Giáo án Văn 12 tuần 1 tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Giáo án Văn 12 tuần 1 tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp HS:

- Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý.

- Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng, đạo lí.

II/PHƯƠNG PHÁP:

 Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại để giúp HS giải quyết yêu cầu của đề bài trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí.

Kết hợp các phương pháp thảo luận nhóm.

III/ PHƯƠNG TIỆN:

Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tuần 1 tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 1
TIẾT CT: 3
NGÀY DẠY: 16/8/2008
GV: Nguyễn Vũ Thái Hòa
Bài: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp HS:
Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng, đạo lí.
II/PHƯƠNG PHÁP:
	Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại để giúp HS giải quyết yêu cầu của đề bài trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
Kết hợp các phương pháp thảo luận nhóm.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:5’
Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của VHVN từ CMT 8- 1945 đến 1975.
3/ Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
15
15’
HOẠT ĐỘNG 1:
GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện tập ở mục 1 SGK
Gọi HS đọc đề bài và câu hỏi gợi ý thảo luận:
- Câu thơ của Tố Hữu nêu vấn đề gì?
- Với thanh niên ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp?Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?
- cần vận dụng những thao tác nào?
Sử dụng tư liệu dẫn chứng nào?
Cho lớp thảo luận, GV nhận xét, chốt lại ý chính.
HOẠT ĐỘNG 2:
GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo gợi ý trong SGK.
Cho HS thảo luận lập dàn ý.
GV nhận xét, hoàn chỉnh nội dung thảo luận.
Trên cơ sở dàn bài đã hoàn chỉnh, em hãy nêu hiểu biết về nghị luận xã hội nói chung, cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí nói riêng. 
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần nghi nhớ.
Đọc mục 1, chia lớp thành 6 nhóm thảo luận các câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm tranh luận, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời.
Lắng nghe.
Chia 6 nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trả lời.Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn bài.
Lắng nghe, suy nghĩ và rút ra cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Hệ thống lại kiến thức cần nhớ.
1/ Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của Tố Hữu:
 Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
a/ Tìm hiểu đề:
- Vấn đề được nêu: “Sống đẹp” trong đời sống của một con người.
- Sống đẹp là: Có lí tưởng sống đúng đắn; tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu; Trí tuệ sáng suốt; Hành động tích cực, lương thiện. Thanh niên phải thường xuyên học tập, và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách.
- Thao tác lập luận: GT, PT, CM, BL.
- Dẫn chứng: Chủ yếu trong thực tế, có thể lấy trong thơ văn nhưng không cần nhiều. 
b/ lập dàn ý:
Mở bài:Giới thiệu vấn đề.
	Nêu luận đề.
Thân bài: 
- Sống đẹp là sống có ích, có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và XH.
- Các khía cạnh của sống đẹp:Sống phải có lí tưởng, mục đích cao đẹp; Có lòng yêu nước, nhân ái, vị tha; có tính trung thực, không vụ lợi, ba hoa, ích kỉ; 
 Dẫn chứng: Chị Đặng Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc, những tấm gương vượt khó học giỏi.
- Phê phán những bạn trẻ sống buông thả, không nghĩ đến tương lai, sống bám vào gia đình và trở thành gánh nặng cho XH. Nhiều bạn trẻ đã rơi vào các tệ nãn Xh.
- Mỗi người phải tự phấn đấu để rèn luyện nhân cách sống cao đẹp. Phải học tập và rèn luyện suốt đời.
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp.
2/ Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
- Đề tài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí vô cùng phong phú .
- Các thao tác lập luận cơ bản thường được dùng là: GT, PT, CM, SS, bác bỏ, BL.
3/ Ghi nhớ:
5’
4. Củng cố: 
Qua bài học, các em cần nắm được: 
Các đề tài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Luyện tập:
Bài tập 1:
a/ Vấn đề bàn luận là phẩm chất văn hóatrong nhân cách của mỗi con người.Tên VB là: Thế nào là con người có văn hóa; Một trí tuệ có văn hóa.
b/ Thao tác lập luận: GT(đoạn 1), PT (đoạn 2), BL(đoạn 3).
c/ Cách diễn đạt khá sinh động: Đ 1: đưa ra nhiều câu hỏi rồi tự trả lời; Đ 2,3: trực tiếp đối thoại cùng bạn đọc. Dẫn thơ vừa tóm lược các luận điểm vừa gây ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhơ và hấp dẫn.
5’
5. Dặn dò: 
Về nhà:
Làm bài tập 2 theo gợi ý của SGK tiết sau sẽ nộp tập để chấm điểm.
Soạn bài: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Đọc phần yêu cầu cần đạt, đọc văn bản để năm được những nét khái quát về sự nghiệp văn học , quan điểm sáng tác và những đặc diểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của HCM.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGHI LUAN VE MOT TU TUONG,DAO LI.doc