Giáo án phụ đạo Ngữ văn 12 tuần 10 - Trường THPT Đạ Tông

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 12 tuần 10 - Trường THPT Đạ Tông

Tuần:10

Tiết:1,2,3,4. Ngày dạy:Tuần 10.

 ---------Quang Dũng-------

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

-Cảm nhận được vẻ đẹp của TN miền Tây TQ và hình ảnh người lính Tây Tiến.

-Nắm được những nét đặc sắc về NT của bài thơ:bút pháp lmạn,những stạo về h/ảnh,ngôn ngữ,giọng điệu.

-Kĩ năng:

+Rèn kĩ năng phân tích,cảm thụ thơ.

B.PHƯƠNG PHÁP: Phn tích,thảo luận nhóm,diễn giảng,bình luận.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 12 tuần 10 - Trường THPT Đạ Tông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐẠ TÔNG G.A PDNGỮ VĂN 12 NGUYỄN THỊ BÉ HƯƠNG
Tuần:10 Ngày soạn:10.10.2010.
Tiết:1,2,3,4. Ngày dạy:Tuần 10.
 ---------Quang Dũng------- 
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Cảm nhận được vẻ đẹp của TN miền Tây TQ và hình ảnh người lính Tây Tiến.
-Nắm được những nét đặc sắc về NT của bài thơ:bút pháp lmạn,những stạo về h/ảnh,ngơn ngữ,giọng điệu.
-Kĩ năng:
+Rèn kĩ năng phân tích,cảm thụ thơ.
B.PHƯƠNG PHÁP: Phân tích,thảo luận nhóm,diễn giảng,bình luận.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1.Oån định lớp: .
2.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
-HS trình bày những nét chính về tác giả Quang Dũng?
-Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
-GV nhận xét,có cho điểm.Chớt ND,cho HS ghi.
-HS trình bày ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây tiến?
-GV nhận xét,có cho điểm.Chớt ND,cho HS ghi.
-HS nêu ND và NT biểu hiện trong đoạn thơ viết về TN miền Tây bắc(chặng đường hành quân của các chiến sĩ TT).
-GV nhận xét,có cho điểm.Chớt ND,cho HS ghi.
-Phân tích những vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ?
-GV nhận xét,có cho điểm.Chớt ND,cho HS ghi.
-Nêu ý nghĩa của văn bản?
-GV nhận xét,có cho điểm.Chớt ND,cho HS ghi.
-Qua tiết ơn tập,GV hướng dẫn HS cách học và trình bày vấn đề ở từng nợi dung,khắc sâu kiến thức,lưu ý các em có thể học bài và thuợc bài tại lớp.
1.Tác giả:
- Quang Dũng( 1921- 1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê Hà Tây( nay là Hà Nợi).
- Ơng là mợt nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
-Mợt hờn thơ lãng mạn, tài hoa.Thơ giàu chất nhạc,chất hoạ.
 2. Hoàn cảnh sáng tác: được viết vào mợt ngày cuới năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi Quang Dũng nhớ về đơn vị cũ của mình.
3.Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến 
-Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 cĩ nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đĩng quân và hoạt động của đồn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hịa Bình, miền tây Thanh Hĩa và cả Sầm Nưa ( Lào). Chiến sĩ Tây Tiến phần đơng là thanh niên Hà Nội, trong đĩ cĩ nhiều học sinh, sinh viên chiến đấu trong những hồn cảnh rất gian khổ, vơ cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hồnh hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.  Đồn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hịa Bình thành lập trung đồn 52. 
-Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến.Tây Tiến cĩ nghĩa là tiến về miền Tây, nơi đồn quân đang dốc hết sức mình bảo vệ tổ quốc và giúp sức cho đất nước bạn. 
4.Con đường hành quân gian khổ của binh đồn Tây tiến được Quang Dũng miêu tả như thế nào?  Phân tích kĩ những biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
-Bức tranh thiên nhiên ở miền Tây lần lượt hiện ra qua khung cảnh, địa bàn hoạt động. Đồn binhTây Tiến phải trải qua một đoạn đường hiểm trở trên một địa bàn rộng với các địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luơng, Mai Châu
