1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về tu từ ngữ âm , cú pháp. Một số biện pháp tu từ ( so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ) và các kiểu câu thường gặp (đơn, đặc biệt, cảm thán ).
2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận biết các biện pháp tu từ và các kiểu câu.
3. Tư duy, thái độ: Tình yêu tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN:
GV: Đọc SGK, tài liệu, soạn giáo án.
HS: Ôn tập các biện pháp tu từ đã học và các kiểu câu trong văn bản.
C. PHƯƠNG PHÁP
HS làm bài tập, thảo luận, trình bày trước lớp, GV tổng kết, chốt lại những kiến thức và kĩ năng cơ bản.
Ngày soạn: 1/9/2016 Ngày dạy: Tiết 1. Tiếng Việt. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS 1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về tu từ ngữ âm , cú pháp. Một số biện pháp tu từ ( so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp) và các kiểu câu thường gặp (đơn, đặc biệt, cảm thán). 2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận biết các biện pháp tu từ và các kiểu câu. 3. Tư duy, thái độ: Tình yêu tiếng Việt. B. PHƯƠNG TIỆN: GV: Đọc SGK, tài liệu, soạn giáo án. HS: Ôn tập các biện pháp tu từ đã học và các kiểu câu trong văn bản. C. PHƯƠNG PHÁP HS làm bài tập, thảo luận, trình bày trước lớp, GV tổng kết, chốt lại những kiến thức và kĩ năng cơ bản. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức. Lớp Sĩ số HS vắng 12A3 12A4 12A5 2.Kiểm tra bài cũ: Không 3.Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngôn ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ So với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 3. Hoạt động thực hành - GV cho HS nêu khái niệm các phép tu từ từ vựng và lấy được các VD. GV chia nhóm cho HS thảo luận theo từng dạng bài tập. Bài tập 1. Nhận xét về nhịp điệu và âm hưởng của những câu văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc miêu tả nét hùng vĩ của dòng sông Đà? “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá , đá xô sóng........bụng thuyền ra.” (Nguyễn Tuân,Người lái đò sông Đà) Bài tập 2. Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp vần trong các từ láy ở 2 câu thơ sau: “Đoạn trường thay lúc phân kì! Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh.” (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Bài tập 3. Xác định phép lặp cú pháp( phối hợp với phép đối) và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ sau: “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.” (Nguyễn Du, Truyện Kiều). Bài tập 4. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong những câu sau: a)Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. (Anh Đức, Hòn Đất). b)Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu. (Anh vô tình anh chẳng biết điều Tôi đã đến với anh rồi đấy...) (Phan TT Nhàn, Hương thầm). Bài 5. Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau: a. Chồng ta áo rách ta thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người. (Ca dao) b. Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân (Nguyễn Du) c. Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá... (Chế Lan Viên) I. Củng cố lí thuyết Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh. II. Bài tập 1.Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu. -Nhịp điệu dồn dập phối hợp với phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp: (...)Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió... -Dùng từ gùn ghè vừa có âm thanh cụ thể, vừa tạo hình ảnh hung dữ của 1 con mãnh thú. -Dùng 1 số từ có tính hình tượng và biểu cảm rõ rệt: cuồn cuộn, đòi nợ xuýt. 2. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh. Trong 2 câu thơ TK, tác giả dùng 2 từ láy: khấp khểnh, gập ghềnh. -Ở mỗi từ láy, có điệp âm đầu(kh-kh, g-gh) và chuyển đổi vần( ấp-ênh). -Hai từ láy điệp vần ấp-ênh. Tác dụng: tạo ra hình ảnh con đường mấp mô, vó ngựa và bánh xe luôn ở trạng thái chuyển động khó khăn, xóc nảy, trục trặc.Đồng thời cũng gián tiếp bộc lộ tâm trạng đau khổ, bất an của nàng Kiều lúc phải li biệt gia đình để bán mình cho Mã Giám sinh. 3. Phép lặp cú pháp. Trong đoạn thơ có 2 lần dùng phép lặp cú pháp(phối hợp với phép đối): -Vẻ non xa/ tấm trăng gần. cả 2 đều là 2 cụm danh từ có kết cấu cú pháp giống nhau: Danh từ chỉ đơn vị( vẻ ,tấm), danh từ chỉ vật thể( non, trăng), tính từ( xa, gần). -Cát vàng cồn nọ/ bụi hồng dặm kia. Cả 2 đều là kết cấu chủ - vị: C: các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và tính từ chỉ màu(cát vàng, bụi hồng). V: các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và đại từ chỉ định( cồn nọ, dặm kia). Tác dụng chung của phép lặp cú pháp trong đoạn thơ này: khắc hoạ khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên bên ngoài( có sự gần gũi, tình cảm của vạn vật,có cả sự ồn ào sôi động của cuộc sống) để đối lập với cái cô đơn nhỏ bé của nàng Kiều trong lầu Ngưng Bích. 4. Phép chêm xen. a)Có 2 lần dùng phép chêm xen( bắt đầu bằng từ nơi). Tác dụng: Ghi chú 2 thông tin quan trọng về “cái chốn này”. Đó là nơi chị Sứ đã sinh ra và cũng là nơi nuôi dưỡng chị lớn lên và trưởng thành. b)Phần chêm xen đặt trong ngoặc đơn. Tác dụng: thể hiện 1 cách kín đáo, tế nhị lời nói thầm kín của cô gái với chàng trai- hương thầm cuả chùm hoa là cách bộc lộ tình yêu của cô gái. Bài 5. a. “ áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người (người nghèo khổ). “áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con người( người giàu sang, quyền quí). b. “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ). Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu). - Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị. c. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng cho nghị lực thép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại). - “ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi thay cho mùa (mùa đông) Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố: - Củng cố những nội dung đã học trong bài. 5. Dặn dò: - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt. Ngày soạn: 6/9/2016 Ngày dạy: Tiết 2. Tiếng Việt. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu bài học Giúp HS: 1. Kiến thức: Hiểu được sự trong sáng của tiếng Việt: phát âm, dùng từ ,viết câu phải theo chuẩn qui tắc và có tính chuẩn mực chung. 2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng. 3. Tư duy, thái độ: Giáo dục HS có ý thức trau dồi tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng trong sáng, tránh được các lỗi khi phát âm,viết chữ. B. Phương tiện - GV: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1, Chuẩn KTKN Ngữ văn 12. - HS: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1, vở ghi. C. Phương pháp Từ ngữ liệu thực tế, GV hướng dẫn cho HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện của sự trong sáng. GV hướng dẫn HS làm bài tập. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức Lớp Sĩ số HS vắng 12A3 12A4 12A5 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt. Phẩm chất đó được biểu hiện ở những phương diện chủ yếu như : tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt ; sự không lai căng, pha tạp và tính lịch sự, văn hóa trong lời nói,Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng là một yêu cầu tất yếu đối với người Việt hiện nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV hướng dẫn cho HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện của sự trong sáng. GV đưa ra bài tập. 1.Chỉ rõ lỗi và nêu cách sửa đối với các câu sau đây: -Sinh đẹp,lãng mạng,trung thuỷ,xương núi, mảnh thảnh,dáng dóc,chí thức, xuy nghĩ,xâu thẳm. -Nguyệt trông giống 1 cô gái hài hoà. -Trải qua nhiều năm tháng mà Nguyệt vẫn không phai mờ. 2.Chỉ những từ dùng sai và sửa lại cho đúng. -Xã em có 10 người được bầu là bà mẹ Việt Nam anh hùng . -Chiều qua lớp em họp để phong mức kỉ luật cho các bạn vừa dính líu vào vụ ẩu đả trước cổng trường. -Một thuyền đánh cá đã vớt lên từ đáy biển nhiều kỉ vật thời chiến tranh. 3.Chỉ ra những trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài và hiện tượng trùng nghĩa trong các câu sau: -Nhiều fan hâm mộ đã ra sân bay đón đội tuyển bóng đá Việt nam thắng lợi trở về. -Liên hoan fetival nghệ thuật Tây nguyên được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột. -Cô ta ăn mặc rất mốt thời trang. 4.Chỉ ra câu sai và sửa lỗi. -Chính anh mà không phải tôi đã nói như thế. -Chúng ta càng đoàn kết thì phong trào thi đua học tốt mỗi ngày 1 phát triển. -Được thầy cô khen khiến nó sung sướng đỏ bừng mặt. GV yêu cầu HS nhắc lại các biểu hiện của việc làm cho tiếng Việt trong sáng. I.Ôn tập lí thuyết 1.Tính chuẩn mực và tính qui tắc chung. 2.Không lạm dụng, lai căng tiếng nước ngoài. 3.Sự văn hoá, lịch sự của lời nói. II.Bài tập. Bài tập 1: Sửa lỗi. -Xinh đẹp, lãng mạn,chung thuỷ,sương núi, mảnh khảnh,thoăn thoắt,xung phong,dáng vóc,trí thức,suy nghĩ, sâu thẳm. -Nguyệt trông giống 1 cô gái hiền hoà. -Trải qua ......vẫn không thay đổi. Bài tập 2: -Trong các câu trên các từ dùng sai là:Bầu, phong, kỉ vật. -Sửa : +Xã em....được phong là bà...anh hùng. +Chiều qua lớp em họp để đề nghị mức kỉ luật.....trường. +Một thuyền đánh cá...nhiều di vật thời chiến tranh. Bài tập 3: -Cả 3 câu đều lạm dụng tiếng nước ngoài và trùng nghĩa. +fan( người hâm mộ): vừa lạm dụng tíêng nước ngoài vừa trùng nghĩa. +fetival(liên hoan,lễ hội). +mốt hàm chứa nghĩa thời trang. Bài tập 4: C1: Sai quan hệ từ-> sửa: thay “mà” bằng “chứ”. C2: Sai cặp từ có tác dụng nối càng...càng->sửa: thay:” mỗi ngày 1” bằng “càng”. C3: Không đúng cấu trúc câu cầu khiến-> sửa: bỏ từ “được” ở đầu câu. HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4.Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức đã ôn tập trong giờ . 5. Dặn dò - Xem lại những bài làm văn của anh/chị và chữa những lỗi diễn đạt chưa trong sáng. - Chuẩn bị bài về tác gia Hồ Chí Minh. Ngày soạn: 15/9/2016 Ngày dạy: Tiết 3. Văn học . TÁC GIA HỒ CHÍ MINH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS nắm lại một cách cụ thể, chi tiết hơn, hiểu sâu hơn về một tác gia văn học: Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp, cách đọc hiểu văn học sử. 3. Thái độ: Hiểu và trân trọng những giá trị văn học của Hồ Chí Minh. B. PHƯƠNG TIỆN GV: Đọc tài liệu, SGK, soạn bài... HS: Ôn lại phần tác giả Hồ Chí Minh. C. PHƯƠNG PHÁP GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận, GV nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp Lớp Sĩ số HS vắng 12A3 12A4 12A5 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt. 3. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, người mở đường cho văn học cách mạng. Sự nghiệp văn học của Người rất đặc sắc về nội dung tư tưởng, phong phú đa dạng về thể loại và phong cách sáng tác. Để thấy rõ hơn những điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. GV: Vì sao văn chương phải mang tính chiến đấu? Nó được thể hiện như thế nào trong công việc sáng tác của Bác? GV: Vì sao văn chương phải có tính ch ... 2.Kĩ năng - Nâng cao thêm kĩ năng lĩnh hội và tạo lập văn bản, nhận diện và phân tích từng phong cách khi cần thiết. 3. Tư duy, thái độ - Tình yêu văn học. Tư duy khái quát, tổng hợp. B. Phương tiện thực hiện - GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Giáo án. - HS : SGK, vở soạn, vở ghi. C. Phương pháp - Trao đổi thảo luận. - Luyện tập thực hành để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp Lớp Sĩ số HS vắng 12A4 12A5 12A6 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm Bài ôn tập chung hôm nay sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học về văn nghị luận và cách làm bài văn nghị luận; những kiến thức cơ bản về phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT. - Văn nghị luận là một loại văn phổ biến sử dụng trong nhà trường hiện nay. Văn nghị luận có tính khoa học, và đòi hỏi tư duy cao nhất nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học của học sinh mà vẫn đánh giá được ở học sinh khả năng diễn đạt và cảm thụ. Dưới đây là những kiến thức cần thiết cho học sinh về kiểu bài văn nghị luận phổ biến trong nhà trường: nghị luận văn học và nghị luận xã hội nhằm nâng cao kỹ năng viết văn của bản thân. - Các phong cách ngôn ngữ : PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật (lớp 10), PCNN chính luận, PCNN báo chí (lớp 11), PCNN khoa học, PCNN hành chính (lớp 12). Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 3. Hoạt động thực hành ? Kể tên các dạng bài nghị luận đã học? ? Trình bày cách làm bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí ? ? Trình bày cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống ? ? Cách làm bài nghị luận một ý kiến bàn về văn học ? ? Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ? ? Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi? I,Các loại nghị luận và các dạng bài nghị luận : 1, Nghị luận xã hội : a) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí : - Nội dung cần có : + Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. + Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận. + Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí. - Cách viết cần đạt : + Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài. + Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc. + Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức. b) Nghị luận về một hiện tượng đời sống : - Nội dung cần có : + Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân. + Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. - Cách diễn đạt : + Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt. + Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề. 2, Nghị luận văn học a. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học . Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề. - Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến. - Giới hạn phạm vi tư liệu. • Thân bài: - Giải thích, làm rõ vấn đề. - Bàn bạc, khẳng định vấn đề. - Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học. • Kết bài: + Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề. + Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề. b. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Cách lập dàn ý Đảm bảo bố cục: 3 phần - Mở bài: Giới thiệu khái quát đoạn thơ, bài thơ và vấn đề cần nghị luận. - Thân bài: Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ, bài thơ. 3. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Cách lập dàn ý Đảm bảo bố cục 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận. - Thân bài: Mỗi ý kiến nhận xét về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hay tác phẩm triển khai thành một luận điểm. Trong từng luận điểm sử dụng các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) làm sáng tỏ. - Kết bài: Đánh giá về ý nghĩa, vị trí, vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp tác giả, trong giai đoạn văn học, đối với thời đại; vị trí, ý nghĩa của đoạn trich trong toàn tác phẩm, hoặc của vấn đề nghị luận. Tªn c¸c phong c¸ch ng«n ng÷ vµ ®Æc trng c¬ b¶n cña tõng phong c¸ch PCNN sinh ho¹t PCNN nghÖ thuËt PCNN b¸o chÝ PCNN chÝnh luËn PCNN khoa häc PCNN hµnh chÝnh §Æc trng c¬ b¶n - TÝnh cô thÓ -TÝnh c¶m xóc. - TÝnh c¸ thÓ -TÝnh h×nh tîng. -TÝnh truyÒn c¶m. -TÝnh c¸ thÓ hãa. -TÝnh th«ng tin thêi sù. -TÝnh ng¾n gän. -TÝnh sinh ®éng, hÊp dÉn. - TÝnh c«ng khai vÒ quan ®iÓm chÝnh trÞ. - TÝnh chÆt chÏ trong diÔn ®¹t vµ suy luËn. - TÝnh truyÒn c¶m, thuyÕt phôc. -TÝnh trõu tîng, kh¸i qu¸t. -TÝnh lÝ trÝ, l«gÝc. -TÝnh phi c¸ thÓ. -TÝnh khu«n mÉu. -TÝnh minh x¸c. -TÝnh c«ng vô. Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố - Các dạng bài văn nghị luận đã học và cách làm bài. - Đặc trưng cơ bản của các phong cách ngôn ngữ . 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp. Ngày soạn : 24/4/2015 Ngày dạy : Tiết 36. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CUỐI NĂM MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá năng lực của HS trong chương trình học cả năm môn Ngữ văn 12 theo ba nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là đánh giá mức độ đạt được về kiến thức và kĩ năng của HS ở các nội dung: Nhận biết được nội dung, hình thức của văn bản văn học. Tạo lập được bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút rồi thu bài. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số I. Đọc hiểu Nêu nội dung chính của văn bản. Hiểu tác dụng của hình thức nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1,0 10% 2 3,0 30% 3 4,0 40% II. Làm văn Vận dụng kiến thức xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 6,0 60% 1 6,0 60% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 1,0 10% 2 3,0 30% 1 6,0 60% 4 10,0 100% D. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM Thời gian làm bài: 45 phút Câu I (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời. Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được". ( Trích Một người Hà Nội - Nguyễn Khải) 1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai ? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Câu II (6,0 điểm) Tuyên dương 16 thanh niên tham gia cứu nạn tại Lào Cai Ngày 6/9/2014, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên TP Hà Nội đã gặp mặt, tuyên dương 16 thanh niên, sinh viên tham gia đã cứu nạn trong vụ tai nạn xe khách xảy ra ngày 1/9/2014 tại xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 16 thanh niên, sinh viên được tuyên dương là thành viên của nhóm du lịch mạo hiểm Phong Vân đang trên đường từ Hà Nội lên Sa Pa du lịch. Trực tiếp chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc là chiếc xe khách lao xuống vực khiến 12 người tử nạn và 41 người khác bị thương, cả nhóm đã kịp thời thông báo tới các đơn vị chức năng tham gia ứng cứu và dùng đèn pin, điện thoại soi đường, mò mẫm xuống vực sâu gần 200 mét để cấp cứu, hỗ trợ các nạn nhân trên chuyến xe gặp nạn (Theo cand.com.vn) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra từ thông tin trên (bài viết khoảng 600 từ) HƯỚNG DẪN CHẤM I. Đọc hiểu (4,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền ( nhân vật) và tác giả ( xưng hô tôi).(1,0 điểm) Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh. (1,0 điểm) Câu 3. Hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. (2,0 điểm) - Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến. - Cây si hồi sinh: lại sống, lại trổ ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội. - Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự mất mát gia tài văn hóa, lại vừa như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tri con người. II. Làm văn (6,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống qua một bản tin. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được những ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu tóm tắt nội dung bản tin. Khẳng định đây là hiện tượng tốt, cần học tập và nêu gương.(1,0đ) -Phân tích + Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn. 16 thanh niên, sinh viên trên đã có mặt kịp thời, vượt qua nỗi sợ hãi, tìm mọi cách để cứu người bị nạn. (1,0đ) + Hành động này thể hiện tinh thần nhân ái cao cả, một lối sống đẹp của tuổi trẻ hiện nay.(1,0đ) -Bình luận + Việc cứu người bị tai nạn giao thông của nhóm thanh niên, sinh viên là một hành động có ý nghĩa tích cực, phát huy truyền thống thương người của dân tộc, biết lựa chọn đúng đắn mối quan hệ giữa quyền lợi cá nhân ( đi du lịch) với việc tham gia cứu hộ, cứu nạn, không hề tính toán thiệt hơn; bộc lộ trí thông minh, sáng tạo của tuổi trẻ, có kĩ năng sống khi xử lí hiệu quả tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Đó là kết quá của quá trình được giáo dục từ gia đình, nhà trường và ý thức tu dưỡng rèn luyện nhân cách của bản thân.(1,0đ) - Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm của một bộ phân thanh niên hiện nay. Hậu quả: bị xã hội lên án, bạn bè xa lánh, xuống dốc đạo đức, vi phạm pháp luật(1,0đ) - Đề xuất phương hướng hành động: học tập và rèn luyện đạo đức, có kĩ năng sống để xử lí tình huống thực tế (1,0đ)
Tài liệu đính kèm: