Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ nhặt

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ nhặt

I.Giới thiệu

1.Tác giả: SGK

2.Tác phẩm

a.Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ:

-Được viết ngay sau khi CMT8 thành công và là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Kim Lân. Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền của nạn đói 1945 khi Phát xít nhật bắt nông dân nhổ lúa trồng đay phục vụ chiến tranh khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

- In trong tập “Con chó xấu xí” (1962).

b.Tiêu đề: Vợ nhặt -> tiêu đề độc đáo, tạo ấn tượng và sự ham tìm hiểu cho người đọc. Bên cạnh đó, nó còn gợi những suy nghĩ về thân phận người nông dân, về tội ác của kẻ thù ->Giá trị hiện thực và nhân đạo.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Vợ nhặt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ NHẶT
I.Giới thiệu
1.Tác giả: SGK
2.Tác phẩm
a.Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ: 
-Được viết ngay sau khi CMT8 thành công và là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Kim Lân. Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền của nạn đói 1945 khi Phát xít nhật bắt nông dân nhổ lúa trồng đay phục vụ chiến tranh khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
- In trong tập “Con chó xấu xí” (1962).
b.Tiêu đề: Vợ nhặt -> tiêu đề độc đáo, tạo ấn tượng và sự ham tìm hiểu cho người đọc. Bên cạnh đó, nó còn gợi những suy nghĩ về thân phận người nông dân, về tội ác của kẻ thù ->Giá trị hiện thực và nhân đạo.
II.Phân tích.
Tình huống truyện
Tình huống truyện là gì ?
- Là hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Trong “Vợ nhặt”, tình huống truyện là cảnh Tràng “nhặt” vợ về nhà.
Tình huống Tràng lấy vợ là một tình huống độc đáo: vì
- Tràng là một thanh niên nghèo, xấu trai, dân ngụ cư, vậy mà có vợ theo không.
- Tràng lấy vợ giữa nạn đói khủng khiếp, không nuôi nổi thân mình còn lập gia đình.
- Việc Tràng lấy vợ giữa lúc đói độc đáo nhưng hợp lý (nhờ có nạn đói mà có người lấy Tràng).
Tình huống éo le: gây ra lo lắng cho mọi người; hạnh phúc ít, bất hạnh nhiều (cái gọi là “đám cưới giữa một đám tang khổng lồ” )
Tình huống có ý nghĩa: Thể hiện được tư tưởng chủ đề
- Tố cáo tội ác thực dân phát xít, đẩy con người đến đường cùng.
- Đề cao tâm hồn con người lao động: sống có tình người, khao khát hạnh phúc, mái ấm gia đình, họ có niềm tin, lạc quan vào cuộc sống.
- Họ đến với Cách mạng là tự nhiên và tất yếu.
Đánh giá: Tình huống hấp dẫn, sống động và giàu ý nghĩa, thấy được cái “tâm” của tác giả đồng cảm, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người dân, có một vốn sống phong phú.
Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt”
- Gợi ra tình huống truyện độc đáo:
+ Nhặt vợ mà không phải là cưới vợ => gợi trí tò mò, gây sức hấp dẫn cho người đọc
+ Tràng thô kệch, xấu, nghèo vậy mà có vợ theo không, hơn nữa Tràng lấy vợ lúc nạn đói và lấy được vợ rất dễ dàng (chỉ qua 2 lần gặp và 4 bát bánh đúc)
+ Lấy vợ là sự kiện trọng đại thế mà “vợ” lại đi với từ “nhặt” => thân phận rẻ rúng của con người trong nạn đói, trong một xã hội vô nhân tính.
- Thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà văn: niềm xót thương người dân nghèo trong nạn đói, bị đẩy đến mức đường cùng
Nhân vật Tràng
a.Lai lịch
- Nhà nghèo
- Xấu trai
- Vô học
- Lấy được vợ một cách dễ dàng
b. Tính cách
- Tràng là người vô tư, nông cạn
+ Là người hầu như không biết tính toán, thích chơi với trẻ nhỏ và chẳng khác chúng là mấy
+ Chuyện quan trọng như lấy vợ, Tràng chỉ quyết định trong chốc lát.
- Tràng là người đàn ông nhân hậu, phóng khoáng
+ Ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn. Khi thấy thị quyết tâm theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận. Tràng lấy vợ trước hết vì lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình.
+ Tràng có ý thức chăm sóc vợ: hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê... 
+ “Nhặt” vợ một cách dễ dàng, nhưng không vì thế mà Tràng coi thường người vợ của mình. Anh muốn làm cho người ấy được vui. Tràng trân trọng, nâng niu hạnh phúc mà mình có được.
- Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nghiệm
+ Ngoan ngoãn với mẹ
+ Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời.
c. Số phận
- Tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước CMT8
- Cuộc đời của những người như Tràng nếu không đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu thì sẽ mãi sống trong sự tăm tối, đói khát.
e. Ý nghĩa toát ra từ nhân vật
- Đề cao tâm hồn người lao động, khao khát hạnh phúc, tự do.
- Có niềm tin vào cuộc sống, vào cách mạng.
Nhân vật bà cụ Tứ
Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ:
- Ngạc nhiên: Không tin Tràng có vợ; Tràng lấy vợ giữa lúc nạn đói.
- Mừng thì ít, lo thì nhiều: Mừng vì con mình lấy được vợ, lo vì con mình lấy vợ trong lúc nạn đói, tủi thân vì là mẹ mà không lo được cho con, thương người, nhân hậu.
=> Bà cụ chấp nhận mối lương duyên, trân trọng người phụ nữ, hàm ơn đã lấy con mình.
-Sáng hôm sau: bà lão tỏ ra rất lạc quan, tin vào tương lai, nhằm tạo không khí hạnh phúc cho gia đình
* Nhân xét:
- Thương con trai, con dâu.
- Nhân hậu, vị tha, vun vén cho hạnh phúc gia đình, khát khao một mái ấm, hướng tới tương lai.
=> Vẻ đẹp của người dân nghèo dù rơi vào cảnh ngộ bế tắc nhưng vẫn không đánh mất tình nghĩa. 
Nhân vật người “vợ nhặt”
a. Lai lịch
+ Không tên, không nhà cửa, không gia đình, không rõ từ đâu đến.
+ Đói, thất nghiệp, chấp nhận làm vợ một người không rõ nghề nghiệp, gia đình, để có miếng ăn, sự sống.
+ Chân dung thảm thương: áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt 
=> Nhà văn muốn nhấn mạnh thân phận thấp kém và đáng thương của con người trong nạn đói
b. Tính cách
- Trước khi làm vợ Tràng: đanh đá, cong cớn, sỗ sàng đến mức trơ trẽn.
- Khi theo Tràng về làm vợ:
+ Ngượng nghịu, lấy nón che mặt, cúi đầu, xấu hổ -> ý thức thân phận theo không của mình.
+ Đứng trước cửa nhà Tràng: nén một tiếng thở dài, ý thức mình không có quyền lựa chọn, ngồi bần thần, tư lự -> có suy nghĩ 
=> thị đáng thương chứ không đáng khinh.
- Sáng hôm sau: hiền hậu đúng mực, đảm đang, vun vén việc nhà.
=> Chính sự xuất hiện của thị làm nên tổ ấm gia đình.
=> Vẻ đanh đá, trơ trẽn là do đói nghèo gây nên, khi được sống trong tình thương thị trở lại bản chất của mình.
c. Số phận
- Qua tựa đề câu chuyện, người “vợ nhặt” tiêu biểu cho bao nhiêu người phụ nữ trong nạn đói 1945, bị hạ thấp thân phận, con người bị rẻ rúng.
- Thị may mắn được sống trong tình người, gia đình => thắp lên niềm tin vào cuộc sống.
III.Tổng kết.
Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng cốt truyện đạt đến trình độ mẫu mực.
1. Giá trị hiện thực
-Phản ánh một sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc ở thế kỷ XX. Đó là nạn đói năm Ất Dậu (1945) khiến ở miền Bắc nước ta có tới 2 triệu người chết đói.
-Trước nguy cơ của cái đói, cái chết, thân phận con người trở nên rẻ rúng, bị coi thường như rơm như rác.
-Xu hướng những người dân nghèo đã và sẽ đến với CM một cách tự nhiên, tất yếu.
2. Giá trị nhân đạo
-Nhà văn đã bày tỏ niềm xót xa, thông cảm sâu sắc khi viết về những người dân nghèo trong cảnh đói khát.
-Nhà văn tập trung đi tìm và đề cao nhân phẩm tốt đẹp của con người:
+ Con người trong lúc khốn khổ vẫn cưu mang, đùm bọc lấy nhau, an ủi và động viên nhau.
+ Trong lúc đói khát, con người vẫn chăm lo đến hạnh phúc lứa đôi, khát vọng chân chính của con người.
+ Bên bờ vực của cái chết, con người vẫn có khát vọng sống, vẫn khát khao thay đổi cuộc đời của mình.
+ Tác phẩm thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm giá của con người lương thiện.
Ghi nhớ: SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docphan tich vo nhat.doc