Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

- Củng cố, nâng cao những hiểu biết về văn nghị luận.

- Có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một bài thơ, một đoạn thơ.

B. Phương tiện thực hiện

- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12

- SGK, SGV Ngữ văn 12

- Các tài liệu tham khảo khác

C. Cách thức tiến hành

- Đọc hiểu

- Trao đổi thảo luận

- Thực hành

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 17 – 18
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
Ngày soạn: 17.09.10
Ngày giảng:
Lớp giảng:	12A	12C	
Sĩ số:
Điểm KT miệng
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
- Củng cố, nâng cao những hiểu biết về văn nghị luận.
- Có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một bài thơ, một đoạn thơ.
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGK, SGV Ngữ văn 12
- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Trao đổi thảo luận
- Thực hành
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu đọc đề 1 và gợi ý thảo luận đề 1 SGK. Làm theo hướng dẫn câu hỏi 
HS thực hiện 
GV gợi ý nhanh cho HS hiểu các bước tiến hành làm đề số 2/sgk.
GV: Hãy khái quát lại cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
GV yêu cầu HS làm bài tập SGK
I. Tìm hiểu đề
1. Đề 1
a/ Tìm hiểu đề:
- HCRĐ: Năm 1947, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đang gặp lúc gian khó. Một đêm, tại chiến khu Việt Bắc, Bác đã làm bài thơ này, thể hiện tâm trạng cảm xúc của Người với dân, với nước.
- Yêu cầu của đề và định hướng giải quyết:
+ Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên để thấy được vẻ đẹp tâm hồn vị lãnh tụ.
+ Từ vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, thấy được vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam và tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
b/ Lập dàn ý:
- MB: 
+ Giới thiệu bài thơ.
+ Nhận định chung về bài thơ.
- TB:
+Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên:
ñ Vẽ bằng âm thanh, hình ảnh. Giàu lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống.
ñ So sánh với cảnh Côn Sơn trong bài thơ của Nguyễn Trãi và các bài thơ của Bác làm ở Việt Bắc.
+ Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân:
ñ Thanh dạm, ung dung.
ñ Yêu con người, yêu cuộc sống.
ñ Canh cánh nỗi niềm với đất nước.
+ Đây là vẻ đẹp tiêu biểu cho tâm hồn con người Việt Nam: So sánh, đúc kết qua một số bài thơ khác.
+ Nghệ thuật: 
ñ Vừa cổ điển, vừa hiện đại.
ñTu từ cú pháp, điệp câu, vắt dòng.
- KB: Tóm gọn nội dung đã nghị luận.
2. Đề 2
a. Tìm hiểu đề
- Thể loại: NLVH, về một đoạn thơ
- ND: khí thế cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc
- Thao tác NL: gt, cm, pt, so sánh
- PVTL: thơ TH, tp Việt Bắc, đoạn thơ
b. Dàn ý
- MB:
+ GT tác phẩm và đoạn thơ phân tích
+ Nêu khái quát nội dung yêu càu của đề: không khí hào hùng của những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta
- TB:
+ 6 câu đầu: so sánh, cường điệu, sử dụng từ láy -> sự lớn mạnh của lực lượng kháng chiến, không khí chuẩn bị khẩn trương sôi nổi đầy quyết tâm
+ 2 câu tiếp: so sánh, đối -> niềm lạc quan tin tưởngvào tương lai tươi sáng của đất nước
+ 4 câu cuối: liệt kê, điệp từ -> thể hiện niềm vui chiến thắng
+ Đánh giá nghệ thuật của đoạn thơ: giọng thơ sảng khoái, hào hùng; nhịp điệu mạnh mẽ; âm hưởng anh hùng ca
=> Khẳng định lại vấn đề
- KB: cảm xúc về đất nước trong chiến tranh
II. Cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Đặc điểm chung: Là trình bày ý kiến, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
- Cách làm:
+ Tìm hiểu đề:
ñ Xác định được yêu cầu cơ bản của đề bài.
ñTìm hiểu HCST, xuất xứ, mục đích ra đời của bài thơ, đoạn thơ.
ñ Đưa ra nhận định chung (chủ đề) của bài thơ, đoạn thơ.
+ Lập dàn ý:
ñMB: Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ.
ñTB: Sử dụng tổng hợp các thao tác nghị luận để tìm hiểu giá trị của bài thơ, đoạn thơ.
ñKB: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
+ Viết bài: Cần mạch lạc, rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu của bài NLVH.
III. Luyện tập
1. Mở bài
- Giới thiệu Huy Cận, bài thơ Tràng Giang (hoàn cảnh sáng tác bì thơ, cảm xúc bao trùm) + đoạn thơ cần phân tích
2. Thân bài
- 2 câu đầu:
+ Hình ảnh mây núi hùng vĩ, chim nghiêng cánh
+ Nghệ thuật tương phản: vũ trụ bao la >< cá thể nhớ nhà
-> ND: bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều tà, nỗi lòng người trong cảnh: cô đơn, nhỏ bé, chấp chới giữa dòng đời
- 2 câu sau:
+ Nghệ thuật: sử dụng từ láy, lấy cái không có ở ngoại cảnh để nói về cái có trong lòng người -> nỗi nhớ nhà nhớ quên hương
- Đánh giá chung nghệ thuật và nội dung đoạn thơ
3. kết bài
Cảm nghĩ chung về đoạn thơ
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại iến thức cơ bản
- Chuẩn bị bài Tây Tiến – Quang Dũng

Tài liệu đính kèm:

  • docnghi luan ve bai th doan th.doc