Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Ai đã đặt tên cho dòng sông

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Ai đã đặt tên cho dòng sông

I – TIỂU DẪN

1 – Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

 - Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở tỉnh Quảng Trị nhưng sống, học tập, hoạt động, trưởng thành và gắn bó sâu sắc với Huế. Ông là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phong trào đấu tranh chống Mĩ - Nguỵ ở Thừa thiên - Huế. Ông viết văn viết báo từ khi còn rất trẻ, từng là Tổng thư kí Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình thành phố Huế, Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

 - Tác phẩm tiêu biểu : Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (bút kí, 1971), Rất nhiều ánh lửa (kí, 1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (bút kí, 1986),

 

doc 61 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Ai đã đặt tên cho dòng sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?
(Trích)
 Hoàng Phủ Ngọc Tường
I – TIỂU DẪN
1 – Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
 - Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở tỉnh Quảng Trị nhưng sống, học tập, hoạt động, trưởng thành và gắn bó sâu sắc với Huế. Ông là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phong trào đấu tranh chống Mĩ - Nguỵ ở Thừa thiên - Huế. Ông viết văn viết báo từ khi còn rất trẻ, từng là Tổng thư kí Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình thành phố Huế, Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
 - Tác phẩm tiêu biểu : Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (bút kí, 1971), Rất nhiều ánh lửa (kí, 1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (bút kí, 1986),
 - Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên viết về bút kí với đề tài khá rộng lớn. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường : sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm, tài hoa được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực.
2 – Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ?
 Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là bài kí xuất sắc được viết tại Huế ngày 4 – 1 – 1981 và sau đó được in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có ba phần, đoạn trích học là phần thứ nhất.
II – VĂN BẢN
LỜI GIỚI THIỆU
Trong đời, mỗi người ai cũng muốn chọn cho mình một dòng sông để lưu giữ “vườn cổ tích” tuổi thơ, niềm tự hào quê hương, xứ sở; niềm biết ơn đất mẹ bao dung. Tế Hanh đi xa mà lòng đau đáu “Nhớ con sông quê hương” biếc xanh, có nước gương trong soi bóng “những hàng tre”; Nguyễn Khắc Hiếu – Tản Đà cung kính lấy tên sông đặt cho một nửa tên mình trong đời cầm bút. Nguyễn Tuân gọi sông Đà là “cố nhân”. 
Viết về sông Hương, người con xứ Huế tài hoa và tâm hồn mềm mại đã trân trọng cái nhìn bâng khuâng của một nhà thơ Hà Nội, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông Hương và hỏi trời, hỏi đất : “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”. Từ cái nhìn thiện cảm của lữ khách với quê mình mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tỏ niềm biết ơn, trân trọng đến mức mượn câu hỏi kia để đặt tên cho tựa đề của thiên bút kí thuộc hàng kiệt tác này. Ấy mới biết nhà văn đã nặng tình với quê hương đến nhường nào !
Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tô điểm cho dòng Hương giang những vẻ đẹp rạng ngời, quyến rũ biết bao.
NỘI DUNG 
1 – Vẻ đẹp của sông Hương được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên.
 - Sông Hương ở thượng lưu :
+ Sông Hương – bản trường ca của rừng già (Dòng chảy có lúc rầm rộ và mãnh liệt ; có lúc lại dịu dàng và say đắm).
+ Sông Hương – cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. 
+ Sông Hương – người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở (Sông Hương như một “đấng sáng tạo”, bồi đắp “phù sa” cho một vùng văn hoá xứ sở - xứ Huế).
è Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dại.
 - Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế :
+ Sông Hương như người con gái bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài; chuyển dòng liên tục.
+ Hành trình đến với “người tình mong đợi” của “người gái đẹp” ấy khá gian truân (Vượt qua “chướng ngại vật” Hòn Chén, Ngọc Trản à cơ hội phô khoe vẻ đẹp của mình : những đường cong tuyệt mĩ, sắc nước xanh thẳm, mềm như tấm lụa và phảng quang nhiều màu sắc).
 - Sông Hương giữa lòng thành phố Huế :
+ Sông Hương – điệu slow tình cảm dành riêng cho xứ Huế.
+ Sông Hương – người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.
+ Sông Hương – người tình dịu dàng và chung thuỷ.
è Sông Hương đẹp dịu dàng và tri âm tri kỉ với Huế.
2 – Vẻ đẹp của sông hương được nhìn từ góc độ văn hoá : 
 - Sông Hương là dòng sông của âm nhạc.
 - Sông hương là dòng sông của thi ca.
3 – Vẻ đẹp của sông Hương được nhìn từ góc độ lịch sử : Sông Hương là dòng sông của những chiến công hiển hách.
4 – Vẻ đẹp của sông Hương trong trí tưởng tượng của tác giả : Sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình, Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường – tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế.
KẾT LUẬN
 Đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hoá, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
VỢ CHỒNG A PHỦ 
(Trích)
 Tô Hoài
I – TIỂU DẪN
1 – Nhà văn Tô Hoài
 - Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội tỉnh Hà Đông. Xuất thân trong gia đình thợ thủ công, thời trẻ, ông phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề và đôi khi thất nghiệp.
 - Tô Hoài đến với văn chương bằng một số bài thơ lãng mạn và một cuốn truyện võ hiệp. Sau đó, ông chuyển sang viết văn xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những sáng tác đầu tay, trong đó có “Dế Mèn phiêu lưu kí” (1941). Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. Năm 1996 được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
 - Tác phẩm tiêu biểu : Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941), O chuột (tập truyện, 1942), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
 - Điểm nổi bật :
 + Là nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục (gần 200 đầu sách) trong văn học Việt Nam hiện đại ;
 + Tô Hoài có quan niệm nghệ thuật “vị nhân sinh” độc đáo và quyết liệt : “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc” :
 + Là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về con người và phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau.
 + Văn Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động trên cơ sở vốn sống, vốn từ vựng giàu có.
2 – Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
a). Hoàn cảnh ra đời
 - Vợ chồng A Phủ (1952) là một trong ba tác phẩm (Vợ chồng A phủ, Mường Giơn và Cứu đất cứu mường) in trong tập Truyện Tây Bắc.
 - Truyện Tây Bắc là tập truyện được giải Nhất, Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập truyện là kết quả của chuyến đi dài tám tháng của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.
 - Vợ chồng A Phủ gồm có hai phần. Phần đầu viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài. Phần sau viết về cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. Đoạn trích học (trong SGK) thuộc phần đầu.
b). Tóm tắt truyện
Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời của hai thanh niên người Mông : Mị và A Phủ 
 Mị laø coâ gaùi ngheøo, ñeïp vaø coù taøi thoåi saùo. Vì cha meï maéc nôï nhaø thoáng lyù Pá Tra neân Mị bò baét coùc veà laøm daâu tröø nôï. Ôû nhaø thoáng líù, coâ bò ñoái xöû nhö moät suùc noâ, bò haønh haï veà caû theå xaùc laãn taâm hoàn. Coâ laøm vieäc quaàn quaät, bò ñaùnh ñaäp taøn nhaãn. Daàn daàn, Mị soáng aâm thaàm nhö “Con ruøa nuoâi trong xoù cöûa”, maët coâ “luùc naøo cuõng buoàn röôøi röôïi”. 
 Vaøo ñeâm tình mùa xuân, tieáng saùo thieát tha boài hoài đã đánh thức niềm khát khao tự do và hạnh phúc ở Mị. Mị đmuốn ñi chôi, coâ söûa soaïn ñi chôi nhöng A Söû (chồng của Mị) ñaõ taøn nhaãn troùi ñöùng coâ vaøo coät nhaø. Mị bị trói đến khi A Sử bị đánh mới được thả ra để đi hái thuốc cho A Sử.
A Phuû laø moät thanh nieân ngheøo, moà coâi, sieâng naêng. Vì ñaùnh A Söû, neân anh bò thoáng líù baét phaït vạ vaø baét laøm ngöôøi ở khoâng coâng. Trong một lần trông bò ngựa, A Phủ vì mải mê bẫy nhím đã để hổ bắt mất một con bò. A Phuû bò thoáng liù troùi ñöùng vaøo coät ñeán kieät söùc gaàn cheát. 
Trong nhöõng phuùt söôûi löûa, Mị chöùng kieán tình caûnh cuûa A Phủ vaø nhaän thöùc ñöôïc toäi aùc cuûa cha con thoáng líù. Thöông mình, thöông người, Mị ñaõ caét daây troùi cöùu A Phủ. Và, hai người cùng chaïy troán khoûi Hồng Ngài. 
Hai người thành vợ chồng và trốn sang Phiềng Sa. Họ gặp A Châu, cán bộ Đảng. A Phủ kết nghĩa anh em với A Châu. Rồi A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng với Mị và đồng đội bảo vệ quê hương.
II – VĂN BẢN
LỜI GIỚI THIỆU
 Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là một trong những truyện in trong tập Truyện Tây Bắc (1953), được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Nhiều tác phẩm được trao giải thưởng thời đó, sau nửa thế kỉ, đã không còn sức hấp dẫn. Riêng Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một trong số không nhiều truyện vẫn giữ nguyên sức thu hút đối với nhiều thế hệ độc giả. Điều gì đã giúp cho sức hấp dẫn của tác phẩm trường tồn như thế ?
 Một trong những yếu tố tạo nên sức sống lâu bền ấy của tác phẩm là ở chỗ, tác giả đã thành công 
NỘI DUNG 
1 – Nhân vật Mị
a). Những đoạ đày, tủi cực của Mị
Mị xuất hiện ngay ở những dòng đầu tiên của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ với một thân phận nghiệt ngã. Đó là một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác : “một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Một cô con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu sang “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” nhưng lúc nào cũng “cúi mặt”, “mặt buồn tười rượi”. Rõ ràng, hình ảnh của Mị hoàn toàn tương phản với cái gia đình mà Mị đang ở. Sự tương phản ấy báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều ẩn ức và một bi kịch của cõi nhân thế nơi miền núi cao Tây Bắc.
Thực chất về kiếp “con dâu gạt nợ” của Mị càng chua xót hơn. Bề ngoài, Mị là con dâu nhà thống lí, nhưng bên trong Mị chỉ là một thứ gán nợ. Điều đau đớn trong thân phận của Mị là ở chỗ : Nếu chỉ là con nợ thay cho bố mẹ thì Mị hoàn toàn có thể hi vọng vào một ngày nào đó sẽ được giải thoát sau khi món nợ đã được thanh toán (bằng tiền, bằng vật chất hoặc công lao động). Nhưng Mị lại là con dâu, bị cướp về và “cúng trình ma” ở nhà thống lí. Linh hồn Mị đã bị con “ma” ấy “cai quản”. Đến hết đời, dù món nợ đã được trả, Mị cũng sẽ không bao giờ được giải thoát, được tự do. Đây chính là bi kịch trong cuộc đời Mị.
Đời “con dâu gạt nợ” của Mị ở nhà thống lí là một quãng đời thê thảm, tủi cực, sống mà như đã chết. 
Mị dường như đã tê liệt cả lòng yêu đời, yêu sống lẫn tinh thần phản kháng. Đến cái chết, Mị cũng chẳng còn nghĩ đến nữa vì “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Bây giờ, dường như Mị chỉ có một ý niệm duy nhất về thân phận trâu, ngựa của mình : “mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”. 
Mị giờ đây chỉ là một công cụ lao động : Tết xong : hái thuốc phiện – giữa năm : giặt đay, xe đay – đến mùa : đi nương bẻ bắp Thua cả con trâu, con ngựa, Mị làm việc tất bật “cả đêm cả ngày”. Cứ bao nhiêu việc lặp lại ngày này qua ngày khác, năm này qua năm kia. 
Thế là, Mị cứ âm thầm như một cái bóng : “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Thân phận Mị giờ đây chẳng khác nào tù nhân của chốn địa ngục trần gian, đã mất tri giác về cuộc sống : “Cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trong ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.
 Qua đây, nhà văn không chỉ gián tiếp tố cáo sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến miền núi mà còn nói lên một sự thật đau xót : Dưới ách thống trị của cường quyền bạo lực và thnầ quyền hủ tục, người dân lao động miền núi Tây Bắc bị chà đạp một cách tàn nhẫn. 
b). Sức sống tiềm tàng của Mị
Đọc Vợ chồng A Phủ, ta dễ dàng nhận r ... m ngoài lời)
- “Ngôn hữu tận nhi, ý vô cùng” ( Lòi có hạn mà ý vô cùng)
- “Cam dư chi vị” (vị sau chất ngọt).
- Nghĩa hàm ẩn, mạch ngầm văn bản
7 – Đặc sắc nghệ thuật
- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời văn kể và lời văn miêu tả cảnh vật, giữa đối thoại và độc thoại nội tâm - nghệ thuật tự bộc lộ à hình tượng nhân vật hiện lên rõ nét và bộc lộ rõ tính cách (tình trạng sức khoẻ, tâm lí, tinh thầnvà những suy nghĩ chân thành và phức tạp) của nhân vật.
- Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật qua cảm giác.
- Văn có nhiều “khoảng trống”, nhiều hình tượng mang tính đa nghĩa
8 – Chủ đề
Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường, người chiến thắng con cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Hê-minh-uê gửi gắm một thông điệp : trong bất cứ hoàn cảnh nào, “Con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại”.
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
 LƯU QUANG VŨ
I – TIỂU DẪN
1 – Tác giả Lưu Quang Vũ
- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê gốc Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
- Từ năm 1965 – 1970, ông vào bộ đội. Từ năm 1970 – 1978, ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh. 
- Từ năm 1978 đến 1988, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói.
- Lưu Quang Vũ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường và được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm kịch tiêu biểu : Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta,
- Trước khi viết kịch nói, Lưu Quang Vũ từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh. Thơ Lưu Quang Vũ không sắc sảo và dữ dội như kịch nhưng giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Tác phẩm thơ tiêu biểu : Và anh tồn tại, Tiếng Việt,...
2 – Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
a). Hoàn cảnh ra đời
