Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Ôn tập học kì I

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Ôn tập học kì I

1.Những chặng đường phát triển của VHVN từ 1945 đến 1975:

1. +1945-1954: Vh thời kì KC chống TD Pháp

2. +1955-1964: XDCNXH ở miền Bắc và ĐT thống nhất ĐN ở miền Nam

3. +1965 +1975: . chống Mĩ cứu nước

2. Những thành tựu và hạn chế của CVHVN từ 1945 đến 1975:

+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người VN trong LĐ, CĐ

+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: YN, Nđ, AH

+ Những thành tựu Nt lớn về thể loại, về KH thẩm mĩ, đội ngũ sáng tác, những TP mang tính thời đại

+ hạn chế: giản đơn, phiến diện, công thức

3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975:

+ Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

-VH phục vụ CM, cổ vũ chiến đấu:.

-Khuynh hướng tt chủ đạo là tư tưởng cm, vh là vũ khí

-VH ăn nhịp với từng chặng đường ls

+ Nền Vh hướng về đại chúng.

- Đc vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học

 

doc 14 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1038Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM THÁNG TÁM, 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
1.Những chặng đường phát triển của VHVN từ 1945 đến 1975:
+1945-1954: Vh thời kì KC chống TD Pháp
+1955-1964:  XDCNXH ở miền Bắc và ĐT thống nhất ĐN ở miền Nam
+1965 +1975: ............ chống Mĩ cứu nước
2. Những thành tựu và hạn chế của CVHVN từ 1945 đến 1975:
+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người VN trong LĐ, CĐ
+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: YN, Nđ, AH
+ Những thành tựu Nt lớn về thể loại, về KH thẩm mĩ, đội ngũ sáng tác, những TP mang tính thời đại
+ hạn chế: giản đơn, phiến diện, công thức
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975: 
+ Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
-VH phục vụ CM, cổ vũ chiến đấu:. 
-Khuynh hướng tt chủ đạo là tư tưởng cm, vh là vũ khí
-VH ăn nhịp với từng chặng đường ls 
+ Nền Vh hướng về đại chúng.
- Đc vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học
+ Nền vh chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Khuynh hướng sử thi:
+ Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
+ Nhân vật chính: đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dt; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống lớn lên hàng đầu
+ Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.
 Cảm hứng lãng mạn:
 + Ngợi ca cs mới, con người mới 
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM 
+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đn.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của VHVN từ 1975 đến hết TK XX
+ Những chuyển biến ban đầu: VH của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về cái tôi muôn thuở: tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp,đời thường, cách nhìn nhận, tiếp cận con người và hiện thực đời sống trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đs tâm linh.
+ Thành tựu cơ bản nhất: Ý thức về sự đổi mới, sáng tạo tron bối cảnh mới của đời sống: Vh vận động theo hướng dân chủ hóa , mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Đề tài, chủ đề đa dạng; thủ pháp nghệ thuật phong phú; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
I.Tác giả:
1. Quan điểm sáng tác văn học:
- Hồ Chí Minh coi văn học-nghệ thuật là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng : Nay ở trong thơ nên có thép
 Nhà thơ cũng phải biết xung phong
 (Cảm tưởng đọc thiên gia thi)
Thư gửi của hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm 1951,Người khẳng định : “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương, Người coi tính chân thật như một thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật, miêu tả “cho hay” cho hùng hồn hiện thực đời sống.. Người nhắc nhở người nghệ sĩ “Nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và đề cao sự sáng tạo, chớ gò bó họ vào khuôn làm mất vẻ sáng tạo”, viết cho dễ hiểu, cho “sâu sắc”, “có cốt cách dân tộc” thì quần chúng mới thích đọc
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Người luôn tự đặt câu hỏi : “Viết cho ai?”(đối tượng) “Viết để làm gì ?”( mục đích). Sau đó mới quyết định “Viết cái gì ?”(nội dung) và viết “Như thế nào” (hình thức). Vì thế các sáng tac của Người chẳng những có tư tưởng sâu sắc nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động, phong phú. 
2. Phong cách nghệ thuật:
Phong cách nghệ thuật HCM độc đáo,đa dạng 
-Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn.
Truyện kí rất chủ động và sáng tạo. lối kể chân thực, tạo không khí gần gũi,có khi giọng điệu châm biếm, sắc sảo, thâm thuý và tinh tế. Truyện ngắn của Người rất giàu chất trí tuệ và tính hiện đại.
Thơ ca có phong cách đa dạng: nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, có những bài là lời kêu gọi ... dễ hiểu.
*nét chung: ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
II. Nội dung
1. Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
-Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp (“Tuyên ngôn độc lập” (1776) của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Pháp. Hai bản Tuyên ngôn này khẳng định tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc) nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. 
-Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại.
2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
+ Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng: “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”
+ Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa, là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo:
- tội ác về chính trị: tước đoạt tự do dân chủ, luật pháp dã man, chia để trị, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện; 
- tội ác về kinh tế: bóc lột tước đoạt, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.
- Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật”.
- Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
 + Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương, Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục 
+ Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử : nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
3. Tuyên bố độc lập : Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.
II. Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm.
- Giọng văn linh hoạt.
III. Ý nghĩa văn bản
- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.
- Kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
- Là một áng văn chính luận mẫu mực.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
(PHẠM VĂN ĐỒNG)
I. Tác giả:
Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) không chỉ là một nhà cách mạng xuất sắc mà còn là nhà văn hóa lớn, một nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỉ XX. 
II. Hoàn cảnh ra đời:
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888), in trong Tạp chí Văn học, tháng 7 năm 1963. Lúc này, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang bắt đầu ở miền Nam và cả nước.
III. Nội dung:
1. Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.
2. Phần tiếp theo: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn Đình Chiểu.
+ Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu – một chiến sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc: coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa.
+ Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu “làm sống lại” một thời kì “khổ nhục” nhưng vĩ đại, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bằng những hình tượng văn học “sinh động và não nùng” xúc động lòng người. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước tới nay chưa từng có trong văn chương thời trung đại: hình tượng người nông dân.
+ Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, chứa đựng những nội dung tư tưởng gần gũi với quần chúng nhân dân, là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời”, có thể “truyền bá rộng rãi trong dân gian”.
3. Phần kết: Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc.
IV. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm.
- Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”.
- Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.
- Giọng điệu linh hoạt, biến hóa: khi hào sảng, lúc xót xa,
V. Ý nghĩa văn bản:
Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003
(CÔ-PHI AN-NAN)
I. Tác giả
 - Cô-phi An-nan là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu giữ chức vụ Tổng thư kí Liên hợp quốc.
- Ông được trao giải Nô-ben Hòa bình năm 2001.
II. Nội dung
1. Phần nêu vấn đề: Khẳng định nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS đã được toàn thế giới quan tâm và để đánh bại căn bệnh này “phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động”.
2. Phần điểm tình hình: Phân tích những mặt đã làm được, chưa làm được của các quốc gia trong việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS. Tác giả nêu cụ thể những mặt chưa làm được để gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ của đại dịch HIV/AIDS.
3. Phần điểm tình hình không dài nhưng giàu sức thuyết phục và lay động bởi tầm bao quát rộng lớn, những số liệu cụ thể (mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV), chỉ ra những nguy cơ và nhất là bởi sự bộc lộ những tiếc nuối của tác giả vì có những điều lẽ ra phải làm được thì thực tế chúng ta chưa làm được,
Phần nêu nhiệm vụ: Kêu gọi mọi ngườ ...  tộc: “Họ giữ và truyền cho tahái trái”
=>ND đã gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau mọi giá trị tinh thần và vật chất của Đất nước từ “hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói đến cả tên xã, tên làng 
- ND lại gánh vác việc chống ngoại xâm, dẹp nội thù: “Có ngoại xâm  vùng lên đánh bại”
-Nhân dân tạo nên vẻ đẹp tâm hồn, tính cách dân tộc:
o yêu say đắm và thuỷ chung: “Dạy anh yêu em từ thuở trong nôi”, 
o Quý trọng nghĩa tình (Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội)
 o Quyết liệt trong chiến đấu với kẻ thù (Biết trồng tre đợi ngày thành gậy - Đi trả thù mà không sợ dài lâu)
Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.
III. Nghệ thuật
Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.
IV. Ý nghĩa văn bản
Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
SÓNG
(XUÂN QUỲNH)
I. Tác giả: Xuân Quỳnh, 1942-1988; Cuộc đời bất hạnh; luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.
Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói ca của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.
II. Nội dung: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu – một hình ảnh đẹp và xác đáng.
Phần 1: Sóng và em – những nét tương đồng:
+ Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí: “Dữ dộilặng lẽ”
+ Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường: “Sông không hiểutận bể”
+ Đầy bí ẩn: “Em cũng khôngyêu nhau”
+ Luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung son sắt: :Con sóng dướicòn thức”,; “Nơi nàomột phương”
Phần 2: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu:
+ Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc: “Cuộc đời tuyvề xa”
+ Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu: “làm saocòn vỗ”
 III. Nghệ thuật
Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.
IV. Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son thủy chung, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
ĐÀN GHITA CỦA LOR-CA
(THANH THẢO)
I. Tác giả: Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.
II. Nội dung: 
Bài thơ viết về Lor-ca (1898 – 1936), nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại.
1. Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: “tiếng đàn bọt nước”, “áo choàng gắt”, “vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn”, Lor-ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập ghềnh, xa thẳm.
2. Cái chết của Lor-ca:
- Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ, tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca: “Áo choàng bê nết đỏchàng đi như người mộng du”; “Tiếng ghi-ta ròng ròng/Máu chảy” 
- Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn – linh hồn của người nghệ sĩ – vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau: “Tiếng ghi ta nâumáu chảy”
 - Lời thơ di chúc của Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt: “Không aiđáy giếng”
3. Sự bất tử của lor-ca: Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này: Lor-ca bơi màu bạc”; “chàng ném trái timbất chợt/Li-la-li-la-li-la”
 III. Nghệ thuật: Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
 IV. Ý nghĩa văn bản
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
(Trích - NGUYỄN TUÂN)
I. Tác giả Nguyễn Tuân (1910-1987). Người lái đò sông Đà rút từ tập tùy bút Sông Đà (1960) – kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân.
II. Nội dung
1. Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược:
+ Hung bạo, dữ dằn: cảnh đá “dựng vách thành”, những đoạn đá “chẹt” lòng sông như cái yết hầu; cảnh “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè”; những hút nước sẵn sàng nhần chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào; những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng “ăn chết” con thuyền và người lái đò;.
+ Trữ tình, thơ mộng: dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều; nước sông Đà biến đổi theo mùa “mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ”, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng; cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích vừa trù phú, tràn trề nhựa sống;.
=>Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
2. Hình ảnh người lái đò:
+ Là vị chỉ huy “cái thuyền sáu bơi chèo” trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc (sóng, nước, đá, gió,)
- sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền; thạch trận với lớp trùng vi, những hòn đá ngỗ ngược, nham hiểm, dữ dội với sức mạnh loài thủy quái.
- Con người: nhỏ bé, vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán chèo 
+ Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò “nắm lấy bờm sóng” vượt qua trận “thủy chiến” ác liệt (đá nổi, đá chìm, ba phòng tuyến trùng vi vây bủa,) thuần phục dòng sông.
- Vượt qua lớp lớp đá nổi, đá chìm, những hút nước nguy hiểm chết người,
- Cưỡi lên thác ghềnh, vượt trùng vi thạch trận; đè sấn sóng gió, nắm chặt bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn 
-Ông nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc đã bị thương.
+ Nguyên nhân chiến thắng của ông lái đò: sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước.
=?Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các “vang bóng một thời” mà là những người lao động bình thường – chất “vàng mười của Tây Bắc”. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
 III. Nghệ thuật
Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị.
Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình,
IV. Ý nghĩa văn bản
Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
(Trích – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG)
I. Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực; chuyên về bút kí, là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc); sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.
 II. Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. 
II. Nội dung
1. Thủy trình của Hương Giang:
+ Ở nơi khởi nguồn: sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính, là “bản trường ca của rừng già”, là “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành mà không chú ý tìm hiểu sông Hương từ nguồn cội, sẽ khó mà hiểu hết các vẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông: toát lên về đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.
+ Đến ngoại vi thành phố Huế: sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích. Hàng loạt động từ và hình ảnh diễn tả cái dòng chảy sống động: “cô gái đẹp ngủ mơ màng”; “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, “vượt qua”, “đi giữa âm vang”, “trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”..., “mềm như tấm lụa =>lối hành văn bộc lộ nét lịch lãm và tài hoa trong của tác giả
=>Sông Hương như người con gái trong một cuộc tìm kiếm người tình nhân đích thực 
+ Đến giữa thành phố Huế: sông Hương như tìm được chính mình “vui hẳn lên mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, như “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, sông Hương được cảm nhận với nhiều góc độ: nhìn bằng con mắt của hội hoạ, sông Hương qua cách cảm nhận âm nhạc, bằng con mắt của một người đa tình
* SH khi vào thành phố như cô gái tìm gặp người tình
+ Trước khi từ biệt Huế: 
- sông Hương giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”: “Rời khỏi kinh thành nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối”. Khúc quanh thật bất ngờ đó, tựa như một “nỗi vương vấn”, dường như còn có “một chút lẳng lơ kín đáo” của tình yêu... 
 - “như nàng Kiều trong đêm tình tự”, “trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước lúc đi xa
-Cái nhìn, cảm nhận, hành văn thật tinh tế, lãng mạn, mê đắm, tài hoa
2. Dòng sông của lịch sử và thi ca:
+ Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.
+ Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”.
+ Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.
III. Nghệ thuật
Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
Ngôn từ phong phú, gợi tình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu.
Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả.
 IV. Ý nghĩa văn bản
Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.

Tài liệu đính kèm:

  • docônHKI.doc