Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Ôn thi: Các tác gia văn học nước ngoài

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Ôn thi: Các tác gia văn học nước ngoài

Ôn thi: Các tác gia văn học nước ngoài

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Lỗ Tấn

A- Tác giả: Tên thật là Chu Thụ Nhân (1881- 1936). Bút danh là Lỗ Tấn. Ông bốn lần đổi nghề với mong muốn cứu nước cứu dân: Nghề đầu ông học là trường Hàng Hải sau là Mở, Y, rồi viết Văn. Khối lượng sáng tác gồm 20 tập: Gào thét, bàng hàng, truyện cũ viết theo lối mới. Ngòi bút của lỗ tấn đã phát huy được chức năng đích thực của văn chương. Dùng ngòi bút để chữa căn bệnh tinh thần của người Trung Hoa đó là những căn bệnh an phận nhịn nhục, u mê lạc hậu. Ông đã tìm cách chữa trị những căn bệnh đó để nâng cao tâm trí của người dân. Ông là một nhà văn cách mạng của Trung Quốc. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Bác Hồ là người đầu tiên của Việt Nam đọc tác phẩm của ông.

B- Tóm tắt truyện thuốc: Vợ chồng lão Hoa Thuyên- chủ quán trà có một con trai bị ho lao, một trong những căn bệnh nan y hồi đó. Nhờ người giúp lão Hoa Thuyên tìm tới cai ngục mua bánh bao chấm máu của tử tù mang về cho con anh ăn vì cho rằng như thế nó sẽ khỏi bệnh. Đúng lúc người con ăn bánh thì người khách xuất hiện ở quán trà sau đó một số người tiếp tục đến, bàn tán về người tử tù vừa bị chém sáng nay. Thì ra anh ta là Hạ Du- một nhà cách mạng kiên cường. Nằm trong tù mà vẫn còn “rủ lão đề lao làm giặc”. Nhưng chẳng ai hiểu gì về anh ta, chú ruột thì mang anh ta ra đầu thú để lấy 20 lạng bạc, mẹ anh ta chẳng hiểu gì về con người mình thậm chí nhiều người còn cho rằng anh ta bị điên. Năm sau vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma cùng viếng mộ con. Dĩ nhiên ăn bánh bao chấm máu tử tù không chữa được khỏi bệnh. Thằng con Hoa Thuyên đã chết, mộ của nó gần mộ Hạ Du. Hai người mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm thế này là thế nào?

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Ôn thi: Các tác gia văn học nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi: Các tác gia văn học nước ngoài
Sôlôkhốp / Lỗ Tấn / Exênin / Hêminguê...
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Lỗ Tấn
A- Tác giả: Tên thật là Chu Thụ Nhân (1881- 1936). Bút danh là Lỗ Tấn. Ông bốn lần đổi nghề với mong muốn cứu nước cứu dân: Nghề đầu ông học là trường Hàng Hải sau là Mở, Y, rồi viết Văn. Khối lượng sáng tác gồm 20 tập: Gào thét, bàng hàng, truyện cũ viết theo lối mới. Ngòi bút của lỗ tấn đã phát huy được chức năng đích thực của văn chương. Dùng ngòi bút để chữa căn bệnh tinh thần của người Trung Hoa đó là những căn bệnh an phận nhịn nhục, u mê lạc hậu. Ông đã tìm cách chữa trị những căn bệnh đó để nâng cao tâm trí của người dân. Ông là một nhà văn cách mạng của Trung Quốc. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Bác Hồ là người đầu tiên của Việt Nam đọc tác phẩm của ông.
B- Tóm tắt truyện thuốc: Vợ chồng lão Hoa Thuyên- chủ quán trà có một con trai bị ho lao, một trong những căn bệnh nan y hồi đó. Nhờ người giúp lão Hoa Thuyên tìm tới cai ngục mua bánh bao chấm máu của tử tù mang về cho con anh ăn vì cho rằng như thế nó sẽ khỏi bệnh. Đúng lúc người con ăn bánh thì người khách xuất hiện ở quán trà sau đó một số người tiếp tục đến, bàn tán về người tử tù vừa bị chém sáng nay. Thì ra anh ta là Hạ Du- một nhà cách mạng kiên cường. Nằm trong tù mà vẫn còn “rủ lão đề lao làm giặc”. Nhưng chẳng ai hiểu gì về anh ta, chú ruột thì mang anh ta ra đầu thú để lấy 20 lạng bạc, mẹ anh ta chẳng hiểu gì về con người mình thậm chí nhiều người còn cho rằng anh ta bị điên. Năm sau vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma cùng viếng mộ con. Dĩ nhiên ăn bánh bao chấm máu tử tù không chữa được khỏi bệnh. Thằng con Hoa Thuyên đã chết, mộ của nó gần mộ Hạ Du. Hai người mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm thế này là thế nào?
C- Ý nghĩa của cốt truyện:
Có 3 lớp nghĩa: Thuốc đó là bánh bao tẩm máu người, máu phải là máu tươi thì đó là thứ thuốc để chữa bệnh lao. Điều này không có cơ sở. Nhà văn Lỗ Tấn đã phê phán sự u mê lạc hậu của người dân Trung Quốc. Không phải là thứ thuốc chữa bệnh, họ phải tìm một thứ thuốc khác để chữa trị. Phải làm cách mạng đó mới là thứ thuốc chữa căn bệnh của người Trung Quốc. Vòng hoa trên mộ Hạ Du là tình cảm của nhân dân đối với CM.
EXÊNIN
A- Tác giả: Là nhà thơ của Nga “1895- 1925”. Quê hương ở tỉnh Riadan. Ông yêu thơ và làm thơ khi 9 tuổi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 1912 lên Maxcơva sống và làm việc. Nhưng hình ảnh của quê hương với những ngôi nhà gỗ nhỏ và cây cỏ của quê hương vẫn hiện lên trong thơ của ông. Ông có ảnh hưởng nhiều của người mẹ, một người phụ nữ thuộc nhiều bài dân ca và hát rất hay. Tâm hồn luôn bị rằng xé giữa cái cũ và cái mới. Ông lưu luyến nước Nga. Ông tán thành cách mạng tháng 10 nhưng tâm hồn ông không hoà nhập với CM. Những năm cuối đời ông lang thang bên quán rượu dẫn đến đau thần kinh và ông đã tự sát vào năm 30 tuổi. Ông sáng tác nhiều mảng thơ nhưng đặc sắc là mảng thơ trữ tình tiêu biểu là bài “ôi nước Nga thân thiết của tôi ơi- thư gửi mẹ- nước Nga Xô Viết”.
HÊMINGUÊ
a- Tác giả: Ông sinh năm 1899- 1961. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức. Cuộc đời của ông là cuộc đời bão táp, ông là một cây bút xông xáo không biết mệt mỏi, ông yêu thích thiên nhiên hoang dã, thích phiêu lưu mạo hiểm và từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh. Mặc dù vậy ông vẫn là một nhà văn quen nếp sống giản dị của người dân nước Pháp.
Về tư tưởng: Ông phủ nhận thực tại và ông tự coi mình là “thế hệ vứt đi” đến thái độ có thể đảm nhận cuộc sống, sồng và biết mãnh liệt ào ạt, nóng hổi đến thời sự, tươi rói cuộc sống mà vẫn trĩu nặng ưu tư trăn trở.
Về tác phẩm: Ông là người nhận hai giải thưởng lớn về văn học. Các tác phẩm của ông thường thấm đượm tình yêu đối với những gì phiêu lưu mạo hiểm và là lời cổ vũ nồng nhiệt chân thành, nhưng ai biết kiên trì phấn đấu cho quyền lợi chính đáng của con người.
Nhà văn đề sứng nguyên lý “tảng băng trôi” đưa ra một hình ảnh thể hiện yêu cầu của ông đối với văn chương. Cụ thể nó phải là tảng băng trôi, phần chìm rầt nhiều mà chỉ một phần nổi. Có nghĩa là văn chương hàm ẩn trong bề sâu của nước, nhiều tầng lớp ý nghĩa kín đáo, trong đó nhân vật thường thể hiện qua hành động và ngôn ngữ còn tác giả thì không trực tiếp công khai phát khôn theo ý tưởng của mình mà xây dựng hình thượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ră p hần ẩn ý. Một trong những biện pháp chủ yếu để thực hiện nguyên lý trên là nội tâm kết hợp với các ẩn dụ và các biểu tượng.
b- Tóm tắt tác phẩm: Ông già và biển cả.
Nhân vật chính của tác phẩm là ông già Panchiago đánh cả ở vùng nhiệt lưu, nhưng đã lâu ông đã không đánh được con cá nào. Đêm ngủ lão vẫn mơ về thời đại trẻ với tiếng sóng trào hương vị biển những con tàu và những đàn sư tử Trong một lần đi biển có một con cá lớn tính tình kỳ cục đã bị mắc mồi. Đây là một con cá hiếm to lớn hung dũng mà ông hằng mơ ước. Sau cuộc vận lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm Sanchiago đã giết được con cá này. Nhưng lúc ông già quay vào bờ thì đàn cá mập hung dữ đuôi theo xỉa thịt con cá kiếm. Sanchiagô phải đơn độc chiến đấu kiệt sức với lũ cá mập nhưng ông vẫn nghĩ không một ai cô đơn nơi biển cả. Khi ông già mệt mỏi rã rời thì con cá kiếm dài hơn chiếc thuyền có tới 6- 7 tấc kia chỉ còn chơ lại bộ xương. Nhưng Sanchiagô vẫn thấy lòng thanh thản vì lão nghĩ “ta đã đi quá xa”.
SÔLÔKHỐP
1) Tác giả: Sinh năm 1905- 1984. Là nhà văn Nga. Là người của con sông Đông. Quê hương ở tình Rôxtốp, trong một gia đình nông dân, ông đã gắn bó máu thịt với con người và quê hương sông Đông và có những bước chuyển mình đớn đau phức tạp của lịch sử cụ thể. Ông không được học hành hệ thống từ đầu, ông tự học và đi lên, luôn luôn bị gián đoạn. Bởi ông vừa học vừa làm, vừa viết vừa công tác. Ông đã ở tiền tuyến, ở hậu phương, nông thôn, ở những nơi có chiến đấu diễn ra ác liệt. Ông lên Thủ đô làm đủ mọi nghề để thực hiện ước mơ viết văn của ông. Ông tiêu biểu cho lớp tri thức mới bắt rễ sâu trong quần chúng lao động và thực tế đầy giông bão và trường thành. Một số tác phẩm tiêu biểu sông Đông êm đềm gồm có 3 tập, đất vỡ  hoang, họ chiến đấu vì Tổ quốc Những đề tài ông viết rất quen thuộc và quan trọng trong sự nghiệp sáng tác là cuộc sống cùng với sông Đông sau cách mạng tháng mười trong thời kỳ nội chiến.
2) Tóm tắt tác phẩm: Số phận con người.
Andrây Xôcôlốp là một chiến sỹ vùng quân Liên Xô, ông đã tham gia phong trào chống Phát xít lần thứ hai. Đã phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề, bản thân bị thương, vợ và hai con gái bị chết vì bom giặc, con trai hy đúng vào ngày chiến thắng. Trở về cuộc sống đời thường ngoài quân ngũ Xôcôlốp đã gặp một em bé Vania tội nghiệp. Bố mẹ đều chết trong chiến tranh, chú bé sống bơ vơ không nơi nương tựa. Anh đã nhận Vania làm con, chú bé thơ ngây tin rằng Xôcôlốp là cha đẻ của mình. Hai tâm hồn cô đơn buốt giá đã sưởi ấm cho nhau, tuy vậy Xôcôlốp vẫn bị ám ảnh bởi một nỗi đau buồn nhiều đếm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt. Số phận không chỉ buông tha anh đã gặp rủi trong một chuyến chở hàng thuê và anh bị thu bằng lái xe, thế là hai bố con thất thểu dắt nhau đi kiếm sống ở phương trời khác. Vì thế anh luôn muốn dấu không cho bé Vania thấy tâm trạng đau khổ của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docON THI TAC GIA VAN HOC NUOC NGOAI 12.doc