                      Dốc lên khúc khuỷu , dốc thăm thẳm
                          Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Câu thơ diễn tả con đường gian khổ mang dáng nét tạo hình thơng qua 5 thanh trắc, hai từ “dốc”ngăn cách nhau bởi dấu phẩy gợi cảm tưởng cho người đọc chưa vượt qua được dốc này lại đến dốc khác. Các từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, các hình ảnh ”heo hút”, ”cồn mây”, ”súng ngửi trời” đã diến tả sự hiểm trở, trùng điệp của núi đèo miền Tây. Để diễn tả độ cao vịi vọi của con dốc chỉ cần ba chữ ”súng ngửi trời”. Đây là hình ảnh rất thực, lãng mạn, vừa ngộ nghĩnh vừa mang tính chất tinh nghịch, táo bạo. Người lính nhuư đang đi trong mây, mũi súng chạm mây trời.
-Con đường đi lên đầy chơng gai, nguy hiểm nhưng co đường đi xuống cũng khơng dễ dàng:
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
-Hình ảnh thơ đối xứng, câu thơ như được gấp lại, thanh điệu biến đổi, từ chỉ số lượng “ngàn thước” đã diễn tả các dốc núi hút lên và đổ xuống gần như thẳng đứng.
Ba câu thơ được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ được vẽ bằng những nét mềm mại, đằm thắm ( tồn thanh bằng )
“Nhà ai Pha Luơng mưa xa khơi”
Câu thơ diễn tả trận mưa đều đều khơng ngớt, rộng, xa với chân núi trắng trời, mưa nhẹ trong khơng gian lớn, mịt mùng, thấp thống những mái nhà như đang trơi bồng bềnh. Vẻ dữ dội, hoang dại cịn được miêu tả khơng chỉ theo hướng khơng gian mà cịn theo chiều thời gian. Chiều chiều ... cọp trêu người”
 Khơng gian rừng núi hoan vu hiểm trở, luơn là mối de dọa của con người, làm cho con người trở nên ốm yếu, da xanh, tĩc rụng
5.Hình tượng người lính trong binh đồn Tây tiến được xây dựng mang những nét hào hoa, lãng mạn nhưng cũng rất chân thực sinh động. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
  Đây là hình tượng tập thể của người lính Tây Tiến. Quang Dũng đã chọn lọc những nết tiêu biểu của từng người lính để tạc nên bức tượng đài tập thể mang tinh thần chung của đồn quân.
*Vẻ đẹp hào hoa 
- Nếu người lính trong Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ (Hồng Nguyên)Cá nước, Tố Hữu; Đồng chí, Chính Hữu mang dáng dấp của những người nơng dân ra trận, chất phác, hồn nhiên , ra đi từ mái tranh gốc rạ, bến nước cây đa (...), thì người lính của binh đồn Tây Tiến hầu hết là các chàng trai Hà thành thuở ấy. Họ là những thanh niên trí thức mang trong mình sự sơi nổi, lãng mạn và một bầu nhiệt huyết đối với quê hương đất nước. Họ khao khát được khẳng định mình trong mơi trường khốc liệt của chiến tranh (thực chất đây là một sự ý thức sâu sắc về mình...). 
- Sự khác biệt ấy cịn xuất phát từ chất tâm hồn của chính  Quang Dũng. Cái chơi vơi, thăm thẳm, xa khơi, oai linh thác gầm thét, oai hùm,... của cảnh và người trong Tây Tiến cũng là những giai điệu, những sắc màu của thế giới tâm hồn Quang Dũng. Chính vì thế, nhà thơ đặc biệt đồng điệu đồng cảm với chất lính Tây Tiến hào hoa, phĩng khống, nên thơ. 
* Vẻ đẹp giản dị mà kiêu hùng
- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt - cĩ bĩng dáng của các tráng sĩ xưa - coi cái chết nhẹ nhàng, thanh thản: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/áo bào thay chiếu anh về đất/Sơng Mã gầm lên khúc độc hành...nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ. 
-Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên một cách chân thực, gần gũi  trong nét hồn nhiên , tinh nghịch (Người lính trong Đồng chí của Chính Hữu khơng cĩ dáng dấp tráng sĩ mà gần với Văn tế NSCG ). Họ là những người chiến sĩ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bước vào cuộc chiến khốc liệt với tư thế ngang tàng, bất chấp hiện thực nghiệt ngã: "Heo hút cồn mây súng ngửi trời"... "Tây Tiến đồn binh khơng mọc tĩc - Quân xanh mâu lá dữ oai hùm"; "Chiến trường đi chằng tiếc đời xanh". Nhưng điều làm nên sức mạnh thực sự của người lính Tây Tiến là nguồn lực tinh thần. Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước mà biểu hiện cụ thể trong bài thơ là tình yêu với thiên nhiên miền Tây, với núi rừng, làng bản. Tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ: "nhớ ơi Tây Tiến cơm  lên khĩi - Mai Châu mùa em thơm nếp xơi" "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa - Kìa em xiêm áo tự bao giờ".... 
- Viết về người lính trong những năm thăng kháng chiến gian khổ, Quang Dũng khơng né tránh sự mất mát, đau thương. Vẻ đẹp của người lính khơng tách rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh của những người lính đã được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương, nhưng khơng bi luỵ. Cái chết đồng hành với mỗi bước chân trên con đường chiến trận. Người lính cĩ thể gục xuống, ngã xuống vì bom đạn vì sốt rét, vì đĩi khổ, nhưng đĩ khơng phải là sự gục ngã: Trong cái bi (nỗi đau mất mát, chiến tranh tàn khốc) vẫn tiềm tàng một sức mạnh bất khuất: "Anh bạn dãi dầu khơng bưởi nữa - Gục lên súng mũ bỏ quên đời"...; "Rải rác biên cương mỏ viễn xứ - Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh - áo bào thay chiếu anh về đất - Sơng Mã gầm lên khúc độc hành"
*Tâm hồn lạc quan, lãng mạn
- Tâm hồn lạc quan, lãng mạn vốn là phẩm chất tinh thần nổi bật của người lính. Nhiều tác giả đã viết về điều đĩ , song ở Tây Tiến,  tâm hồn lạc quan, mơ mộng của những chàng trai Hà Nội khơng giống với cái hồn nhiên chân chất của những người lính xuất thân từ  từ gốc rạ bờ tre, từ cây đa, giếng nước. ( Giếng nước gốc đa...Đằng nớ vợ chưa đằng nớ...Lũ chúng tơi...). Đã cĩ một thời người ta phê phán  câu thơ Đêm mơ Hà Nộ dáng Kiều thơm-  cho rằng QD mộng mơ quá, nhưng suy cho cùng, điều đĩ lại rất cần thiết. Đặc biệt, đối với những người lính phải chiến đấu  trong một hồn cảnh khắc nghiệt , nếu khơng cĩ niềm lạc quan, mộng mơ thì họ sẽ chết vì nỗi buồn trước khi chết vì  bom đạn của kẻ thù (nhất lại là đối với những chàng trai HN...). Từng là một người lính nên QD hiểu rõ điều đĩ.
-Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến được bộc lộ khơng phải chỉ ở dáng vẻ oai hùm, phĩng túng, mà luơn thăng hoa trong chất tâm hồn, trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh. Cái nhìn của nhà thơ cũng là cái nhìn từ đơi mắt mộng mơ của người lính. Đơi mắt ấy đã cảm nhận được về đẹp đầy chất thơ của thiên nhiên, con người, cuộc sống miền Tây Tổ quốc: "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy - Cĩ thấy hồn lau nẻo bến bờ - Cĩ nhớ dáng người trên độc mộc - Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa". Cũng từ cái nhìn ấy, thế giới của cái đẹp, của thi ca, nhạc hoạ, của tình yêu và tình người luơn hiện hữu, bất chấp thực tại đầy gian nan, khắc nghiệt, bất chấp cái chết luơn đồng hành: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa - Kìa em xiêm áo tự bao giờ - Khèn lên man điệu nàng e ấp - Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"; "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".... Cũng bằng cảm quan đầy chất lãng mạn, lí tưởng hố, sự hi sinh của những người lính vơ danh đã được biểu hiện bằng hình tượng thơ mang vẻ đẹp thiêng liêng, kì vĩ: "Áo bào thay chiếu anh về đất -Sơng Mã gầm lên khúc độc hành".
6.Ý nghĩa văn bản.
Bài thơ khắc hoạ thành cơng hình tượng người lính TT trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ,dữ dội.Hình tượng người lính mang vẻ đẹp lãng mạn,đậm chất bi tráng sẽ luơn đồng hành trong trái tim mỗi chúng ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc