Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Rừng xà nu

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Rừng xà nu

I-Tiểu dẫn:

1/ Tác giả:

 Tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Báu, sinh năm 1932, quê ở Thăng Bình, Quảng Nam.

 Nhập ngũ năm 1950, rồi làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V, tập kết ra Bắc, viết văn với bút danh Nguyên Ngọc

 Năm 1962: tình nguyện trở về chiến trường miền Nam lấy bút danh Nguyễn Trung Thành.

 Tác phẩm: Đất nước đứng lên- giải nhất, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954- 1955; Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969); Đất Quảng (1971- 1974);

 Ông là nhà văn có những tác phẩm viết hay nhất về đất và người Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến. Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

2/ Tác phẩm:

a) Hoàn cảnh sáng tác:

Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Cả nước sục sôi không khí đánh Mĩ. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm đó.

 Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Rừng xà nu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ 2 lớp 12A6
Rừng Xà nu	
Nguyễn Trung Thành
I-Tiểu dẫn:
1/ Tác giả:
Tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Báu, sinh năm 1932, quê ở Thăng Bình, Quảng Nam.
Nhập ngũ năm 1950, rồi làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V, tập kết ra Bắc, viết văn với bút danh Nguyên Ngọc 
Năm 1962: tình nguyện trở về chiến trường miền Nam lấy bút danh Nguyễn Trung Thành. 
Tác phẩm: Đất nước đứng lên- giải nhất, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954- 1955; Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969); Đất Quảng (1971- 1974);
Ông là nhà văn có những tác phẩm viết hay nhất về đất và người Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến. Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
2/ Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác:
Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Cả nước sục sôi không khí đánh Mĩ. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm đó.
 Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
Tóm tắt
Nhân vật chính trong truyện là Tnú , được cán bộ cách mạng dạy chữ , giác ngộ Tnú trở thành một trong những người lãnh đạo dân làng đứng lên chiến đấu . Bọn giặc tràn đến , đàn áp , khủng bố dân làng , bắt Mai- vợ Tnú cùng đứa con vừa được một tháng tuổi , với mưu đồ bắt được người lãnh đạo là Tnú.
Chứng kiến cảnh vợ con bị hành hạ , đánh đập dã man , quên cả lời ngăn cản Tnú nhảy xổ vào để cứu nhưng không được . Anh bị địch bắt , tẩm nhựa Xà Nu 10 đầu ngón tay của anh và đốt .
Căm thù đã dẫn đến điểm đỉnh cả làng Xô Man đã đứng lên , cứu Tnú tiêu diệt lũ ác ôn . Sau đó Tnú gia nhập lực lượng và 3 năm sau anh được nghĩ phép về thăm làng . Đêm đó cả làng tập trung ở nhà Ưng đón anh và nghe cụ Mết kể lại những trang sử hào hùng của làng và của Tnú..
Hôm sau Tnú rời làng ra đi trước cánh rừng Xà Nu nối tiếp nhau chạy dưới chân trời.
Chủ đề:
Ca ngợi tinh thần quật khởi, chí khí cách mạng và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc và núi rừng Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh vũ trang chống kẻ thù khát máu Mĩ - Diệm.
II- Đọc - hiểu:
1/ Hình tượng cây Xà Nu:
Những cánh rừng, ngọn đồi xà nu hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành như một bức tranh thiên nhiên đẹp hiếm có
Nhưng đó là một thiên nhiên dưới tầm đại bác, vì thế nó còn là hiện thân của một chốn núi rừng, một đất nước đang phải chịu quá nhiều đau thương
Tuy nhiên đại bác của kẻ thù dẫu có hung bạo đến đâu cũng không tiêu diệt nổi niềm khao khát sống mãnh liệt của loài cây ấy
Cây xà nu được nói đến như những con người, gợi nghĩ đến những con người quyết sống ngay trong mất mát và đau khổ
Hình ảnh những ngọn đồi, những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau, chạy đến hút tầm mắt, tới tận chân trời gợi cho ta thấy rằng cây xà nu không chỉ tượng trưng cho một làng Xô Man bé nhỏ hay cho một vùng núi Tây Nguyên. Có thể đó còn là biểu tượng của cả miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam trong những tháng năm chống đế quốc Mĩ
2/ Nhân vật Tnú :
- Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ , được chăm sóc nuôi dưỡng bởi bàn tay dân làng Xô Man “ Đời nó khổ , nhưng bụng dạ nó sạch như nước suối làng ta ”
- Tính cách : gan góc, táo bạo, dũng cảm ( từ nhỏ đã tiếp tế liên lạc , bảo vệ cán bộ )
- Dũng cảm trung thành với cách mạng
- Giàu tình thương đối với mọi người : với vợ con , với dân làng , với quê hương
- Có tính kỉ luật cao ( về phép và trả phép đúng hạn )
Nhân vật Tnú được xây dựng qua hình ảnh đôi bàn tay
khi còn lành lặn học chữ vụng về , đập đá vào đầu tự trừng phạt vì học chậm
Khi bị bắt bị tra hỏi đặt tay lên bụng mình “ cộng sản ở đây này ”
Khi bị tra tấn giặc tẩm dầu Xànu và đốt 10 đầu ngón tay nghiến răng chịu đựng..
Chứng tích tội ác của kẻ thù mà Tnú mang theo suốt đời..ngọn lửa của lòng căm hận , châm bùng ngọn lửa đồng khởi.
Anh là cây Xà Nu đã trưởng thành , là thế hệ nối tiếp cha anh , là lực lượng nòng cốt của cuộc chiến đấu hôm nay . Con người có cuộc đời và số phận bi tráng , là hình ảnh con người Tây Nguyên bất khuất .
3/ Các nhân vật khác: cụ Mết, Mai, Dít, Heng.
 Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung.
+ Cụ Mết "quắc thước như một cây xà nu lớn" là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, là người hiệu triệu và chỉ huy đồng khởi. 
+ Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
+ Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
Dường như cuộc chiến khốc liệt này đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có sức trỗi dậy của một Phù Đổng Thiên Vương
III- Tổng kết: 
1/ Nội dung: ghi nhớ SGK
2/ Nghệ thuật:
Tạo ra cái nền cảnh rừng xà nu làm phông nền thiên nhiên hào hùng, tráng lệ cho câu truyện
Kết cấu truyện: câu chuyện 1 đời được kể trong 1 đêm
Khắc họa nhân vật sống động, dẫn truyện khéo, nhiều chi tiết gợi cảm, gây ấn tượng mạnh
Chất sử thi hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của truyện đã tạo ra sức cuốn hút và hấp dẫn người đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docRung xa nu(2).doc