Giáo án môn Ngữ văn 12 - Việt Bắc (Trích) Tố Hữu

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Việt Bắc (Trích) Tố Hữu

A. Mục tiêu bài học:

1.Về kiến thức

- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.

2.Về kĩ năng

- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại ; rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.

-Kĩ năng sống : + Tư duy sáng tạo (phân tích, đối chiếu, bình luận)

 +Tự nhận thức (tình cảm thuỷ chung CM, rút ra bài học cho cá nhân)

 +Giao tiếp: trình bày, trao đổi

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Việt Bắc (Trích) Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết :22, 25, 26 Tuần: 8,9
Vieät Baéc
(Trích) Tố Hữu
A. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức
- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
2.Về kĩ năng
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại ; rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
-Kĩ năng sống : + Tư duy sáng tạo (phân tích, đối chiếu, bình luận)
 +Tự nhận thức (tình cảm thuỷ chung CM, rút ra bài học cho cá nhân)
 +Giao tiếp: trình bày, trao đổi
3.Về tư tưởng, thái độ
-Bồi dưỡng lối sống tình nghĩa với con người và quê hương đất nước.
-Giáo dục lồng ghép: Cảm nhận được phong thái ung dung tự tại của Bác trong những ngày kháng chiến.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn KTKN, TKDH
C. Phương pháp tiến hành: đọc diễn cảm, phát vấn, trao đổi thảo luận,...
D. Tiến trình dạy học:
* Bài cũ: Bài mới: “Nơi ta ở chỉ là nơi đất ở...tâm hồn”. Điều đó được nhà thơ Tố Hữu thấm thía giãi bày trong trích đoạn “Việt Bắc” mà chúng ta tìm hiểu sau đây.
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
Nội dung cần đạt:
Hoạt động 1: I/ Tìm hiểu chung:
Y/C HS đọc TD trong SGK.
?. Trình bày những hiểu biết về tác giả?
?. Các chặng đường thơ của TH có đặc điểm gì?
? Nêu tên các tập thơ ứng với các chặng đường thơ của TH?
?. Tóm tắt ngắn gọn phong cách nghệ thuật thơ TH?
?. Nêu hoàn cảnh sáng tác?
?. Xác định vị trí đoạn trích?
?. Hãy quan sát và nêu nhận xét về hình thức trình bày VB bài thơ VB trong SGK. Theo cách trình bày như vậy nhận thấy bài thơ được tổ chức ntn?
?. TH đã vận dụng hình thức quen thuộc nào trong CD-DC?
?. Những nhân vật trong cuộc ĐTnày đã lựa chọn cách xưng hô ntn? 
?Hiệu quả nghệ thuật của lối kết cấu và cách xưng hô này?
HS đọc TD trong SGK.
Tóm tắt những nét chính về tác giả.
Đ2: Đường CM// Đường thơ.
5 chặng ứng với 7 tập thơ à
Về Nd: trữ tình – chính trị; về NT: đậm đà tính dân tộc
Trình bày hoàn cảnh sáng tác và vị trí đoạn trích.
Tổ chức theo lối đối đáp giữa người đi và kẻ ở trong giờ phút chia tay đầy lưu luyến sau nhiều năm từng gắn bó, sẻ chia.
(Lối đối đáp giao duyên trong CD-DC)
1. Tác giả : (1920-2002)
a. Vài nét tiểu sử:
- Tên thật Nguyễn Kim Thành, quê ở Huế, xuất thân trong gia đình nhà nho.
- Sớm giác ngộ và hăng say hoạt động CM.
- Sau CM T8 đảm trách nhiều chức vụ lớn trong lĩnh vực VH-NT và chính trị.
b. Đường CM, đường thơ:
- Thơ gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đượng CM, những chặng đường vận động trong tư tưởng và nghệ thuật.
- 5 chặng đượng và 7 tập thơ:
C 1.Từ ấy: (1937- 1946)
C 2. Việt Bắc: (1946- 1954)
C 3. Gió lộng: (1955- 1961)
C 4. Ra trận (1962- 1971)
 Máu và hoa ( 1972- 1977)
C 5.Một tiếng đờn (1992 )
 Ta với ta (1999 ): 
c. Phong cách nghệ thuật:
- Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại.
- Mang tính dân tộc đậm đà:
+ Thể thơ: lục bát truyền thống và thất ngôn trang trọng, tự nhiên.
+ Ngôn ngữ: 
* Vận dụng cách nói DG.
* Phát huy tính nhạc của TV.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời: 
Bài thơ được ra đời vào tháng 10 năm 1954 (nhân sự kiện nhũng người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô).
b. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.
c. Kết cấu và nghệ thuật sử dụng từ xưng hô trong bài thơ: 
- Kết cấu nghệ thuật: Tổ chức theo lối đối đáp giữa người đi và kẻ ở trong giờ phút chia tay đầy lưu luyến sau nhiều năm từng gắn bó, sẻ chia -> Lối đối đáp giao duyên trong CD-DC.
- Chọn cặp đại từ xưng hô Ta-mình (sử dụng trong CD-DC) linh hoạt, chuyển hóa đa nghĩa.
=> Chuyện nghĩa tình CM, ân tình k/c (Uống nước nhớ nguồn) đã hóa thành chuyện riêng tư đôi lứa -> Màu sắc trữ tình.
-> Đối đáp chỉ là hình thức lựa chọn để giãi tỏ tâm tình của nhà thơ (những người cán bộ về xuôi) -> Đối thoại cũng là độc thoại.
Hoạt động 2: II. Đọc –hiểu VB
Gọi HS đọc VB:
Thể hiện được nhạc điệu trữ tình tha thiết. Đoạn cuối âm hưởng hào hùng.
?. Hướng khai thác VB?
Đọc đoạn VB theo y/c.
Theo kết cấu nghệ thuật: 
- 2 k đầu: khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người
- Còn lại: Những Kniệm về VB hiện lên qua hoài niệm. 
Hoạt động 3: III/ Tổng kết
Vận dụng phương pháp nêu câu hỏi HD học sinh tổng kết bài học.
?. Đánh giá thành công về nghệ thuật của Vb?
?. Nêu ý nghĩa VB?
Trao đổi và trình bày nhận xét, đánh giá và nêu ý nghĩa VB.
1. Nghệ thuật: 
Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi,
2. Ý nghĩa VB:
	Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học:
- Tìm đọc toàn bộ bài thơ Việt Bắc.
- Chọn bình giảng một đoạn khoảng từ 8 đến 10 câu thơ (chẳng hạn đoạn từ câu 9 đến câu 16, từ câu 35 đến câu 42, từ câu 43 đến câu 52,).
- Phân tích giá trị biểu cảm của cách xưng hô mình – ta trong bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docViet Bac rat HAY HO.doc