ có loài người mới có thể chế tạo ra chúng. Ðây là 
bằng chứng đầu tiên chứng tỏ là chẳng những tuổi của trái đất mà kể cả tuổi của loài người đã vượt quá 
6 nghìn năm, điều đó trái ngược với kinh thánh. 
Song những nhà sinh học Pháp chịu ảnh hưởng của Cuvie vẫn từ chối không công nhận các phát 
hiện ấy, mặc dù vào những năm 50 của thế kỷ XIX các nhà khảo cổ học đã khám phá ra những công cụ 
lao động còn cổ hơn nhiều. 
Năm 1859, một số nhà bác học Anh, sau khi đi xem nơi khai quật của Buse de Pecto đã tuyên bố 
ủng hộ Buse de Pecto. Bốn năm sau nhà địa chất học Laien đã sử dụng những khai quật của Buse de 
Pecto để xuất bản cuốn sách Những bằng chứng địa chất về tính chất cổ xưa của loài người . Trong 
cuốn sách đó không những ông bảo vệ quan điểm của Darwin mà còn áp dụng những quan điểm ấy đối 
với loài người. Ngay cả Hecli cũng xuất bản cuốn sách ủng hộ quan điểm đó. 
Sau đó ít lâu, đã ra mắt công trình nghiên cứu lớn thứ hai của DarwinNguồn gốc loài người và sự 
chọn lọc giới tính (1871), cuốn sách này công khai tuyên bố sự kiện tiến hóa của loài người. Những cơ 
quan thô sơ của loài người được coi là các bằng chứng của sự biến đổi tiến hóa. Ruột thừa - phần còn 
lại của ruột mà trong đó thức ăn được tích lại và biến đổi dưới tác dụng của vi khuẩn; bốn đốt xương 
cùng xưa kia là một bộ phận của đuôi; những cơ tai không cử động được do kết quả di truyền từ tổ tiên 
mà trước kia những cơ đó không làm cho tai vẫy được ... 
Mùa hè năm 1856 ở Ðức, trong thung lũng Neathertan gần làng Ðuxenđơf, người ta đã phát hiện 
ra xương và sọ người. Những di vật này đã tìm thấy ở các lớp đất có hàng nghìn năm tuổi. Các cuộc 
tranh luận nổ ra. Phải chăng những mẩu xương đó là những tổ tiên cổ xưa của loài người hiện đại hay là 
những mẫu xương của người rừng bị biến dạng do họ mang những bệnh về xương? 
Ðặc biệt thầy thuốc người Ðức là Rudolf Virchow (1821-- 1902), là người kịch liệt chống lại học 
thuyết Darwin thì cho rằng đó là bộ xương của người già, lúc trẻ bị bệnh còi xương và lúc già bị bệnh 
phong; nhưng người sáng lập ra trường phái nhân chủng học người Pháp là Pon Broca (1824 -- 1880) 
lại khẳng định là người bệnh cũng như người khỏe mạnh ngày nay không thể có cái sọ như chiếc sọ đã 
phát hiện được, những di vật ở người Neanthertan chính là dạng nguyên thủy của loài người khác hẳn 
loài người hiện đại. 
Ðể giải quyết cuộc tranh luận ấy cần phải tìm ra những di vật bằng xương của những dạng trung 
Page 9 of 10Tien hoa
7/16/2007
gian giữa người và khỉ hình người. 
Vào thời gian ấy người ta đã phát hiện ra những khâu trung gian trong số những động vật hóa 
thạch. Năm 1861, viện bảo tàng Anh đã tìm kiếm được những di vật hóa thạch của một loài động vật, 
mà chắc chắn người ta phải xếp những di vật đó vào nhóm chim cổ, vì trên đó có in hình lông chim, 
nhưng ở loài chim này lại có đuôi và răng giống như răng của thằn lằn. Phát hiện này được coi như là 
dẫn chứng tốt nhất trong tất cả các dẫn chứng có thể có khi cho rằng chim bắt nguồn từ bò sát. Tuy vậy 
những thăm dò kéo dài trong nhiều năm tìm kiếm khâu trung gian của quá trình tiến hóa của loài người 
vẫn chưa đạt kết quả. Thành công trong việc này dẫn đến nhà giải phẩu học kiêm nhân chủng học Hàlan 
là Eugene Dubois (1858 -- 1940). Dubois cho rằng động vật hình người nguyên thủy có thể tìm thấy ở 
những nơi cho đến nay có nhiều vượn hình người: Hoặc ở Châu Phi, nơi cư trú của Hắc tinh tinh 
(Antropopithecus troglodytes) và khỉ độc Gorin (Grilla gorilla), hoặc ở Ðộng nam Châu Á, nơi ở của 
vượn (Hylobates) và đười ươi (Simia satyrus). 
Năm 1887, Dubois đã đến Xumatra tiến hành những cuộc khai quật vô hiệu quả suốt ba năm và 
sau đó chuyển sang nghiên cứu ở Java. Chính ở Java, Dubois đã tìm được một nắp xương sọ, xương 
đùi và hai chiếc răng chắc chắn thuộc về người nguyên thủy. Nắp xương sọ này lớn hơn rất nhiều so 
với bất cứ nắp xương sọ của một con vượn hiện đại nào, nhưng lại bé hơn khá nhiều so với bất cứ sọ 
người nào hiện đang sống. Ông cho rằng loài vượn người (Pithecantropus erectus) đi bằng hai chân 
đã để lại di vật đó. Năm 1894, Dubois xuất bản một tác phẩm lớn, trong đó mô tả tỷ mĩ những phát hiện 
của ông. 
Thế là những cuộc tranh luận giữa các nhà bác học lại nổ ra. Nhưng những phát hiện tương tự đã 
xuất hiện ở trung Quốc, Châu phi và ngày nay chúng đã biết được một số khâu trung gian nên không có 
bất cứ cơ sở nào để hoài nghi về sự kiện tiến hóa của loài người và về tiến hóa nói chung mặc dù ở thế 
kỷ XX có nhiều quan niệm chống tiến hóa. Ngày nay khó hình dung được có một nhà bác học chân 
chính nào lại ủng hộ quan điểm chống tiến hóa. 
Page 10 of 10Tien hoa
7/16/2007

Tài liệu đính kèm:

  • pdfTien Hoa.pdf