Hồn Trương Ba, da hàng thịt được viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đây là vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.
Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
b). Tóm tắt vở kịch
Trương Ba, gần 60 tuổi – là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết. 
Trú nhờ linh hồn trong thể xác hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ mà bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt, thân xác hàng thịt làm Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. 
Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, chấp nhận cái chết.
II – VĂN BẢN
1 – Phân tích các đoạn đối thoại 
(Xem trong tập bài học)
2 – Bi kịch và cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm tính cao quý, khát vọng hoàn thiện nhân cách của hồn Trương Ba trong đoạn Hồn Trương Ba , da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. 
 Lưu Quang Vũ, một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam. Tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của ông là vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt . Đoạn vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt (SGK Ngữ văn 12) là văn bản đặc sắc, qua việc khắc hoạ mâu thuẫn giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, với người thân đã phản ánh bi kịch và khát vọng hoàn thiện nhân cách của nhân vật hồn Trương Ba . 
Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được sáng tác năm 1981 , đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Vở kịch được sáng tác trong không khí đổi mới tư duy, ý thức dân chủ trong đời sống, phong trào đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội . Vở kịch gồm 7 cảnh , được tác giả sáng tác dựa trên một cốt truyện dân gian . 
Đoạn Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt nằm ở cảnh 7 của vở kịch, qua việc xây dựng xung đột giữa tâm hồn thanh cao của Trương Ba với thể xác phàm tục của anh hàng thịt đã khắc hoạ bi kịch tha hoá và cuộc đấu tranh gay gắt bảo vệ, hoàn thiện nhân cách của con người. Từ đó tác giả đã phê phán một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội và gửi gắm triết lí nhân sinh sâu sắc về yêu cầu thống nhất giữa thể xác và tâm hồn . 
Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết : "- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi!” . Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ thể hiện trong những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng.
Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận : cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thở nóng rực", "cổ nghẹn lại" và "suýt nữa thì". Đó là cảm giác "xao xuyến" trước những món ăn mà trước đây Hồn cho là "phàm". Đó là cái lần ông tát thằng con ông "tóe máu mồm máu mũi", Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện : "Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,". Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu. 
Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân. Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà "đi đâu cũng được còn hơn là thế này". Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa". Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân : tôi không phải là cháu ông Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như cái xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!". Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, "khổ hơn xưa nhiều lắm". Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó : "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa" 
Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến Hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. 
Nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt : "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? "Chẳng còn cách nào khác"! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!". Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát. 
Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng : - Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! 
Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện. 
Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống. 
Đoạn trích vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt, qua việc khắc hoạ bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba đã thể hiện một ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người. Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ đồng thời đã khẳng định khao khát hoàn thiện nhân cách, đấu tranh chống lại sự tha hoá trong mỗi con người.Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.
Chúc các em thành công !

Tài liệu đính kèm:

  • docTài liệu ôn tập Ngữ văn 12 phần 2.doc